Hôm nay,  

Nổ Lớn Tại VN: Hãng Nhật Hối Lộ Cán Bộ 235 Ngàn Đôla

25/05/202008:08:00(Xem: 3832)
blank

  

Nổ Lớn Tại VN: Hãng Nhật Hối Lộ Cán Bộ 235 Ngàn Đôla
 

HANOI (VB) --- Khoảng tiền 235 ngàn đôla Mỹ đã được một công ty Nhật Bản chi ra để hối lộ các quan chức Việt Nam, theo các thông tin từ nhiều báo Nhật Bản và Việt Nam. Nhiều viên chức cấp cao Nhật Bản và Việt Nam đang lên tiếng về hồ sơ công ty Nhật hối lộ các cán bộ VN. Nhà nước VN không bưng bít được vì chuyện này đã lên mặt báo Nhật Bản.
 
Bản tin VietnamPlus ghi nhận rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN đã yêu cầu thực hiện thanh tra Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân liên quan về những nghi vấn trong việc hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam.

Chiều 25/5, trước phản ánh về việc hối lộ liên quan đến Công ty Tenma Việt Nam của một số phương tiện thông tin báo chí và mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có ý kiến chỉ đạo về thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin này. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giao Thanh tra Bộ thành lập ngay đoàn thanh tra trong ngày 25/5/2020. Đoàn có nhiệm vụ thanh tra Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan về những nghi vấn trong việc hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính kết quả.

Bản tin Vietnam Plus cũng ghi rằng về phía Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẩn trương báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài chính nội dung thông tin báo chí nêu về những nghi vấn trong việc hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam, báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 26/5/2020.

Theo trang thông tin của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Công ty Tenma Việt Nam thành lập năm 2007, đặt tại Lô E1 thuộc Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Đây là thành viên của Tập đoàn Tenma Nhật Bản chuyên sản xuất, kinh doanh các linh kiện đúc nhựa, lắp ráp và khuôn đúc.

Trong khi đó, Báo Pháp Luật ghi nhận rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản vừa đã có báo cáo về thông tin Công ty TNHH Tenma Việt Nam (đóng ở Bắc Ninh) hối lộ tổng cộng 25 triệu yên (khoảng 235 ngàn đôla Mỹ) cho một số cán bộ, công chức ở Việt Nam được đăng tải trên báo Asahi (Nhật Bản) ngày 12-5-2020.

Cụ thể, Báo Asahi thông tin Công ty Tenma Nhật Bản (trụ sở ở Tokyo) đã tự khai báo với Tổng cục kiểm sát Tokyo về việc công ty con là Công ty Tenma Việt Nam (đóng tại Bắc Ninh) đã thực hiện hành vi hối lộ cản bộ/nhân viên ở Việt Nam tổng số tiền khoảng 25 triệu yên (quy đổi khoảng gần 5,4 tỉ đồng VN). Tức là khoảng 235 ngàn đôla Mỹ.

Theo bài báo Nhật trên, hành vi này đã vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản. Khoản tiền trên được Lãnh đạo Công ty Tenma cho phép chi trả, thực hiện qua 2 lần nhằm mục đích để cơ quan thuế miễn giảm khoản truy thu thuế đối với công ty con tại Việt Nam.

Liên quan đến thông tin này, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho hay Website của công ty đã đăng thông tin Tổng Giám đốc công ty, ông Fujino Kaneto (67 tuổi, nguyên quán Tokyo, Nhật Bản) sẽ từ chức ngay sau Đại hội cổ đông dự kiến tổ chức tháng 6-2020 để chịu trách nhiệm về sự việc này.

Báo Dân Trí hôm Thứ Hai 25/5/2020 cho biết mặc dù một số hãng thông tấn, báo chí của Nhật đưa tin Công ty Tenma (Quế Võ, Bắc Ninh) đã hối lộ 25 triệu yên cho một số công chức Việt Nam, nhưng cả Cục Thuế và Cục Hải quan Bắc Ninh đều phủ nhận.

Một số hãng thông tấn, báo của Nhật Bản như Asahi, Kyodo, Nikkei...đã đưa tin Công ty TNHH Tenma Việt Nam (công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) đã khai báo 2 lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.
Báo Nhật đã viết thế nào?

