Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Người Con Gái Miền Tây Ở Sài Gòn

09/03/201900:00:00(Xem: 3744)
Thụy Mân

 

Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ…  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự….  của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước, … cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.

Tuần này mời quý vị độc giả đọc tiếp phần 2 của bài hồi ký về những người con gái miền Tây của tác giả Thụy Mân. Cám ơn bạn Thụy Mân đã chia sẻ bài viết hay với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.

NHỮNG NGƯỜI CON GÁI MIỀN TÂY (tiếp theo)

Phần 2. NGƯỜI CON GÁI MIỀN TÂY Ở SÀI GÒN

Thụy Mân

Trước khi đi, tôi đã hiểu biết ít nhiều về thực tế cuộc sống ở Mỹ, nhưng vẫn còn không ít ngộ nhận. Tôi ghi danh học mấy khóa nấu ăn, làm bánh, theo cái kiểu “công dung ngôn hạnh” để có thể "phục vụ" chồng và cái gia đình của tôi sau này. Thực tế cuộc sống ở Mỹ rất khác, biết nấu nướng thì tốt, không biết cũng chẳng sao, xã hội và con người có hàng trăm phương cách để thật sự “giải phóng” người đàn bà ra khỏi những công việc nhà, giúp họ có thời gian nhiều hơn cho xã hội và cho chính mình, nếu họ chọn lựa như vậy. Nhưng đó là một chủ đề sẽ nói vào một dịp khác. Hôm nay tôi chỉ muốn kể với các bạn về một cô gái miền Tây tên Phượng, người Kiên Giang.

Ở cái lớp nấu ăn và làm bánh này, tôi gặp Phượng. Tôi chú ý đến cô vì cô sáng rực lên trong đám đông, còn không biết cô chú ý về tôi điểm gì, mà chỉ sau buổi học đầu tiên, cô đã gần như đeo dính lấy tôi. Trong những lớp học này, người ta làm việc theo cặp với nhau để giúp nhau trong lúc chuẩn bị nấu nướng. Phượng và tôi là một cặp. Phượng nhỏ con, cô có mái tóc đặc biệt đẹp, đen mượt và dài, làm cho người ta có cái cảm giác tất cả sinh lực trong cái cơ thể mảnh mai ấy đều dồn vào để nuôi mái tóc. Khuôn mặt cô đẹp, sáng láng và tươi tắn. Cô có một vẻ quý phái bẩm sinh, cộng với cách ăn mặc đúng thời trang nên tôi ngạc nhiên khi nghe kể cô mới đến Sài Gòn không lâu từ một miền quê ở Kiên Giang. Trông cô, người ta nghĩ đến một người con gái hạnh phúc. Năm ấy, Phượng 19 tuổi.

Đến hôm thứ ba ở lớp học thì Phượng đột ngột nói với tôi: "Hôm nào sau buổi học, chị đến chơi với em đi chị, em rất đơn độc!” Câu nói ấy từ một cô gái 19 tuổi, lúc nào trông cũng sang trọng, tươi đẹp và dường như vô tư lự làm tôi ngạc nhiên. Địa chỉ cô viết cho tôi thuộc một khu có nhiều villas ở một con đường chính của Sài Gòn. Nhưng tôi không cần tìm nhà, vì hai chị em về nhà cùng nhau sau buổi học. Bên ngoài căn biệt thự là tên của một công ty nước ngoài. Tầng dưới căn nhà được người ta dùng cho văn phòng. Cô sống ở tầng trên. Khi thấy cô đi vào, nhiều nhân viên đang làm việc ngẩng đầu lên chào cô với vẻ kính cẩn, nhưng đồng thời không hiểu sao tôi lại thấy một vẻ ái ngại trong ánh mắt của họ dành cho cô. Tầng trên được trang trí hiện đại và trang nhã vừa theo kiểu Nhật, vừa pha vẻ contemporary hiện đại. Nói chung mọi thứ ở đây đều gây ấn tượng rất mạnh cho tôi. Như để giải thích, cô chỉ cho tôi tấm hình của cô và một người đàn ông trên góc bàn làm việc, mà mới đầu tôi chưa kịp để ý: “Em lấy ông ấy đã được hai năm, ổng đang về quê thăm nhà, giờ ở nhà chỉ có hai chị em, mình muốn nấu nướng, phá phách kiểu gì cũng được hết chị!” Rồi cô thêm: “Quê ổng ở Đài Bắc chị à!”


