Hôm nay,  

Sách “the Struggle” – Tình Yêu Và Chiến Tranh

02/07/200500:00:00(Xem: 2321)
wk_07022005_3

Nhà báo Chu Tất Tiến sẽ ra mắt cuốn “The Struggle” vào Chủ Nhật này, ngày 3 tháng 7 năm 2005 tại Hội Quán Little Saigon Radio. Cuốn sách viết bằng Anh Ngữ dày 129 trang kể lại một câu chuyện tình đẹp nảy sinh từ trong lòng cuộc chiến Việt Nam, giữa một chàng sĩ quan Việt và một cô nàng ký giả Mỹ, giữa một không gian bi hùng và một thời gian oái ăm. Tình yêu và niềm tin, con người và chiến tranh, thiện và ác, số mệnh và thời cuộc, những tình tiết và các nhân vật từ những trang sách này sẽ lôi cuốn người đọc và để lại nhiều suy tư. Việt Báo Weekend có dịp trò chuyện với tác giả, và xin trích lại nguyên văn lời tác giả.

Weekend: Trong tình hình nước Mỹ đang ra sức đóng lại trang sử cuộc chiến Việt Nam, giới thiệu sách “The Struggle” xuất bản bởi một nhà xuất bản Mỹ là một sự ngẫu nhiên hay cố tình" Xin cho hỏi những nguyên nhân nào khiến anh viết cuốn sách này"
Tiến Chu: Trước hết, cách đây nhiều năm, khi xem một số phim Mỹ về cuộc chiến Việt Nam, tôi đã đau lòng mà nhận thấy rằng vai trò của các chiến sĩ miền Nam đã bị bỏ rơi. Trong những cuốn phim này, khi thuật lại cuộc chiến tranh Việt Nam, chỉ có lính Mỹ đánh nhau kịch liệt với Việt Cộng, còn lính Cộng Hòa thì hoặc là chạy lúp xúp sau chân cố vấn Mỹ, hoặc là xuất hiện chớp nhoáng, gầm gầm gừ gừ vài câu rồi biến mất. Sau nữa, khi đi học ở Đại Học Mỹ, các lớp sử về Việt Nam đều dựa trên tài liệu của truyền thông Mỹ, hồi đó rất ghét cuộc chiến, đã bôi nhọ danh dự của quân đội một cách lố lăng. Vì vậy, tôi luôn tâm niệm phải có ngày viết ra một cuốn sách để cho người ngoại quốc thấy một hình ảnh trung thực của người lính Cộng Hòa.
Weekend: Xin tác giả “bật mí” chút đỉnh về cuốn “The Struggle”. Câu chuyện khái quát như thế nào"
Tiến Chu: Câu chuyện bắt đầu từ trận Chu Pao, một trận đánh cần đến sự dũng cảm hơn là vũ khí để chứng minh rằng, nếu quân đội Việt Nam có phương tiện, họ có thể thắng trên bất cứ mặt trận gian khổ nào. Từ trận đánh đó, một mối tình đã nẩy sinh ra giữa người sĩ quan chỉ huy với cô ký giả Mỹ, một biểu hiện của những đức tính “Thiện” của người Mỹ: chung thủy, kiên trì, và hy sinh. Cô đã từ bỏ tất cả gia đình, tiền bạc của một thiếu nữ con nhà giầu, để đến với người yêu là một chiến sĩ da vàng. Sau 1975, khi anh đã biệt tăm, cô vẫn lặn lội đi tìm anh ở các trại tù cải tạo, đến các trại tị nạn Đông Nam Á và sau cùng là chính trên đất Mỹ.
Weekend: Như vậy đây chỉ là một câu chuyện tình"
Tiến Chu: Mối tình tuyệt đẹp này đã được dựng trên nền của trận chiến Việt Nam, với những đau thương, bi hùng của những ngày tàn cuộc: anh hùng và kẻ phản bội, người lính trung thành với sứ mệnh đến hơi thở cuối và những kẻ mất trí vì bị lãnh đạo bỏ rơi, người tuẫn tiết và người đào ngũ... Những yếu tố ấy quyện vào nhau không rời, vì chính chúng là những yếu tố của chiến tranh. Trong cuộc chiến này, người lính miền Nam chỉ là con cờ trong một bàn cờ quốc tế mà thôi.


Weekend: Xin chia xẻ với độc giả Việt Báo Weekend những khó khăn và sự “struggle” của riêng tác giả trong tiến trình thực hiện cuốn sách này.