Cụ thể, theo bài viết đăng ngày 12/5 trên báo Asahi của Nhật, hãng sản xuất nhựa Tenma- có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản đã “đầu thú” với Tòa án Tokyo rằng một công ty con của hãng tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh, Việt Nam- công ty TNHH Tenma Việt Nam đã hối lộ cán bộ nhà nước của Việt Nam với ước tính tổng số tiền lên đến 25 triệu yên (tương đương khoảng 5,4 tỷ đồng). Các công tố viên quận Tokyo ban đầu đánh giá hành vi này của Tenma đã vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.
 

Theo cơ quan điều tra, khoản tiền trên được lãnh đạo Công ty Tenma trực tiếp thông qua khoản “phí điều chỉnh” cho các cán bộ của của một cơ quan địa phương của Việt Nam nhằm được miễn giảm khoản truy thu thuế đối với công ty con tại Việt Nam.
 

Báo Dân Trí ghi rằng theo báo Nhật, khoản “phí điều chỉnh” trị giá 25 triệu yên này được thực hiện qua 2 lần.

Cụ thể, lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, sau khi nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới 400 tỷ đồng, lãnh đạo của công ty con Tenma Việt Nam đã đưa ra với trụ sở về “sáng kiến” hối lộ cho các cán bộ địa phương Việt Nam nhằm được miễn khoản tiền trên. Được sự đồng ý của ông Kento Fujino, Chủ tịch tại trụ sở chính của công ty, Tenma Việt Nam đã trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên) cho cán bộ của Việt Nam để tránh khoản phụ phí. Kết quả, công ty này đã được miễn 400 tỷ đồng.


Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2019, sau một cuộc kiểm tra thuế và được cán bộ địa phương Việt Nam yêu cầu nộp thêm khoản thuế 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên) bao gồm thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ điều tra thuế yêu cầu phía công ty trả tiền mặt 3 tỷ đồng. Công ty này thực hiện theo và sau cùng được giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỷ đồng xuống còn khoảng 570 triệu đồng (2,62 triệu yên).

Theo nguồn tin, vào ngày 1/4 năm nay, chính các lãnh đạo công ty tại trụ sở Tokyo đã tự nguyện khai ra những sai phạm này cho Văn phòng Công tố viên quận Tokyo. Mặt khác, vào ngày 1 đầu tháng này, trên trang web đã có công bố rõ rằng Chủ tịch Fujino sẽ đảm nhận những trách nhiệm này và sẽ được cho “nghỉ hưu” chính thức tại cuộc họp cổ đông vào tháng 6.

Tenma là công ty Nhật Bản bắt đầu hoạt động từ năm 1949. Theo báo cáo chứng khoán hàng năm, doanh thu bán hàng trong năm 2018 của Tenma là 84,8 tỷ yên với 7557 nhân viên trên toàn cầu.

Thế là cán bộ địa phương chạy tội... theo báo Dân TRí ghi nhận lời Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí ngày 21/5 về nội dung phản ánh trên của báo Asahi Nhật, ông Phạm Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên, lãnh đạo Cục Hải quan này đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Phúc, trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan giải trình.

Ở thời điểm kiểm tra năm 2017, ông Phúc là Chi cục phó Chi cục kiểm tra sau thông quan của Hải quan Bắc Ninh, hiện ông này đang giữ chức vụ Phó phòng nghiệp vụ của Cục Hải quan Bắc Ninh.

Theo ông Thành, việc kiểm tra sau thông quan tại Công ty Tenma VN có nằm trong kế hoạch nhưng qua kiểm tra, đoàn kiểm tra cũng không phát hiện ra sai phạm bởi Công ty Tenma VN là doanh nghiệp chế xuất. Và theo Luật thuế Xuất nhập khẩu và quy định của ngành hải quan, doanh nghiệp chế xuất không thuộc đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu.

"Cho nên, với riêng cơ quan hải quan, nếu thông tin trên báo Nhật nói rằng, cán bộ hải quan trao đổi với doanh nghiệp để giảm thuế là không có cơ sở", ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, quá trình kiểm tra Tenma VN trước đây cũng "không có điều tiếng gì" và doanh nghiệp cũng đã thống nhất với kết luận của đoàn kiểm tra. "Nếu không thống nhất thì họ cũng đã có ý kiến rồi", ông Thành nói và cho biết thêm, vừa qua, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã làm việc và yêu cầu Cục Hải quan Bắc Ninh thông tin về sự việc này.