Hôm đó, thay vì nấu nướng, phá phách, tôi ngồi nghe cô kể lịch sử cuộc đời chưa mấy là dài 19 năm của cô, mà rốt cuộc tôi là người rơi từ trạng thái này đến trạng thái khác như là đi roller coasters. Mẹ cô mất sớm từ lúc cô mới 5, 6 tuổi. Cô sống với cha cô và người dì ghẻ. Cuộc sống êm ấm vì cha cô có mấy chiếc ghe cho thương lái mướn, họ cũng đủ ăn. Cha cô rất thương cô, cho nên người dì ghẻ ích kỷ không có được tiếng nói nào trong sự thương yêu và lo cho con của ông. Chỉ có điều cách đây hai năm thì cha có mất đột ngột sau một cơn bệnh. Cuộc sống sau đó của cô đã hoàn toàn đổi hướng. Một ngày nọ đi đâu về, cô thấy trong nhà có một người đàn bà lạ mặt đang bàn bạc việc gì với dì ghẻ cô. Sau khi bà ta ra về, người dì ghẻ gọi Phượng ra, kể cho cô nghe rằng bà đã sắp xếp cho cô một cuộc hôn nhân với một người đàn ông Đài Loan giàu có, chủ một công ty ở Sài Gòn. Bà giải thích phải làm vậy để giúp trang trải số nợ cha cô để lại cho bà sau khi mất. Nợ gì??? Tai cô như lùng bùng, nhưng cô cũng hiểu là giờ không còn cha nữa, mình có sống trong căn nhà này hay sống ở nơi nào khác thì đời mình cũng sẽ khốn đốn như nhau. Và cô chấp nhận...

Người ta trả cho bà dì ghẻ đâu khoảng 1000 đô la. Đó là giá đắt theo lời người dẫn mối, vì nhiều người đàn ông Á đông làm business tin rằng lấy con gái đồng trinh sẽ mang lại may mắn cho công việc làm ăn của mình.

Cô nói: “Em chưa bao giờ đi đâu ra khỏi Kiên Giang, tự nhiên một bước lên Sài Gòn, hai năm nay sống ở thành phố này em vẫn thấy xa lạ. Ổng đối với em tốt, cưng chìu em, nhưng ổng còn lớn tuổi hơn ba em, hơn 60 tuổi rồi, và ổng ăn trầu chị à, cho nên mỗi khi gần gũi, em vẫn thấy chờn chợn.” Hôm ấy Phượng mặc một chiếc áo thun rộng cổ thuyền, tóc cột cao trên đỉnh đầu, cô có cái vẻ hồn nhiên của một con bé con. Tôi lắc đầu, cố gắng xua đuổi hình ảnh vừa đến trong tâm trí: người đàn ông ăn trầu hôn hít và ân ái với cô bé trông như dưới tuổi vị thanh niên này...

Cô còn nói: “Em muốn đi thăm Đài Bắc với ổng một chuyến, nhưng ổng luôn từ chối không muốn em đi theo. Em cũng hiểu luôn chị, dẫn em về thì ổng biết giấu em vô đâu?” Cô nói với giọng bình thường, kiểu như mình nói chuyện cơm ăn nước uống... Khi người ta bất hạnh, mà không ý thức được sự bất hạnh của mình thì sẽ dễ dàng cho người ta chịu đựng hơn là sống trong đó và nhận thức đầy đủ về nó như cô. Giờ thì tôi cũng hiểu ra lý do ánh mắt ái ngại của những người nhân viên của chồng cô ở tầng dưới.

Sau đó tôi có đến chơi với Phượng một vài lần hoặc đi ăn chè cùng nhau sau buổi học. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, chỉ những chuyện liên quan đến cuộc đời cô thì không nói đến nữa. Ngõ cụt cô bị đẩy vào quá nhiều rắc rối để tôi có thể an ủi hay khuyên cô một điều gì. Rồi tôi rời Sài Gòn...

Không ít lần tôi nghĩ về Phượng khi nghe lời nhạc: ”Đời người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình..."

Thụy Mân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.