Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Mẹ Tôi Và Dì Tôi

07/10/201700:00:00(Xem: 3856)
Mẹ Tôi Và Dì Tôi
Chinh Nguyễn
 

(Lời Giới Thiệu. Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ, Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ  …  là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức …. của bạn, hay chia xẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết  của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài … Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia xẻ của bạn.

Tuần này là bài viết của tác giả Chinh Nguyễn kể về tội ác của cộng sản trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất hay còn gọi là phong trào Tố Khổ. Bác Chinh gởi bài đến với lời chú thích: “Kính gửi: trang Gia Đình Việt báo,

 Kính thưa quý vị: Tôi là một ông già 82 tuổi, xin lần lượt kể lại theo thời gian những mẩu truyện và những hình ảnh vui buồn của đời tôi. Trước hết tôi xin  kể câu truyện “Mẹ tôi và dì tôi.”

Trang Gia Đình Việt Báo xin cám ơn bác Chinh đã gởi đến chia xẻ với độc giả những câu chuyện vui buồn trong cuộc đời của bác.

Và đây là câu chuyện đầu tiên của tác giả Chinh Nguyễn.

.

Mẹ Tôi Và Dì Tôi

 

Chinh Nguyễn

Ông ngoại tôi là một ông Đồ, dạy chữ nho ở nhà quê. Bà ngoại tôi làm đại lý cho nhà máy sợi Nam định, ở phủ Kiến xương, Thái bình. Ông bà ngoại tôi có hai người con gái : Mẹ tôi và Dì tôi. Ngày Cha tôi cưới Mẹ tôi, Ông Bà Ngoại tôi cho mấy mẫu ruộng, làm của hồi môn. Cha tôi dậy học ở tỉnh, nếu có tiền cũng gửi về quê mua thêm ruộng đất. Gia đình tôi sống ở vùng Việt minh, vì Pháp đã rút khỏi Thái bình từ năm 1953. Trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), hay còn gọi là phong trào Tố khổ, gia đình tôi bị ghép vào thành phần Địa chủ. Chủ trương của Việt minh lúc bấy giờ: "Trí, Phú, Địa, Hào" phải đào tận gốc, trốc tận rễ. (Trí = Trí thức. Phú = Phú nông. Đia = Địa chủ.  Hào = Cường hào) và: "Bọn Trí thức không có giá trị bằng cục phân bón ruộng ". Như vậy, Cha tôi bị ghép vào 2 tội: Tội Địa chủ và tội Trí thức. Sợ bị Tố khổ nên Cha tôi chỉ kịp đem 2 anh em tôi chạy vào Nam. Thời kỳ CCRĐ, sự tự do bị hạn chế tối đa, đi lại rất khó khăn, đi từ làng nọ qua làng kia phải có giấy phép. Muốn xin giấy phép phải có lý do chính đáng. Ba cha con chúng tôi phải tìm cách trốn từ vùng Việt minh Tây Bắc lên Hà Nội, rồi từ Hà Nội tìm cách trốn xuống Hải Phòng để vào Nam.

  Sau khi Cha tôi trốn vào Nam, Mẹ tôi ở lại bị bắt đem ra tố khổ, tất cả nhà cửa, tài sản, ruộng đất của gia đinh bị tịch thu. Người hăng hái đứng lên Tố khổ Mẹ tôi đầu tiên là bác M (anh con Bác của Cha tôi). Bác M bịa đặt ra những điều không có để tố khổ Mẹ tôi. Cán bộ không cho Mẹ tôi cãi lại, bác bỏ những điều bị vu khống đó. Một người khác bị kêu lên tố khổ Mẹ tôi là  anh Năm. Vợ chồng anh Năm là người trước kia ở cho gia đình tôi. Bị kêu lên 3 lần, nhưng anh Năm không chịu lên, lần thứ 4, anh Năm phải miễn cưỡng lên tố khố theo lệnh của cán bộ. Anh Năm chỉ vào mặt Mẹ tôi và nói:"Mày là con Địa chủ (luật tố khổ bắt như vậy), trước kia tao ở cho mày, mày đối xử với tao tử tế, mày cho tao ăn cơm chung, tao ốm đau mày cho tao uống thuốc". Mới nói đến đó, anh Năm bị cán bộ lôi xuống và bị xóa tên trong ban Nông hội. Sau cuộc Tố khổ đó, nhà cửa, tài sản gia đinh tôi bị tịch thu, bị đuổi xuống ở chuồng trâu với hai bàn tay trắng. Ở nông thôn lúc bấy giờ mọi người  đều đói khổ, gia đình tôi tài sản bị tịch thu lại càng bị đói khổ hơn. Em gái tôi mới 8 tháng tuổi đói quá khóc cả ngày. Thấy gia đình Mẹ tôi đói,em tôi khóc, thỉnh thoảng anh Năm lén lút dúi cho em tôi củ khoai hay chén cháo,vì chính  gia đình anh ấy cũng đói khổ như mọi người. Sau khi tôi định cư ở Mỹ, nhớ đến anh Năm, một người ở trung thành, tử tế.Thỉnh thoảng,tôi gửi tiền về cho và mỗi lần về VN, vợ chồng tôi đều ghé thăm và giúp đỡ anh chị ấy.

