Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Ly Café Ân Tình...

11/08/201800:00:00(Xem: 3102)
ThaiNC

 
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ…  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức, tâm sự…  của bạn, hay chia sẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình, quê hương đất nước,… cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài… Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia sẻ của bạn.

Tuần này là 2 bài viết vui và đầy tình người của anh ThaiNC. Cám ơn tác giả ThaiNC đã chia sẻ các bài viết của anh với độc giả trang Gia Đình Việt Báo.

LY CAFÉ ÂN TÌNH

ThaiNC

Sáng thứ Sáu, tôi ghé qua một tiệm Starbucks trên đường đi làm. Cô cashier nhìn tôi cười thật tươi hỏi:

- Thai?

Hayz! Tôi thấy cô quen quen, nhưng … là ai, biết tên tôi?

Cô tự giới thiệu: Jessica!

Gương mặt, rồi cái tên quen thuộc, nhưng nhất thời…vẫn không nhớ! Cô nói luôn:

 - I worked for you at Oviso, Thai.

Nhắc đến tên hãng là tôi hoàn toàn nhớ cô ngay.

 Có đến 14, 15 năm rồi chứ không ít.  Cô Jessica người gốc Nam Mỹ này làm Deburrer trong department của tôi. Ngày đó cô là nhân viên mới, nhưng cứ hay đi trễ, về sớm, và nhất là bỏ đi ăn trưa lâu hơn giờ quy định của hãng đến nổi có lần tôi phải nói vài lời nhắc nhở, mới biết cô là single mother, có một thằng con trai 4, 5 tuổi gởi nhà trẻ. Thằng con cô thuộc diện không được bình thường hay có bệnh gì đó, nên dù phải gởi con để đi làm, cô vẫn bị nhà trường gọi phải đến trường vì thằng nhỏ quậy quá làm ảnh hưởng đến các em khác.

Cô khổ lắm, thú thực là cũng biết đi làm như vậy là không được, nhưng mẹ phải lo cho con nên cô phải chịu. Muốn yên thân làm việc cũng không được. Cô năn nỉ tôi thông cảm.

 Và tôi đã thông cảm, làm ngơ cho cô thỉnh thoảng đi trễ về sớm… một khoảng thời gian khá lâu cho đến khi kinh tế xuống, cô bị hãng laid-off nghỉ việc.

 Chuyện chỉ là như vậy. Bây giờ thì cô đã có gia đình trở lại, không còn là single mother như xưa nữa. Cô bỏ nghề làm deburr, đi làm cashier cho mấy tiệm cà-phê Starbucks này.

Điều thú vị là cô vốn làm buổi tối, còn tôi chỉ ghé lại buổi sáng trước khi đến sở làm. Đúng ra chúng tôi không thể gặp! Hên sao hôm nay cô lần đầu tiên làm thế ca cho một cashier buổi sáng đang bệnh nằm nhà, nên mớI được gặp lại tôi!



Tôi trả tiền, cô không lấy, bảo cô đã trả cho tôi rồi, lại gói thêm cái bánh Croissant  nữa làm tôi càng ngại, không chịu.

Nhưng cô nói:

-You helped me a lot Thai. I always appreciate it! This is all I can do for you. I wish you the best.

Cô nói giọng chân thành quá làm tôi cảm động nên chịu nhận ly cà phê và cái bánh Croissant của cô.

Sáng thứ Sáu cuối tuần. Trời Thu Cali vẫn còn nắng ấm thật đẹp, lại càng đẹp hơn…

Và nhất là, cà phê chưa bao giờ ngon như hôm nay!

Life is beautiful!

ThaiNC

“GOD BLESS YOU,  AMERICA…”

Tối hôm đó cũng nhằm dịp đêm trước Lễ Độc Lập July 4th như hôm nay, giữa lúc những tràng pháo bông chào mừng đâu đó vẫn còn rực sáng bầu trời thì vợ chồng tôi lại phải lo tất tả đưa một người quen vào bệnh viện. Tôi thực ra chỉ làm nhiệm vụ tài xế chở đi thôi, để vợ vào bên trong với bệnh nhân. Đàn bà với nhau họ dễ ăn dễ nói hơn. Chờ đợi bên ngoài cả mấy tiếng đồng hồ chán quá nên tôi thả bộ chung quanh nhà thương đỡ buồn, và nhân tiện exercise thêm chút cũng tốt.

