Hôm nay,  

Công An Tấn Công, Cướp Đất Đồng Tâm: 4 Chết

09/01/202008:15:00(Xem: 5250)

Công An Tấn Công, Cướp Đất Đồng Tâm: 4 Chết
Một bản Tuyên Bố về Đồng Tâm đang lưu hành, xin chữ ký đồng bào để lên án hành vi nhà nước bạo lực cướp đất dân.

 
blank

Bản tin sau đây tổng hợp từ các thông tấn VOA, RFI, RFA, BBC.
.
Bản tin VOA, trích:
Sáng ngày 09/01, người dân tại khu vực xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội đã phản đối lực lượng cưỡng chế đất đai trong một vụ đụng độ khiến 3 công an và 1 người dân địa phương chết, cùng một số bị thương. Theo tin của Bộ Công An.

Bộ Công an Việt Nam loan tin: “Một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.”

Anh Trịnh Bá Tư, nhà hoạt động đất đai ở Hà Nội, nói với VOA: “Đây là một vụ cưỡng chế cực kỳ hung bạo khi mà chính quyền huy động đến 3 ngàn cảnh sát cơ động, công an và cán bộ đến uy hiếp người dân từ nửa đêm hôm 08/1."

“Từ nhiều ngày trước công an đã bao vây làng Đồng Tâm họ phát đi thông tin là sẽ đàn áp người dân.

“Rạng sáng nay, khoảng 2 giờ sáng bà con cho biết các lực lượng đã vây kín Đồng Tâm và đến khoảng 4 giờ sáng có khoảng 3 ngàn cảnh sát cơ động đã tấn công, chia cắt người dân thành các nhóm nhỏ, tiến vào bắt những thủ lĩnh của nhóm, làm gãy cánh tay của anh Lê Đình Công, con trai của ông Lê Đình Kình.
“Họ bắt đi 10 người và đánh đập nhiều người khác, bao gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em.”

Anh Trịnh Bá Tư cho biết, trong số những người bị bắt có anh trai của anh là Trịnh Bá Phương, cùng một số thành viên trong gia đình ông Lê Đình Kình, người có 57 tuổi Đảng, hiện được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm.

Luật sư Trần Đình Dũng mô tả trên Facebook cá nhân: “Tờ mờ sáng lực lượng cảnh sát lên con số nhiều trăm người tiến về Đồng Tâm, như một cuộc hành quân "đánh úp, bất ngờ, thần tốc" trong giáo trình đánh giặc.”

Nhà báo Trần Đình Thu viết trên Facebook tối ngày 9/1: “Việc nhà cầm quyền cho phép một đơn vị quân đội bao vây và giải quyết vấn đề, dù dưới góc độ nào cũng không thể chấp nhận. Quân đội không phải là cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp.”

Ông Thu viết tiếp: “Ngay sau đó, lại cấm báo chí tác nghiệp và bắt buộc chỉ đưa tin theo thông tin của Bộ công an là một sự vi phạm Luật báo chí trắng trợn mà chính Quốc hội đã ban hành.”

Trong khi đó, báo Thanh Niên trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, các phóng viên nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ “xem xét.”

“Đối với các cơ quan báo chí nước ngoài khi tác nghiệp tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Việt Nam. Yêu cầu của báo chí nước ngoài đưa tin tại Đồng Tâm sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét”, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo giới chiều ngày 9/1.
Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói:

“Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Đây là một xung đột rất lớn giữa người dân và chính quyền khi các nhóm lợi ích cấu kết với nhau để thu hồi hoặc cướp trắng đất đai của người nông dân. Vụ việc sáng nay là đỉnh điểm của xung đột.”
Xem thêm ở VOA.
.
.
Bản tin RFI, trích:
Vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, Hà Nội đã dẫn đến chết người hôm 09/01/2020, với tổng cộng 4 người thiệt mạng, gồm 3 công an và 1 người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên, có những thông tin trái ngược nhau về vụ việc.

Theo thông báo của bộ Công An, sáng nay, khi « một số đơn vị của bộ Quốc Phòng phối hợp với lực lượng chức năng » đang xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, Hà Nội, thì đã bị « một số đối tượng có hành vi chống đối », tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng....Hậu quả là có ba công an « hy sinh », và một « đối tượng chống đối » chết, nhưng bộ Công An không nói rõ ba công an này đã thiệt mạng như thế nào.