 Vài năm sau ngày "Giải phóng ", bác M (người đã tố khổ Mẹ tôi), từ Lai châu (gần Điện biên phủ) vào Sai gòn, đến thăm Cha tôi. Bác M mặc bộ đồ kaki cũ, vá miếng vải nâu. Cha tôi hỏi: "sao Anh mặc kỳ vậy, quần kaki lại vá vải nâu ". Bác M nói: " Mỗi năm nhà nước bán cho tôi 2m vải, có năm không đủ vải, người ta bán cho 2 tấc để vá, bốc thăm trúng mầu nào lấy mầu đó, tôi bốc thăm trúng 2 tấc vải nâu". Cha tôi lấy quần áo tốt cho bác M mặc, làm cơm thịnh soạn mời bác M ăn. Ăn cơm xong ra ngồi uống nước, Cha tôi hỏi: "Hồi CCRĐ, Anh Tố khổ Mẹ các cháu phải không, Mẹ các cháu tội tình gì mà Anh đem ra tố khổ?" Bác M bẽn lẽn nói: Tại người ta xúi tôi. Cha tôi nói: "Anh cũng phải biết suy nghĩ chứ, người ta nói sao Anh nghe vậy sao?" Sau đó Bác M kể cho Cha tôi nghe câu chuyện Bác bị đưa đi Kinh tế mới trên Lai châu gần biên giới với Tầu và đời sống khó khăn ở trên đó.

Sau khi phố Phủ Kiến xương bị Tiêu thổ kháng chiến năm 1946, ngôi nhà Đại lý sợi Nam định của Bà Ngoại tôi cũng bị phá hủy, Dì (em Mẹ tôi) dọn về quê ngoại ở Đồng xâm. Trong phong trào Tố khổ, Dì tôi cũng bị ghép vào tội Địa chủ, bị Du kích bắt, bỏ đói và tra khảo nơi chôn dấu của cải. Dì tôi nói:  "Ngôi nhà ở phố Phủ đã bị phá hủy, ruộng vườn bị tịch thu, tôi chẳng còn gì cả", nhưng họ không tin, tiếp tục bỏ đói và tra khảo. Chịu không nổi, Dì tôi đành phải nói dối: Của cải chôn ở vườn, gần bờ sông ở phố Phủ Kiến xương. Từ Đồng xâm, Du kích dẫn Dì tôi về ngôi nhà cũ (đã bị phá hủy), Dì tôi xin được cởi trói để ra bờ sông đi tiểu, bất ngờ Dì tôi nhẩy xuống sông (Kiến giang) tự tử, nước cuốn đi mất. Năm 1955, Mẹ tôi và Dì đều bị chết trong phong trào Tố khổ. Đến năm 1956, nhà nước VN có phong trào sửa sai, nhưng hàng vạn người bị chết oan không sống lại được.


Chinh Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lái xe khoảng nữa tiếng tôi bất ngờ thấy căn nhà phía trước còn ánh đèn lấp lánh và dòng chữ “Cà Phê Mai – OPEN”
Từ phải, Katsurajun, HT Thích Trí Quảng, Le Vinh, Thầy Triệt Học Trần Dục Giang.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Thịt ếch chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể chúng ta như: protein, vitamin, canxi,…
Bạn hãy tưởng tượng là trong tâm trí của mình có hai con sư tử, một con là của sự sợ hãi và một con là của đức tin. Bạn hãy tưởng tựơng thêm là lời nói của mình là thức ăn cho con sư tử.
Huy là đứa học trò đặc biệt của lớp học đầu tiên khi tôi ra trường. Đặc biệt vì nhà Huy đi kinh tế mới, lận đận mấy năm dài, rồi dắt díu nhau về, nên Huy trở lại đi học muộn màng.
Ngày đi học đầu tiên của bé Jamie, 3 tuổi rưỡi, tại Trường OC Montessori School. Cảm ơn Tiffany gửi hình cho Việt Báo.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ
Đây là những nguên tắc đưa ta tới thành công theo những người đã thành công rực rỡ trong các lãnh vực đầu tư và kinh doanh của Mỹ như Sir John Templeton, Art Linkletter:
Sáng nay thấy khí trời trở lạnh, những chiếc lá sắp đổi mầu như báo hiệu mùa thu trở lại khiến mình nghĩ tới những sợi tóc bạc lưa thưa như thấy một đời người qua nhanh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.