Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Nỗi Đau Hạnh Phúc...

21/09/201900:00:00(Xem: 2988)

Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ…  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự ….  của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.

Tuần này, mời quý vị độc giả đọc một câu chuyện kể cảm động của tác giả Brian Hoàng.  Cám ơn anh Brian Hoàng đã chia sẻ một câu chuyện hay với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.

NỖI ĐAU HẠNH PHÚC

Brian Hoàng

Lâu lắm tôi mới gặp lại anh chắc khoảng hơn 30 năm. Lần sau cùng là lần tôi giúp anh thông dịch giấy tờ khai sanh của 3 cô con gái để làm thủ tục mua bảo hiểm trong sở làm.

Anh tên Phước nhưng không biết cái tên đó chỉ mang lại vận xui cho anh suốt từ thời nhỏ đến ngày anh vượt biên qua Mỹ. Anh sinh ra nhà nghèo chỉ là một anh lính thợ máy trong hải quân VNCH với đồng lương không đủ sống để nuôi 1 vợ và 2 đứa con gái còn chưa tới tuổi đi học. Vì là thợ máy tàu nên gia đình anh được cho mấy chỗ trên chuyến ghe vượt biên năm 1980.

Tưởng là gặp may, nhưng đó lại là chuyến ghe mang đến đinh mệnh nghiệt ngã của cuộc đời. Chiếc ghe thoát khỏi VN bình yên cho đến khi vào vịnh Thái Lan thì ghe của anh gặp bọn hải tặc Thái. Những người dân đánh cá hiền lành của Thái đã trở thành những tên cướp biển hung ác và vô cùng tàn bạo. Chúng nhận ra rằng những thuyền nhân VN là những con mồi dễ làm thịt nhất khi bơ vơ trên biển, nơi mà luật lệ và lương tâm không còn có chỗ. Ghe của anh bị cướp và chúng đưa tất cả thuyền nhân vào đảo Kra để giam giữ. Tiền của, vàng bạc thì chúng lột hết và đám phụ nữ trở thành trò tiêu khiển của bọn chúng mỗi lần ghé đảo sau khi đánh cá về. Vợ anh không may như hầu hết các phụ nữ trên ghe cũng là nạn nhân của bọn chúng mà khốn nạn nhất chúng lại cưỡng hiếp chị trước mặt người chồng đang gục ngã vì đòn thù của chúng khi cố bảo vệ vợ mình.

Đến khi được Cao Ủy tị nạn cứu đưa vào trại thì chị tuy sống nhưng như là một cái xác không hồn. Khoảng tháng sau thì chị cứ ói mửa và khi vào bệnh viện thì oan trái quá khi biết chị đã có thai. Chắc chắn giọt máu trong bụng kia là giọt máu của bọn thú vật hải tặc Thái lan vì cả mấy tháng trời anh chị đâu có dịp mà gần gũi chuyện gối chăn.

Ai cũng khuyên chị nên bỏ cái thai vì để nó sẽ trở thành nỗi khó xử cho cả gia đình chị về sau này. Cả anh và chị không đắn đo, đều tự nguyện nếu bề trên đã định cho chị phải mang giọt máu kia thì anh chị sẽ gánh. Dù gì bào thai chẳng có tội tình gì và cũng có mang dòng máu của chị. Cháu gái ra đời ở trại tị nạn và vài tháng sau gia đình anh chị đi định cư ở Mỹ.

Anh chị chọn 1 tiểu bang ở miền Đông Nam xa lạ ít người Việt để làm lại cuộc đời và tránh giao thiệp với những người quen biết cũ. Chị vì không thể quên cơn nạn tai trên biển dần mắc bệnh trầm cảm, u uất được vài năm rồi phát bệnh xong mất đi trong giấc ngủ.

Anh đưa 3 cháu gái về Cali tránh lạnh và đến vùng tôi ở. Ngay từ lúc đầu, tôi đã thấy lạ vì thấy rõ ràng anh thương con bé út lắm. Anh hay chép miệng nói tội con bé nó mồ côi. 2 cô chị cũng tưng tiu cô em út như báu vật. Sau này thân rồi, anh mới vừa khóc vừa kể cho tôi nghe câu chuyện thương tâm của gia đình anh và lúc đó tôi mới hiểu.

Cứ tưởng tượng cảnh gà trống nuôi con mà con lại là 3 cô con gái thì biết khó khăn đến chừng nào cho một người đàn ông. Phải thấy anh hỏi các bà chung quanh cách tập thắt bím, cài nơ, kẹp tóc cho con gái hay lúc mấy cô đã đến tuổi dậy thì mới biết là anh khổ nhọc lắm. Bao nhiêu công việc làm lương cao anh phải đành từ chối vì muốn dành hết tình thương và thời gian cho 3 đứa con thơ. Anh nhất định vì các cháu nên không bước đi bước nữa dù nhiều người mai mối và anh còn rất trẻ.

