Hôm nay,  

Bé Viết Văn Việt/ Bài Dự Thi Số 986: Tết Nguyên Đán

25/02/201811:33:00(Xem: 3663)

Vivian Nguyễn

Vivian Nguyễn.

 

Đã hơn một tuần qua, em vẫn còn như chìm đắm trong không khí của pháo nổ, của những phong bao đỏ mừn (mừng) tuổi, của hương vị Tết từ những món ăn đặc biệt: bánh tét, bánh chưng, dưa chua, giò, chả và bánh mứt.

Năm nay, mẹ may cho em áo dài màu đỏ có vẽ hoa cúc vàng vì bộ áo quần năm vừa rồi em mặc đã chậc (chật). Mà em thích bộ quần áo cũ hơn, vì nó là áo tứ thân, có khăn đội đầu, nhưng mẹ nói, năm nay lớn hơn rồi, mặc áo dài cho có vẻ con gái.

Ngày mùn (mùng) một, chắc cũng như các bạn, thì mừn (mừng) tuổi người lớn, ăn uống rồi đi chùa. Đi đến đâu cũng được tiền mừn (mừng) tuổi vui lắm. Hết ngày mùn (mùng) một, qua ngày mùn (mùng) hai thì em với cả gia đình đi hội chợ. Năm nay em đi đến hai hội chợ, một hội chợ của các anh chị Sinh Viên mà em rất thích vì có nhiều cuộc thi, nhiều trò chơi hợp với tuổi của chúng em. Em phải lâu lắm mới vào cửa vì dòng người chờ đợi đông và dài quá dù lúc đó mới có 10 giờ  sáng. Mặc dù rất khó nhọc khi đậu xe và phải mua chỗ bằng tiền, nhưng gia đình em rất thích tham dự hết các ngày ở đây vì hội chợ tổ chức rất trẻ trun (trung) và vui lắm. Có cuộc thi hoa hậu liên trường, các cuộc thi đố vui về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt trình diễn văn nghệ cho các thiếu nhi, ngoài ra còn nhiều trò chơi rất thích hợp với tuổi nhỏ và các gian hàng bán thức ăn rất ngon.

Gia đình em cũng vào hội chợ Mile Square Park. Ở đây cũng có nhiều cuộc thi, nhiều trò chơi và đầy không khí Tết. Tóm lại, hội chợ nào cũng vui, cứ vào hội chợ là thấy vui rồi!

Nhưng Tết qua nhanh quá. Bây giờ thì em phải lo học, mấy ngày Têá ham vui quên hết bài vở rùi (rồi)!

Vivian Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào phần 3 của bệnh rối loạn tăng động ở trẻ
“Chà, cha ơi, con cũng định học lấy một cái gì đó. Con không biết rùng mình. Nếu được, xin cha cho con học nghề ấy”.
Sáng hôm nay, Chủ Nhật ngày 13 tháng 5, trời đẹp quá mẹ ơi! Mây về nhiều lắm, như che bớt nắng cho ngày êm dịu hơn. Chim chóc cũng bay về, đón mùa Xuân nhưng mà mừng mẹ. Hoa nở nhiều lắm, như môi chúng con đang chờ gửi nụ hôn trên má mẹ.
Buổi học tiếng Việt trước một tuần ngày Lễ Mẹ, cô giáo đã bỏ cả nửa buổi học để chỉ dẫn cho chúng em làm quà tặng Mẹ nhân ngày lễ “Mother’s Day”.
Các em thân mến, Tuần này, chị Tường Chinh sẽ tiếp tục bài viết về “Rối loạn tăng động/ giảm sự chú ý” của một số thiếu nhi, là điều quan tâm tới phụ huynh học sinh, vì sự hạn chế sinh hoạt và học tập của con em mình. Tường Chinh đi vào phần 2:
Ngày xưa, có một người cha nuôi hai đứa con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhât mọi việc, lúc nào cũng làm cha hài lòng. Ngược lại, người em thì ngu dốt, không hiểu biết gì cả, học thì không vào một chữ. Ai thấy cũng phải kêu lên: “Thằng ấy chính là gánh nặng của cha nó.”
Chị Bảo Ngọc mến ơi! Em là Ý Nhi, em vẫn đọc Trang Thiếu Nhi hàng tuần và rất thích lá thư thiếu nhi của chị phụ trách. Hồi đó em còn nhỏ, trông hình chị cũng nhỏ xíu, nhưng bây giờ em mười ba tuổi thì chị lớn quá rồi, chắc cũng sắp xong dại học phải không chị?
Con năm nay 10 tuổi, con học lớp 5 trường Mỹ và lớp 4 trường Việt Ngữ. Ở trường học (trường Mỹ và trường Việt) con đều có điểm tốt. Con học hành chăm chỉ và có hạnh kiểm tốt. Con được chọn một lần đi đến Hyatt Regency để lãnh thưởng.
Chị Tường Chinh sẽ trình bày với các em về tài liệu về chứng “Rối loạn tăng động” ở lứa tuổi thiếu niên, theo tài liệu của bác sĩ Kiki D. Chang, Trưởng Chuyên Khoa Rối Loạn Khí Sắc Trẻ Em, Phó giáo sư khoa Nhi, Khu Tâm Thần Nhi, Đại Học Y Khoa Stranford. Bác sĩ Chang là Hội Hàn Lâm Tâm Thần Học, Viện Tâm Thần Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên Hoa Kỳ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.