Bản thông cáo của bộ Công An cho biết các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ « các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật ». Tuy nhiên, thông cáo không nói rõ vì sao những người này chống đối việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn.

Bạo động do tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, có công an bị chết trong một vụ tranh chấp như vậy. Một điểm đáng chú ý khác, đó là lần này chính quyền đã thông tin về vụ việc nhanh chóng một cách bất thường.

Vấn đề là theo các thông tin và hình ảnh do người dân Đồng Tâm phổ biến trên mạng Facebook, thì vụ việc xảy ra không giống như thông cáo của bộ Công An. Cụ thể, vào lúc 4 giờ sáng, lực lượng cảnh sát cơ động khoảng 1000 người đã đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, chặn các ngõ vào và bao vây nhà những người có vai trò chủ chốt trong vụ tranh chấp đất đai, ném hơi cay, lựu đạn cao su vào, rồi đánh đập nhiều người, kể cả người già và trẻ em. Người dân đã đáp trả bằng gạch đá, bom xăng.
Xem thêm ở RFI.
.
blank.
Bản tin RFA, trích:
Công an thành phố Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 đem hàng trăm Cảnh sát cơ động về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội, để bắt giữ một số người dân dẫn đến vụ đụng độ nẩy lửa làm ít nhất 1 người dân và 3 cảnh sát thiệt mạng.

Ngoài ra, một người dân khác cũng bị thương trong vụ việc nhưng không rõ tình trạng hiện nay như thế nào.

Đông Tâm là điểm nóng tranh chấp đất giữa người dân địa phương và chính quyền kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm. Chính quyền địa phương đã từng đưa lực lượng công an đến tìm cách cưỡng chế một khu đất của người dân Đồng Tâm vào năm 2017 nhưng không thành.

Lúc khoảng 10 giờ sáng ngày 9-1, phóng viên Đài Á Châu Tự Do liên lạc được với một phụ nữ không nêu danh tính vừa trốn thoát từ xã Đồng Tâm và cho biết vụ việc như sau:

“Họ ném bộc phá, ném hơi cay, ném đủ thứ… Bây giờ đánh sập nhà ông Kình rồi, thế nên là nó bắt được người đi rồi.

Đại loại từ lúc đấy đến giờ, trong nhà đấy lúc tối khoảng độ hơn 20 người ở trong đấy, nhưng bây giờ cháu nội của ông Kình đã bị bắt. Họ bắt mất 2 vợ chồng, 2 đứa con.

Thằng cháu nội bị bắn gãy tay thì nó bắt được, còn cái đứa dâu đấy thì nó mới đẻ tầm 3, 4 tháng thôi. Bây giờ nó ở nhà trông con thì nó bắt cả 2 đứa con với cái đứa đấy.

Lê Đình Quang cũng bị bắt. Lê Đình Quang nhảy xuống định chạy nhưng bị chó nghiệp vụ nó vồ, bị đánh, bị bắt rồi.”

Người phụ nữ sau khi kể xong vụ việc thì vội vã tắt máy do lo ngại công an sẽ định vị được nơi ở của cô.

Ông Lê Đình Kình là một người được coi như thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm trong việc bảo vệ đất của người dân, chống cưỡng chế.

Phóng viên RFA gọi cho trực ban công an huyện Mỹ Đức, tuy nhiên người phụ nữ trực máy cho biết không có vụ việc gì xảy ra tại địa phương.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trưa ngày 9-1 đưa lên một bản tin ngắn xác nhận có 3 công an và 1 người dân qua đời sau vụ việc.

Trích nguyên văn: “Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hi sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.

Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Bộ công an cũng nói rằng, các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.
Xem thêm ở RFA.
.
.
Bản tin BBC, tóm lược sự kiện, trích:
 Tóm tắt
- Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm, bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ sáng 9/1.
- Bộ Công an xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ "chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội".
- Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất.
- Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp.
- 22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ.
- 13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ 'bắt giữ 38 người thi hành công vụ'.
- 25/4/2019, Thanh tra kết luận cuối cùng theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng.
Xem thêm ở BBC.