Tiến Chu: Từ ngày bắt đầu viết cho đến ngày phát hành tốn khoảng 5 năm trời. Sau khi viết xong, tôi đã gửi đi rất nhiều nhà xuất bản Mỹ nhưng đều bị từ chối. Mãi đến lúc tôi gửi cho một người bạn có nhiều giao tiếp với chính giới Mỹ, anh ta mới cho hay là nếu cuốn sách có nhiều đoạn tố khổ Mỹ như thế này, thì không bao giờ ra đời được. Người Mỹ ghét nghe nói đến sự can thiệp thô bạo mà chính họ đã chủ trương. Tôi đành phải hiệu đính lại, cắt bớt đi nhiều chương, thì cuốn sách được một nhà xuất bản Mỹ nhận in ngay.

Weekend: Mỗi cuốn sách đều được ra đời với những ý tưởng, nguyện vọng riệng. Cuốn “The Struggle” được tác giả gởi gắm theo nguyện vọng gì"

Tiến Chu: Ngoài hai nguyện vọng là vẽ lại chân dung người chiến sĩ anh dũng của quân đội Cộng Hòa, đòi trả lại danh dự cho những anh hùng Việt Nam đã bị truyền thông ngoại quốc làm giảm giá trị, tôi mong những cuốn sách này đuợc tặng lại cho thế hệ thứ hai, để các em hiểu được tại sao cha ông chúng lại phải buông súng, tự nạp mình cho trại tù khổ sai, tẩy não được dán nhãn hiệu là “trại tập trung cải tạo.”

Weekend: Tại sao sách được viết bằng tiếng Anh"

Tiến Chu: Tuổi trẻ Việt lớn lên tại Hoa Kỳ thường tin vào sách vở của Mỹ, lại không đọc được tiếng Việt, nên nếu có một cuốn sách dễ hiểu, ngắn gọn, diễn tả một cách trung thực về cuộc chiến Việt Nam, chúng sẽ thông cảm nhanh hơn, và từ đó, biết đâu chúng lại chẳng làm được điều gì tốt đẹp hơn cho đất nước. Từ trước tới nay, rất nhiều người trẻ vẫn hiểu sai lầm về cuộc chiến và những người tham gia cuộc chiến. Nhiều người trẻ không còn muốn nhắc nhở rằng mình là người Việt Nam nữa, họ thấy xấu hổ khi cho người khác biết rằng mình là người Việt Nam. Do đó, tôi hy vọng mong manh rằng, có một cơ hội nào đó, cuốn sách được biến thành phim ảnh để chân dung người lính miền Nam hiện ra, tuy chậm nhưng còn hơn không, trước dư luận thế giới để họ có những suy nghĩ tốt đẹp hơn về con người Việt Nam.
Weekend: Việt Báo Weekend xin cám ơn tác giả. Mong cuốn “The Struggle” thực hiện được những nguyện vọng tốt đẹp của anh.

Việt Báo Weekend xin trân trọng giới thiệu cuốn “The Struggle” đến với bạn đọc bạn đọc Weekend. Để tìm hiểu thêm và để được chuyện trò trực tiếp với tác giả, xin mời bạn đọc đến với buổi Ra Mắt Sách “The Struggle” vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 3 tháng 7 năm 2005, tại Hội Quán Little Saigon Radio.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sĩ khí của người cầm bút càng cao thì ngòi nổ có thể phá tung sự bền vững của chế độ càng mạnh và kết quả càng nhanh
Nhà trí thức dấn thân Nguyễn Ngọc Bích đã có một cái chết đẹp khi anh lìa đời ngày 3/3/16 trên chiếc phi cơ bay hướng về quê hương để đến Manila
Cô Đỗ Nguyên Mai -- một nhà thơ Mỹ gốc Việt tại Los Angeles, Hoa Kỳ -- năm nay sẽ tưởng niệm ngày Miền Nam thất trận bằng cách rất riêng của cô: in một tập thơ viết bằng tiếng Anh.
Qua các lời phát biểu, cách nói của họ làm cho người dân Mỹ tiếp tục hiểu lầm rằng cuộc chiến đó là giữa Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam chứ không phải giữa miền nam Cộng Hoà và miền Bắc Cộng Sản
Tôi chợt nhớ ra là mình cũng đã lênh đênh nhiều ngày trong vùng Vịnh Thái Lan, và cũng là nạn nhân của hải tặc
Tôi thật sự đã có một lúc hoang mang về căn cước (identity crisis) của mình. Tôi không nói rằng mình đã vượt qua cơn khủng hoảng đó
H. Tịnh - Quê Hương Quảng Nam Đà Nẵng. Sư phạm Huế ngày xưa. Hiện về hưu và sống ở Q. Cam, California. Thích đọc và viết về đề tài tự kỷ.
Ông bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964, và được thả … mười năm sau đó!
Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại...
nhận vai trò làm trung gian, chuyên hòa giải xung đột giữa anh em tù nhân người Việt Nam với Ban Quản Đốc trại tù “Jefferson County Jail” tại tỉnh Waurica, thuộc tiểu bang Oklahoma
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.