Bình luận về việc Chủ tịch hãng Tenma thậm chí đã từ chức để nhận trách nhiệm về sự việc như các báo Nhật Bản nêu, ông Thành nói rằng, "đó là chuyện nội bộ của họ, tôi không tiện bàn. Nhưng kinh nghiệm cá nhân của tôi là các đoàn đi kiểm tra doanh nghiệp Nhật thì gần như không có tiêu cực, nếu có tỷ lệ cũng rất thấp vì doanh nghiệp Nhật họ làm việc rất nguyên tắc".

Tương tự... Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh: Kế toán Công ty Tenma nói không biết có khoản chi đó!

Cũng trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 21/5, ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh cho biết, Cục này cũng mới làm việc với Công an tỉnh Bắc Ninh ngày 20/5.

"Chúng tôi cũng mới chỉ biết thông tin về việc này qua bài báo của báo Asahi, Hãng thông tấn Kyodo của phía Nhật Bản chứ chưa nhận được các thông tin chính thống. Thông thường nếu xảy ra việc như thế (thông tin hối lộ cán bộ), cơ quan chức năng của Nhật Bản họ sẽ gửi qua đường hiệp định, cung cấp chứng cớ để phối hợp làm rõ nhưng hiện nay là không có", ông Tòng cho biết.

Cũng theo ông Tòng, hiện nay Cục thuế Bắc Ninh cũng đã yêu cầu các thành viên trong đoàn kiểm tra thuế của Cục này có làm việc với Tenma giải trình, báo cáo thì nội dung đó, Cục thuế Bắc Ninh đã gửi báo cáo cho cơ quan chức năng.

Ông Tòng chỉ tiết lộ hiện nay Tổng giám đốc Tenma Việt Nam còn chưa sang Việt Nam do vừa rồi gián đoạn việc đi lại vì dịch Covid-19 nên cũng khó khăn trong việc cung cấp thông tin. Còn ông giám đốc tài chính của Công ty trong thời kỳ có các đoàn kiểm tra thuế, hải quan Việt Nam làm việc với Công ty này tuy biết tiếng Việt, lấy vợ Việt Nam nhưng đã không còn làm ở Tenma VN nữa.

"Kế toán công ty thì nói rằng không biết có khoản chi đó (khoản nghi là có hối lộ 25 triệu Yên-PV", ông Tòng nói.

Cũng theo ông Tòng, có đoàn kiểm tra của Cục thuế Bắc Ninh tại Tenma VN năm 2018 nhưng ở thời điểm đó cũng có đoàn kiểm toán KPMG tham gia quá trình tư vấn thuế cho Tenma VN và KPMG cũng chấp nhận hồ sơ thuế của Tenma VN.

Ông Tòng cũng cho biết, đoàn kiểm tra cũng có làm rõ 1 khoản phải truy thu công ty này và đã phạt 520 triệu đồng, tương đương 2,6 triệu Yên (Nhật) nhưng đây là khoản thu "hoàn toàn chính xác" và ở đây, Tenma VN không được hưởng cái gì.

Báo Dân Trí ghi thêm lời ông Tòng: "Tôi cũng nghĩ là có chuyện gì đó nhưng là chuyện nội bộ của mấy ông người Nhật với nhau chứ không liên quan gì đến phía Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp Nhật là họ không có chuyện đưa phong bì."