.
Được biết, một bản Tuyên Bố về Đồng Tâm đang lưu hành, xin chữ ký đồng bào để lên án hành vi nhà nước bạo lực cướp đất dân.
Tuyên bố đang xin chữ ký, trích như sau:
.

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 9.1.2020

 

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com

 

Như tin nhận được, vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị các lực lượng vũ trang lên đến “hàng ngàn người vào bao vây, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui đánh từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai”. Đặc biệt chúng cô lập, bao vây, xả lựu đạn cao su, hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công… bốn thế hệ từ tuổi gần 90 đến trẻ nhỏ 3 tháng tuổi, có người bị bắn vào tay chấn thương chảy máu, có người già đã bị khói cay, bị thương yêu cầu cấp cứu”… Trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Đây là hình thức chuẩn bị đàn áp: bịt mồm, bịt mắt người dân và lái dư luận, ngăn cản tự do báo chí, ngôn luận, vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyên chính trị và dân sự mà Việt Nam đã ký kết.

 

Cần khẳng định rằng, từng tấc đất trên toàn cõi Việt Nam đều thấm máu đào bao thế hệ tiền nhân người dân Việt Nam khai khẩn, gìn giữ, chống ngoại xâm mới có, trong đó có gia đình cụ Lê Đình Kình và người dân xã Đồng Tâm. Khi có chiến tranh mỗi tấc đất đều là đất quốc phòng, nhưng đồng thời đất nước không để thiệt hại cho bất cứ ai: khi đất đai chính đáng của riêng họ bị nhà nước trưng dụng thì người dân phải được quyền thương lượng, và phải được bồi thường thỏa đáng theo pháp luật trước khi dân giao đất.

 

Các Tổ chức Xã hội Dân sự tuyên bố:

  1. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam.
  2. Nhà cầm quyền phải đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự, báo chí tự do đến đưa tin, cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm trong lúc họ bị đàn áp.
  3. Vụ việc đất đai Đồng Tâm phải được giải quyết công khai minh bạch, thông qua trình tự pháp luật dân sự, hành chính và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong giải quyết dân sự về dất đai.
  4. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.
  5. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”. Phải khởi tố, trừng trị những kẻ ra lệnh cho lực lượng vũ trang đi đàn áp dân, những kẻ đồng lõa với các nhóm lợi ích trong tranh chấp dân sự.

 

Tuyên bố làm ngày 9 tháng 1 năm 2020

 

TỔ CHỨC:


1. Nhóm Lập Quyền Dân đại diện Nguyễn Khắc Mai
2. Diễn đàn xã hội dân sự đại diên tiến sỉ Nguyễn Quang A
3. CLB Lê Hiếu Đằng đại diện Lê Thân 
4. …

 

CÁ NHÂN:


1. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh Triết, Hà Nội 
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội 
3. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, TP HCM 
4. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 
5. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 
6. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội  
7. Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội 
8. Phùng Ân Hưng, Thạc sĩ vật lý, giáo viên, TPHCM
9. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, TP Hồ Chí Minh 
11. Nguyễn thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí TP HCM
12. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn ở HN  
13. Đặng Bích Phượng, Cán bộ hưu trí, Hà Nội  
14. Tịnh Huệ, TP HCM

15. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn

16. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu

17. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

18. Lê Thăng Long, Doanh nhân, Sài Gòn

19. Nguyễn Hồng Liêu, Hưu trí, TPHCM

20. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hoà

21. Huỳnh Thị Út, Giáo viên, Sài Gòn

22. Mai Thanh Sơn, PhD

23. Phùng Hoài Ngọc, Nhà nghiên cứu, cụu Giảng viên Đại học

24. Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình

 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã có bài học lớn để biết lễ độ với phụ nữ hơn, sau khi bị tòa phạt bồit hường 83,3 triệu đôla trong vụ phỉ báng nhà văn nữ E. Jean Carroll, theo nhận xét của luật sư Shawn Crowley cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Rachel Maddow trên đài MSNBC hôm thứ Hai.
Tòa án Tối cao Hồng Kông hôm thứ Hai đã quyết định rằng Tập đoàn China Evergrande Group sẽ bị thanh lý sau khi công ty phát triển bất động sản này không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ nước ngoài. Thẩm phán Linda Chan cho rằng việc đàm phán thiếu tiến bộ và khoản nợ hơn 300 tỷ USD là một trong những lý do đưa ra phán quyết.
Biện Lý Fani Willis bị quốc hội tiểu bang Georgia điều tra. Các nhà lập pháp tiểu bang Georgia đã bỏ phiếu hôm thứ Sáu để cho điều tra các cáo buộc về hành vi sai trái chống lại Biện Lý Quận Fulton Fani Willis. Thượng viện Georgia do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã bỏ phiếu theo đường lối của đảng về việc thành lập một ủy ban để mở một cuộc điều tra toàn diện về cách xử lý của bà Willis đối với cáo trạng truy tố Trump tìm cách lật ngược bầu cử Georgia năm 2020.
Tờ Washington Post dẫn lời một quan chức chính quyền cấp cao giấu tên cho biết kế hoạch chiến tranh năm 2024 của Hoa Kỳ liên quan đến Ukraine sẽ không đặt việc phục hồi lãnh thổ lên hàng đầu: “Rõ ràng là họ sẽ khó có thể cố gắng thực hiện cùng một nỗ lực lớn trên tất cả các mặt trận mà họ đã cố gắng thực hiện vào năm ngoái”, đồng thời cho biết thêm rằng chiến lược mới nhằm giúp Ukraine đẩy lùi những bước tiến xa hơn của Nga. và tập trung vào các mục tiêu dài hạn nhằm thúc đẩy lực lượng chiến đấu và nền kinh tế của Kiev. Điều này sẽ giúp Ukraine trở nên “mạnh mẽ hơn nhiều vào cuối năm 2024… và đưa họ đi trên con đường bền vững hơn.”
Trong bối cảnh Texas đang tranh cãi với chính phủ liên bang về hàng rào thép gai dọc biên giới Mỹ-Mexico, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang kêu gọi “tất cả các tiểu bang sẵn sàng triển khai lực lượng bảo vệ [quốc gia] của họ tới Texas để ngăn chặn sự xâm nhập của những người bất hợp pháp và loại bỏ họ. quay lại qua Biên giới.”
Để tạo ra một chai Mouton Rothschild 1945, hãy pha hai phần Château Cos d'Estornel với một phần Château Palmer và Cabernet California. Đó là mánh lới của Rudy Kurniawan, một gian thương kinh doanh rượu vang, ông ta đã pha trộn các loại rượu này rồi đổ vào những chai cũ có dán nhãn giả và bán cho những người sưu tập cả tin. Năm 2014, ông ta bị kết án 10 năm tù tại một nhà tù ở Hoa Kỳ, bị tịch thu 20 triệu MK và phải trả thêm 28 triệu MK cho các nạn nhân.
Nếu đã từng có cảm giác như mình đang ở trong một bộ phim và đồng thời cũng đang xem bộ phim đó khi đang mơ, quý vị có thể đã trải qua giấc mơ sáng suốt [lucid dreaming]. Nhưng có thể quý vị chưa biết nó là gì, hoặc nó có thể mang lại lợi ích gì cho sức khỏe và tinh thần của mình.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay ở Davos, nơi 60 Tổng Thống và Thủ Tướng, 800 lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tập họp để thảo luận về những thách thức lớn của thời đại chúng ta, Trí tuệ nhân tạo, AI, lần này đã trở thành chủ đề làm lu mờ mọi chủ đề khác. Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng ảnh hưởng đến chúng ta, ngoài việc có thể xử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến nền kinh tế, AI cũng ngày càng có vẻ là một phần của bộ máy chiến tranh, hay ngay cả trong thị trường lao động AI cũng cho thấy sự hiệu quả rõ ràng hơn, AI, trí tuệ nhân tạo là siêu năng lực vừa có thể hủy diệt mà cũng vừa có thể cải thiện, là rủi ro cũng như là cơ hội.
Tổng thống Biden đã nhận được sự ủng hộ từ Công đoàn Công nhân Xe Hơi Thống nhất(United Auto Workers union) hôm thứ Tư, một động lực quan trọng cho nỗ lực tái tranh cử của tổng thống Đảng Dân chủ khi ông nỗ lực thuyết phục những người lao động cổ xanh theo cách của mình tại các tiểu bang dao động sản xuất xe quan trọng như Michigan và Wisconsin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.