Lúc đó đã quá nửa đêm, gần một giờ sáng.

Ban đầu tôi chỉ định đi gần gần thôi, nhưng không khí trong lành ban đêm làm cảm thấy thoải mái nên quên, đi dần xa đến mấy chỗ vắng. Giữa đêm khuya khoắt như vầy, tại ngay bin-đing Emergency còn đông đảo vô ra, chứ ngoài này thì…không một bóng người. Đáng ngại! Giờ này là thời gian của “mấy ảnh”!

 Đang định đi ngược trở về, tôi bỗng thấy phía trước có một bóng đen đang nhúc nhích. Ui da! Trời ơi! Không lẽ mới nghĩ đến “mấy ảnh” là mấy ảnh đã xuất hiện liền sao? Biết đâu được. Nhà thương mà! Tôi bèn dừng lại...thủ thân cho chắc ăn và quan sát.

Hình như là một người trên một cái xe lăn, cái wheelchair, cố nhích từng chút đi ngược về huớng của tôi. Chỉ có điều là nó đang đi ngược, tức là quay lưng về tôi. Tôi ngoái cổ nhìn lại phía sau và thấy tòa bin- đing Emergency đèn đưốc còn sáng nên tạm yên tâm. Nhưng để chắc ăn, tôi thử nhắm mắt lại, rồi bất ngờ mở ra: Trời ơi !....Hắn vẫn còn đó y nguyên. Hú hồn! Vậy là người rồi. Nếu là ma nó đã biến mất để hù tôi chớ.

Tôi tiếp tục dấn bước đi tới. Khi đi ngang qua hắn tôi liếc mắt quan sát thì ra là một người đàn ông da trắng, râu ria xồm soàm. Thấy tôi nhìn hắn chào “Hi”. Tôi cũng “Hi” lại rồi đi tiếp.

Đi một vòng xong, quay ngược về đường cũ,…hắn vẫn còn ở đó, hình như chỉ đi được có chút xíu. Tôi dừng lại hỏi “Ông muốn tôi giúp gì không?”, “ Yes, yes, please!” Hắn nói rối rít. Tôi tới nắm cái xe lăn hỏi tiêp “Ông muốn đi đâu” Hắn trả lời “Muốn tới Emergency”. Đẩy cái xe lăn tôi mới hiểu tại sao nảy giờ hắn mới đi được chút xíu. Con đường này tới bin đing Emergency phải lên giốc. Hắn lại thuộc loại vừa lùn vừa mập, nên đã nặng nề mà đôi chân lại ngắn không đủ để tống cái xe lăn lên giốc. Chắc là đi 3 bước lại tuôt xuống hai bước. Khổ vậy đó!

Nhìn qua tôi biết ngay là một người Homeless, vô gia cư ở đây. Chung quanh cái xe lăn, hắn treo lủng lẳng nào quần áo, cái chăn, vài hộp đồ ăn, chai nước, v.v… và một mùi không được thơm tho cho lắm. Tôi nghiệp, đã vô gia cư, tàn tật, mà còn bị bệnh gì không biết phải một mình giữa đêm khuya làm cách nào cũng lặn lội được tới đây.

Khi tôi đẩy cửa phòng và giao lại cho y tá, hắn hỏi tên tôi gì. Tôi trả lời đại “TOM”. Hắn nói đau cổ không ngoái ra phía sau được, hỏi tôi có thể tới cho hắn thấy mặt. Nhưng tôi đã mấy bước ra ngoài, hơn nữa y tá cũng bắt đầu đẩy hắn đi nên tôi chỉ nói theo “You take care!” và tiếp tục đi ra ngoài, kịp nghe hắn rống lên bên trong “God bless you, Tom.”

Cám ơn ông bạn.

Đất nước này của bạn đã cưu mang, cho tôi cơ hội tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hôm nay. Tôi chỉ đẩy cái xe lăn cho ộng bạn chút xíu nào có xứng đáng gì đâu.

God bless you and bless America.

ThaiNC

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.