Hôm nay,  

Cẩm Nang Gia Đình:

18/02/201200:00:00(Xem: 24650)

Cẩm Nang Gia Đình:

Để Tránh Bạo lực gia đình...

Minh Nga

Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho hiện tượng bạo lực gia đình như: do rượu và ma túy, do mâu thuẫn trong làm ăn, khó khăn về kinh tế, chồng/vợ ngoại tình…

Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy…nam giới thường giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, đây là nguy cơ lớn nhứt.

Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ.

Phương thức chống trả những hành vi bạo lực:

Tạo những kỷ niệm đẹp

Những lúc đi xa, tôi rất nhớ nhà, làm sao có thể quên đi nụ cười của đứa em và ánh mắt trìu mến của mẹ. Người ta có xu hướng quên đi cái buồn và lưu lại những điều tốt đẹp. Sẽ không ai muốn nhớ một khuôn mặt cau có để thêm bực mình. Thế nên, cười và nhìn trìu mến để nhớ về nhau nhiều hơn. Khi cười, bạn cũng sẽ kéo dài sự hứng khởi và chất đầy thêm những kỷ niệm đẹp.

Gia đình sẽ u ám và nặng nề biết bao nếu thiếu đi nụ cười tươi tắn, tiếng cười thoải mái và ánh mắt trìu mến. Có phải tự nhiên đâu mà người ta gọi nhà là tổ ấm. Tổ thực sự ấm khi có rơm, rạ, cành cây, lá khô, bện chặt vào nhau và những chú chim, còn gia đình sẽ ấm khi có keo kết dính. Nụ cười có làm bạn ấm lòng và muốn cười theo, ánh mắt trìu mến có làm bạn thấy ấm áp và muốn đáp trả, đó chính là chất keo trong tổ ấm gia đình.

Nắm bàn tay nhau, lồng những ngón tay vào nhau 

Nắm tay rất hay, tôi không hiểu kết cấu dây thần kinh, cảm xúc của bàn tay như thế nào, nhưng dường như, đằng sau lời nói, bàn tay là một bộ phận truyền đi thông điệp khá hữu hiệu. Nắm tay làm người ta thấy an lòng. Kẽ hở giữa năm ngón tay là để bàn tay khác lồng vào đấy thôi. Lần vấp ngã trong những bước đi đầu đời, tại sao ta thường nín ngay và thường đưa tay về phía ba má, vì ta biết có một đôi tay khác sẽ nâng ta lên. Chẳng phải ba má cũng thường dang tay ra, mở rộng lòng để ôm ta vào khi ta vấp ngã sao. Càng lớn dường như hành động đó càng ít đi. Mà thay vào đó là những cái khoanh tay trước ngực. Khi khoanh tay, bạn như đóng mình lại - đó là dấu hiệu của sự phòng ngự - che giấu con tim. Khi mở tay ra, bạn như khẽ nói rằng, tôi an toàn, vì lòng bàn tay nói lên nhiều điều của cuộc đời mình, nhưng bạn đã mở nó ra, thì chẳng có lý do gì để đối phương không tin bạn. Tôi nghĩ thế này, đàn ông hay dùng nắm đấm để thể hiện sức mạnh, nhưng đôi khi, trong nét lãng mạn của tình yêu, trong sự cao thượng và bản tính thích che chở người khác, khiến đôi bàn tay ấy cũng đôi khi gạt đi nước mắt cho người thân.

Bạn tin tôi, người biết cách an ủi, làm nhẹ đi nỗi đau của người khác sẽ không cho phép mình làm đau ai cả.

Hãy lắng nghe và đồng ý nhiều hơn

Hãy học cách lắng nghe và gật đầu đúng lúc. Thượng đế sinh ra hai cái tai và một cái miệng là để như vậy. Hãy nghe nhau không phải bằng thính giác thôi, mà nghe bằng cả con tim. Nghe nhau nhiều, hiểu nhau hơn thì sẽ dễ dàng bỏ qua cho nhau. Còn gật đầu, ấy là khi bạn chấp nhận, đồng ý…Ấy cũng là khi bạn chỉ ra hiệu lắng nghe và hiểu thôi. Gật đầu đúng cách, có cân nhắc để tìm cho mình thói quen đồng ý hơn với phía đối diện.

Những điều trên tuy nhỏ nhặt những có năng lực khiến đối phương mềm lòng, và giảm thiểu bạo lực trong gia đình, nhu bao giờ cũng thắng cương.

Minh Nga sưu tập trên mạng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo văn chương vỉa hè thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ nào khôn mánh quá Trời. Mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm cái gì đó là họ né liền, trốn biền biệt hoặc phịa ra đủ thứ lý do để khỏi làm…đúng theo câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Hình như số nầy hơi nhiều. Mà cũng ngộ, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no man’s land đối với đàn ông con trai. Lỡ rũi có láng cháng xuống đó là bị mấy bà, biểu đi lên nhà trên đi, đi chổ khác chơi. Đây là chổ của đàn bà con gái, xuống đây làm gì.
Kính mời quý độc giả góp vào mục Góc Ảnh Gia Đình mọi loại ảnh gia đình hay ảnh của "chàng và nàng" như ảnh sinh hoạt gia đình, cảnh thiên nhiên, ảnh ông bà & cháu, cha, mẹ & con, ảnh bé bi, ảnh các bé dự thi, đám cưới, trăng mật, sinh nhật, họp mặt, du ngoạn, đủ loại...
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
1. Tháng Mười Hai, tháng cuối năm, gợi nhớ đến những cơn gió chiều se lạnh và mùa Noel lại về. Người ta hay bảo “Xuân về nhớ Mẹ”, còn Noel về thì nhớ ai, dạ thưa nhớ bạn (khi chưa có…người yêu).
Đây là cách tính những khoản thu chi và để dành để có được “một lối sống cân bằng” theo như kinh nghiệm sống của tác giả Eker sau khi ông đã tạo được hàng triệu đô la và đi diễn thuyết về cách tổ chức tài chánh trong cuộc sống cá nhân cũng như việc quản trị tài chánh trong các xí nghiệp lớn ở khắp nơi như sau:
Vậy là tôi đã sống ở Mỹ mười năm, kể từ mùa Thanksgiving bão tuyết 2009. Tôi vẫn không quên cô chiêu đãi viên hàng không hãng American Airlines, người Mỹ tử tế đầu tiên tôi gặp trong chuyến du lịch từ Mỹ quốc sang Anh quốc, đã để lại một hình ảnh đẹp của người Mỹ.
Nhà nghiên cứu Phật Học Nguyên Giác Phan Tấn Hải đứng bên này biên giới Nam Hàn nhìn qua bên kia Bắc Hàn. Cảm ơn Cư Sĩ Nguyên Giác đã gửi hình.
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Sẻ … là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả.
Bánh bông lan không những được trẻ con đặc biệt yêu thích mà cả người lớn cũng rất thích.
Trên đời này và hiện nay không có gì thiếu thốn bằng Tình yêu. Người đời chèn ép nhau, dẫm đạp nhau, xô lấn không nương tay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.