Hôm nay,  

Bàn tay trong mùa COVID-19

06/03/202000:21:00(Xem: 4278)
blank

Bàn tay trong mùa COVID-19

 

Cường C. Nguyễn, M.D, AGAF, FACG, FASGE

Tuấn Nguyễn, D.V.M., D.T.M.

 

Vào thời điểm này, những ai lưu tâm đến sức khỏe và COVID-19 chắc cũng đã nghe đến việc phải rửa tay thuờng xuyên và tránh không đưa tay lên mặt ngõ hầu vi trùng không len lỏi vào mắt, mũi, miệng để gây bệnh.

Chúng ta cũng đã biết là trong một tiếng đồng hồ, một người bình thường có thể sờ lên mặt vài chục lần. Sau đây là vài mẹo vặt để giảm thiểu việc đưa tay lên mặt.

 

1- Để sẵn một hộp Kleenex gần chỗ ngồi

Nếu bạn thấy ngứa mũi hay ngứa mắt, không nên dụi mắt hay mũi bằng tay không mà nên dùng một tờ Kleenex. Có hộp Kleenex ở gần cũng tiện dụng khi phải hắt xì. Nếu không có sẵn Kleenex , ít nhất chúng ta cũng nên dùng tay áo để chặn lại nước miếng hay nước mũi vì mỗi lần hắt xì, những giọt nước này bay vào không khí với tốc độ 100 miles một giờ và có thể chứa cả trăm ngàn con vi trùng trong đó.

 

2- Tìm hiểu tại sao hay sờ vào mặt

Có người khi suy nghĩ thường vuốt tay lên trán, hoặc khi lúng túng thì dụi tay vào cằm. Khi biết được động cơ nào làm mình sờ vào mặt, mình nên tự nhắc bằng nhiều cách, thí dụ như viết một tờ giấy dán trên bàn làm việc hay trên dashboard của xe hơi để nhớ. Chắc không thể thay đổi ngay lập tức thói quen sờ mặt nhưng lâu dần cũng hy vọng sẽ có đổi thay.

 

3- Không để bàn tay rảnh rỗi

Nếu lúc nào bạn cũng cầm trong tay một chìa khóa hay một đồ vật nho nhỏ nào thì bàn tay không rảnh rỗi để làm phiền cho khuôn mặt.

 

4- Đeo kính thay vì contact lenses

Nếu bạn bị cận thị thì bây giờ là lúc không nên dùng contact lenses mà nên dùng kính đeo mắt vì: kính sẽ là một rào chắn bàn tay bạn chạm vào mắt và chặn những bọt nước từ người kế cận khi họ ho hoặc hắt hơi. Hơn nữa, khi bạn đeo contact lenses, có chắc tay bạn hoàn toàn sạch không?

 

4- Đeo mặt nạ khẩu trang

Mặt nạ khẩu trang sẽ ngăn cản bàn tay của bạn đụng vào mặt.

Tuy nhiên, nếu các bạn đang khỏe mạnh, chúng tôi khuyên các bạn đừng dùng biện pháp này vì nhiều lý do. Trước nhất là chúng ta không có đủ mặt nạ cho nhân viên y tế. Họ là những người cần mặt nạ khẩu trang nhất để họ không bị nhiễm COVID-19. Họ có khỏe mạnh để làm việc thì mới có người chăm sóc bệnh nhân. Sau nữa, đeo mặt nạ đúng cách làm ta rất khó chịu nếu không quen đeo. Giới y tế thay mặt nạ khẩu trang sau mỗi lần gặp một bệnh nhân. Đấy mới là cách dùng mặt nạ khẩu trang đúng theo sách vở. Với giá của mặt nạ khẩu trang hiện thời, ngân khoản cho việc này không đáng so với với lợi ích ít ỏi cho người không có bệnh.

