Hôm nay,  

Bé Viết Văn Việt/ Bài Dự Thi Số 906: Cha Của Con

19/06/201600:00:00(Xem: 4678)
blank
Trích bài viết Cha Của Con của Annie Danh.

Các bạn thân mến,

Vẫn còn trong tháng ngày Lễ của Cha, tuần này, bài viết của Annie Danh của Trung Tâm Hồng Bàng viết về người cha của mình với lời lẽ chân chất, dễ thương, em nói rằng, cha đã làm hết lòng vì em, đã có lúc làm cho em vui nhưng cha vẫn có lúc làm cho em buồn đến rơi nước mắt. Có lúc muốn la lên khi cha giận hoặc buồn vì em. Nhưng ba vẫn là người cha tốt nhất và rất mừng được có ba.

Cha Của Con

Từ ngày con được sinh ra, cha là người con thấy trước mặt của con. Kể từ đó cha là người con gặp mổi (mỗi) ngày cho dù buổi sáng, chiều hay tối.

Cha là người đã đưa con đi học mổi (mỗi) ngày. Cha lúc nào cũng kéo con lên khi con té. Khi con đói, cha lại còn đưa chén cơm của cha để cho con ăn. Còn lúc khát nước cha chạy để lấy và đem nước để con uống. Cha là người giúp con khi có bài làm khó. Cha cũng là người che trời nắng và mưa cho con. Cho dù như thế, cha cũng có điều làm con không vui. Cha là người đã la con khi con không làm vì (gì) hết. Cha đã làm con khóc nước mắt buồn bã trong lòng của con. Con đã muốn la lên khi cha giận hoặc buồn về con.

Cho dù cha làm con khóc bao nhiêu và vui bao nhiêu, con rất mừng khi có một người cha tốt trong cuộc đời của con.

Annie Danh

Lớp 6

Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con Thiềm Thừ, trong truyện cổ tích “Tết Trung Thu” của nghệ sĩ Trịnh Bách.
Tuy thứ Hai mới là ngày rằm Trung Thu, nhưng hôm nay, chị Hằng Nga cũng đã rực rỡ hiện ra với tất cả thiếu nhi chúng ta rồi! Tất cả thiếu nhi đều thích chị Hằng Nga, vậy chị Hằng Nga là ai vậy?
Cứ khi Trung Thu về là em nhớ bà ngoại nhiều nhứt (nhất). Bây giờ thì bà ngoại ở xa lắm, nhưn (nhưng) em nhớ có một năm nhà em đón bà ngoại cũn (cũng) vào Tết Trung Thu.
Hôm nay là ngày các em và gia đình cùng nhau đón trăng mừng Tết Trung Thu, là Tết của Nhi Đồng. Theo truyền thuyết, trăng rằm tháng tám thường to và sáng lắm, còn chiếu lung linh hình chị Hằng Nga, chú Thỏ Ngọc, cậu Út của gia đình Thỏ tình nguyện đến cung trăng ở với Hằng Nga. Còn có chú Cuội, cứ ôm cây đa mà nhớ nhân gian. Cô muốn cho các em biết về truyền thuyết chú Cuội:
Tóm tắt: Ngày xưa có một ông vua cho trồng một vườn thượng uyển rất đẹp, trong vườn có một cây táo kết quả vàng. Nhưng cứ sau một đêm cây táo mất đi một quả. Vua sai người con cả thức canh, người con cả buồn ngủ quá, nên hôm sau vẫn mất đi một quả táo. Đến người con thứ, sau 12 giờ lại lăn ra ngủ nên lại một quả táo mất đi. Đến người con Út, ráng thức canh thì thấy một con chim vàng tới tha quả táo nên bắn một pháï tên. Tên không trúng chim mà chỉ làm rớt một cọng lông vàng.
Năm nào em cũn (cũng) hỏi mẹ goài (hoài): “Mẹ ơi, khi nào trung thu vậy?” Mẹ nói còn lâu lắm. Rồi em hỏi nữa. Mẹ nói khi nào con thấy các cửa tiệm bánh treo bán đèn trung thu thì sắp tới Tết Trung Thu”.
Một màn vũ của Thiếu Nhi Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong “Đêm Hội Trăng Rằm”
Tóm tắt: Ngày xưa có một ông vua sai trồng một vườn cây đẹp sau cung điện. Trong vườn có một cây táo kết quả vàng, nhưng cứ sau một đêm thì cây táo lại thiếu một trái. Nhà vua sai hoàng tử cả và hoàng tử thứ đi canh hai đêm thì hai chàng đều bun ngủ và vẫn mất hai trái táo, Đến phiên hoàng tử Út, hoàng tử cố gắng thức và thấy một con chim vàng đến ăn táo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.