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù người ta đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để nghiên cứu và quay phim về cá mập trắng (great white shark), nhưng cho đến nay, chưa có ai được chứng kiến một ‘em bé’ cá mập trắng mới chào đời trong tự nhiên.
Nhiều người cắm trại hè phố từ đêm qua để sáng nay xếp hàng, chờ vào dự phiên tòa ở Tối Cao Pháp Viện. Cô Grace Kiple, sinh viên năm thứ nhất tại Trường Luật Georgetown, đã đến Tòa án Tối cao một ngày trước cuộc tranh luận lịch sử chỉ để đảm bảo cô sẽ có một chỗ ngồi trong phòng xử án. Điều đó có nghĩa là cô phải nghỉ qua đêm trên vỉa hè. Cô chuẩn bị sẵn túi ngủ và thảm tập yoga. “Tôi chưa bao giờ cắm trại trước đây,” Kiple nói, tay cầm một cốc cà phê lớn. “Vụ án này là một chuyện lớn đấy.”
Cựu luật sư Bạch Ốc thời chính phủ Trump dự đoán Tòa án Tối cao sẽ đồng thuận ra phán quyết chống lại Trump về quyền miễn truy tố hình sự. Ty Cobb, cố vấn đặc biệt của Bạch Ốc khi Trump tìm cách chống lại cuộc điều tra do Công tố đặc biệt Robert Mueller đứng đầu, đã phát biểu sau khi tòa kháng án ra phán quyết chống lại Trump hôm thứ Ba.
đa số người Mỹ tin rằng số phận của Trump nên được quyết định trước khi cử tri đi bầu cử vào tháng 11. Một cuộc thăm dò mới của CNN-SSRS cho thấy 48% người Mỹ nói rằng điều "cần thiết" là phải đạt được phán quyết trong vụ lật đổ cuộc bầu cử liên bang năm 2020 của Trump trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11/2024, trong khi 16% khác nói rằng họ "ưa thích" xem phán quyết hơn đạt trước đó.
Giải âm nhạc Grammys: Album "Midnights" của nhạc sĩ Taylor Swift đã thắng giải Album của năm (Album of the Year) tại Lễ trao giải âm nhạc Grammys của Học viện Recording Academy lần thứ 66 hôm thứ Hai, khiến cô trở thành nghệ sĩ đầu tiên có 4 lần nhận được vinh dự này. Các năm trước, cô đã đoạt giải Album hay nhất cho album Folklore hồi năm 2021, album 1989 hồi năm 2015 và albim Fearless hồi năm 2010. Và đêm hôm qua, Chủ Nhật 4/2/2024, cô Taylor Swift cũng thắng giải Album giọng pop xuất sắc nhất (Best Pop Vocal Album).
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Nikki Haley đã xuất hiện với tư cách khách mời trong chương trình hài kịch "Saturday Night Live" của NBC, chế nhạo Donald Trump về tuổi tác và năng lực tâm thần của ông.
Cựu Giám đốc Tài chính của Tổ chức Trump Organization, Allen Weisselberg, đang đàm phán nhận tội với văn phòng Biện Lý quận Manhattan để giải quyết cáo buộc khai man tiềm ẩn, theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này xác nhận với ABC News. Các nguồn tin cho biết, nếu các cuộc đàm phán thành công, Weisselberg sẽ nhận tội nói dối trên bục nhân chứng khi làm chứng hồi tháng 10/2023 tại phiên tòa xét xử gian lận dân sự mà bản thân ông, ông chủ cũ của ông là cựu Tổng thống Donald Trump - và những người khác là bị cáo.
-Joshua Schulte, cựu sĩ quan CIA, đã bị kết án 40 năm tù hôm thứ Năm vì vụ vi phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử cơ quan, cùng với các cáo buộc khác. Schulte bị buộc tội về các tội gián điệp, hack máy tính, coi thường tòa án, khai man với FBI và khiêu dâm trẻ em, theo Bộ Tư pháp (DOJ) cho biết trong một thông cáo.
Bất kể chúng ta đang đứng ở đâu trên Trái đất, dưới chân chúng ta đều có nước chảy len lỏi bên dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để tưới, tiêu dùng, giúp giữ cho các dòng sông, ao hồ và đầm lầy tồn tại qua thời kỳ hạn hán. Nước ngầm là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng có thể mất hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ để một số tầng nước ngầm phục hồi sau khi bị cạn kiệt. Những hiểu biết hiện nay về vấn đề này chủ yếu dựa vào việc ghi lại các đo lường mực nước trong các giếng ở những địa điểm khác nhau.
Năm nhuận là những năm theo lịch sẽ có 366 ngày thay vì 365 ngày như bình thường. Chúng xảy ra mỗi bốn năm một lần theo lịch Gregorian – loại lịch đang được phần lớn thế giới sử dụng. Ngày thêm vào, được gọi là ngày nhuận, là ngày 29 tháng 2, không tồn tại trong những năm không nhuận. Các năm chia hết cho 4, chẳng hạn như 2020 và 2024, đều là năm nhuận ngoại trừ những năm chia hết cho 100, chẳng hạn như 1900. (Bên dưới sẽ giải thích lý do tại sao)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.