Phỏng theo bài của Jenny Gross trong The New York Times, ngày 5/3/2020


 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo hoàng Francis đã được đưa vào Bệnh viện Đại học Gemelli ở Rome để phẫu thuật bụng, theo Tòa thánh hôm thứ Tư. Ngài sẽ trải qua một cuộc "phẫu thuật nội soi và thành bụng dưới gây mê toàn thân" vào cuối ngày. Bản tin nói thêm rằng giáo hoàng dự kiến sẽ ở lại bệnh viện trong vài ngày "để cho phép quá trình hậu phẫu diễn ra bình thường và phục hồi chức năng hoàn toàn."
Quân đoàn Tình nguyện Ba Lan (PVC) đã thông báo về sự tham gia của họ trong các cuộc đột kích vào Belgorod Oblast của Nga do Quân đoàn Tình nguyện Người Nga (RDK) và Quân đoàn Tự do Người Nga (LSR) tiến hành trong một video được đăng trên Telegram vào ngày 4 tháng 6.
Tướng Tô Ân Xô: Người cụt cả hai tay vẫn được cấp bằng lái xe. Theo Báo Tiền Phong. "Có bệnh nhân nam mà có chứng nhận viêm các bộ phận của nữ giới; hay có người cụt cả hai tay vẫn được cấp bằng lái xe, vì có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ. Hay muốn chạy tội thì lấy giấy chứng nhận có vấn đề về tâm thần từ đó xảy ra tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật”, Trung tướng Tô Ân Xô thông tin.
Lễ Phật Đản là lễ lớn của Phật giáo. Là con của Phật, tới ngày Phật Đản dù bận thế nào Phật tử cũng tìm về chùa lạy Phật, bái sư. Ngày xưa đi du học không có chùa Việt Nam thì đi chùa của người Hoa, người Nhật, sau này có người tị nạn thì có chùa Việt Nam khắp nơi trên thế giới, từ chùa nhỏ đến chùa lớn, từ thành phố đến thôn quê nơi nào cũng có chùa...
Chiến dịch của Trump đã trả hơn 1 triệu đô la cho hãng Simpatico Software Systems và Berkeley Research Group để 2 hãng này tìm ra "gian lận" nhưng không công bố kết quả, sau khi không tìm thấy bằng chứng gian lận phổ biến
Có thể nói, đây là một trò chơi trí tuệ; một bí quyết để phòng thân; một vũ khí chống trả quyền lực xã hội; hoặc một nghệ thuật sống trong giao tiếp? Dù là điều gì? Chắc chắn khá quan trọng vì rất nhiều giáo sư, bác sĩ, nghiên cứu gia viết nhiều cuốn sách về đề tài “kiểm soát hoặc điều khiển trí tuệ.” Khi mới đọc qua, mới nghe ai nói, lòng sẽ trồi lên mối nghi ngờ: thật không? Thời đại này làm gì có chuyện tà thuật, phép ma, chiếm ngự tâm trí người khác. Cái thứ bàng môn tả đạo này đã bị vạch mặt từ lâu rồi. Không phải tà thuật, nhưng có thể là tà đạo, nhưng chắc chắn là một cách thế sống trong xã hội ngày nay.
Cuộc diệt chủng dưới triều đại khủng bố của Khmer Đỏ năm 1975–1979 khiến lịch sử hiện đại của Campuchia đã trở nên đẫm máu. Ước tính khoảng 1,7 triệu cư dân đã bị hành quyết, chết vì bị tra tấn, lao động cưỡng bức hoặc chết do suy dinh dưỡng và thiếu chăm sóc y tế.
Từ (những) nguồn gốc khiêm tốn ban đầu, sự sống đã lan rộng ra toàn bộ hành tinh với những hình thức đẹp vô vàn. Nguồn gốc của sự sống là sự kiện sinh học lâu đời nhất, xa xưa đến mức chẳng có bằng chứng rõ ràng nào còn sót lại ngoài sự tồn tại của chính nó. Điều này mở ra nhiều câu hỏi, và một trong những câu hỏi thú vị nhất là: đã bao lần sự sống khởi nguồn một cách kỳ diệu từ các yếu tố vô sinh?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.