Nhiều lúc tâm sự, vì quá thân tình, tôi hỏi anh có 1 lúc nào đó, nhìn cháu gái út có làm cho anh khó chịu hay anh bị gợi nhớ đến kỷ niệm hãi hùng của chuyến vượt biên không? Tôi còn nhớ ánh mắt và lời nói của anh đẵm đầy tình người và tình cha con: Cháu là con của 2 vợ chồng tôi và là em của 2 đứa chị nó, chắc đã đủ rồi phải không anh? Tôi còn nhớ, bắt tay anh thật chặt rồi nói: Đúng vậy. Thế là quá đủ rồi.

Bẵng đi một thời gian tôi không gặp anh vì nghe nói 2 cháu lớn đã vào chung một trường đại học ở tiểu bang khác. Vì không muốn xa các cháu anh đã di chuyển hẳn tới đó để gần gũi và lo lắng cho các cháu. Thôi thế cũng mừng vì ít ra anh cũng được niềm hạnh phúc khi thấy các cháu đã có 1 định hướng rõ ràng cho tương lai.

Gặp lại anh hôm nay, anh rủ tôi ngồi lại kể cho tôi nghe thêm những gì đã xảy ra cho gia đình anh trong thời gian qua. 2 cháu lớn được học bổng tại những trường Ivy League nổi tiếng ở nước Mỹ. Cô lớn tốt nghiệp MBA và hiện nay là Director của 1 bệnh viện lớn tại California. Cô kế ra trường bác sĩ MD, cô út học xong dược sĩ bị 2 cô chị ép phải nghỉ làm, 2 chị nuôi cô em trở lại trường học bác sĩ và hiện nay đang hành nghề tại Los Angeles.

2 cô chị đã lập gia đình và hiện nay anh sống với cô út tại một khu nhà giàu nhất nhì nước Mỹ gần vùng tôi ở. Nhưng hình như nỗi đoạn trường chưa chịu buông tha gia đình anh. Vài năm trước cô chị mắc bạo bệnh ung thư máu Leukemia mà tất cả phương pháp hóa trị tân tiến nhất đã bắt đầu chịu thua. Anh kể là anh bị khủng hoảng đến cực độ khi nhìn thấy 2 đứa cháu ngoại còn nhỏ mà bản án tử hình thì như đã ban ra cho cô con gái đầu. Cô em thứ nhì là Oncologist cũng gục đầu bất lực trước số trời ngoại trừ bone marrow transplant. Cả nhà đều thử coi có thể hiến tủy cứu cháu hay không.......nhưng đúng là trời thương ..... cô em út lại là người có tủy hợp nhất với cô chị và cuộc ghép tuỷ đâ thành công. Cô chị lành bệnh chính nhờ cô em út của mình. Anh chắp tay nhìn lên trời và xúc động nói: anh nghĩ coi, đó có phải là trời sắp xếp mọi sự cho gia đình tôi không anh. Ngày có con bé, tôi chỉ nghĩ đó là việc phải làm và cần làm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, tôi thương vợ tôi và đây là máu huyết của vợ tôi, tôi phải lo, phải gánh vác thôi. Gia đình tôi may mắn lắm anh à. Tôi được ơn trên soi sáng nên đã làm đúng theo lương tâm của mình. Thế mới biết trời xanh thật là có mắt.

Đời tôi gặp nhiều loại đàn ông không ra gì nhưng giờ mới biết trên đời này đàn ông đúng nghĩa đàn ông cũng còn nhiều lắm.

Câu chuyện trên càng làm tôi tin tưởng thêm rằng bề trên đã an bài cho mỗi người một số phận và luật nhân quả rất công bằng. Gieo giống ngọt thì mới mong có trái ngọt.

Mong anh và các cháu hạnh phúc và gặp những điều an lành nhất.

* Tên thật nhân vật đã được thay đổi và câu chuyện này được kể lại với sự đồng ý của nhân vật.

Brian Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực hiện trong vòng 45 phút
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm
Ông Bà thì ở tận California, vài ba tháng nhớ con nhớ cháu lại phải mua vé máy bay đi Dallas
Christine Nguyễn được Ryman Arts cấp bằng về nghệ thuật tại Đại Học California State University in Fullerton hôm 8 tháng 6 năm 2019. Cảm ơn anh Khanh Nguyễn đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Tự làm sữa đậu nành tại nhà sẽ giúp bạn được thưởng thức thứ đồ uống vừa ngon, ngậy lại vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay nhiều người quan tâm về lối sống của mình. Câu nói: “Tôi đang tìm một cuộc đời có phẩm chất hơn,” hay là “Tôi chỉ muốn đơn giản hoá đời mình,” được nói ra rất thường.
Là dân tỵ nạn ở đất người, một trong những câu lăng mạ kỳ thị nhất người da trắng có thể nói với tôi là "go back to your country".
Gia đình chị Thái Hòa đi thăm viếng cảnh Hearst Castle ở San Simeon, California. Cảm ơn anh chị Thái Hòa đã gửi hình cho Trang Gia Đình của Việt Báo.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.