Hôm nay,  

Giới thiệu sách: Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30 tháng tư năm 1975 và chiến tranh VN

29/04/201910:01:00(Xem: 8223)
blank

Giới thiệu sách:
 

 Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của

ngày 30 tháng tư năm 1975 và chiến tranh Việt Nam
 

John Andrews

Đỗ Kim Thêm dịch

  

Ba cuốn sách gần đây về chiến tranh Việt Nam đã làm sáng tỏ về một  lĩnh vực thường được đề cập tới, cho thấy rằng sự thất bại của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ vẫn còn nhiều điều để dạy cho chúng ta. Nhưng các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã cho thấy là họ không có khả năng quan tâm đến những bài học đúng đắn.
 

John Kerry, một cựu chiến binh Hải quân đuợc ân thương huy chương, đã hỏi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng 4 năm 1971 rằng: "Làm thế nào để qúy vị hỏi được một người cuối cùng tử trận tại Việt Nam. Làm thế nào qúy vị hỏi họ chết như thế nào cho chuyện sai lầm?". Đó là một câu hỏi hay và một số trong những người tham gia vào các cuộc chiến hiện nay ở Afghanistan, Iraq, Syria và các nơi khác có thể ngạc nhiên cho các vấn đề tương tự

Tất nhiên, Kerry đã tiếp tục trở thành Thượng Nghị sĩ, đồng thời là ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ vào năm 2004 và giữ chức Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Trong vai trò Ngoại trưởng, Kerry nỗ lực trong ám ảnh, nhưng cuối cùng là vô ích, để giải quyết các cuộc xung đột cực kỳ khó khăn của Trung Đông và gây thêm những ác mộng.

Sau đó, chuyện thật kỳ lạ là Kerry rất ít được đề cập đến trong ba cuốn sách tuyệt vời viết về câu chuyện của người Mỹ ở Việt Nam của Max Hasting và nhà sử học Liên Hằng Nguyễn về cuộc chiến của Hà Nội, nhưng Kerry không xuất hiện trong sách The Road Not Taken của nhà báo Max Boot,.

Tuy nhiên, như Kerry, Hastings và Boots nhìn chiến tranh Việt Nam rõ  như là một sai lầm về sự liên hệ lâu dài cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, ít nhất là trong việc thực thi. Trong phần cuối của cuốn sách với đầy đủ các chi tiết về cuộc chiến, Hastings trích dẫn lời của Walt Boomer, một cựu chiến binh Việt Nam, người sau này lãnh đạo Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991): "Tất cả liên hệ đến chuyện gì? Điều gây phiền nảo cho tôi là chúng ta đã không học được nhiều. Nếu đã học đuợc, thì chúng ta sẽ không xâm chiếm Iraq."
 

Hy vọng nhiều hơn ý nghĩa

Khi George W. Bush ra lệnh xâm chiếm Iraq vào năm 2003, chính quyền Bush minh định là tiêu diệt chế độ Saddam Hussein và đã kềt thúc chỉ sau 21 ngày chiến đấu quy mô. Chuyện thắng trận trở thành dể dàng. Sau sự chia cắt Đông Dương thuộc Pháp tại Hội nghị Genève 1954, ở Việt Nam thảm kịch đã diễn ra trong màn đầu. Sau cùng, một cuộc điều động chính thức các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ tại Việt Nam lần đầu tiên đã không diễn ra, mãi cho đến tháng 3 năm 1965, khi khoảng 3.500 lính Thuỷ quân Lục chiến đổ bộ vào bãi biển gần Đà Nẵng, nơi họ phối hợp với 23.000 "Cố vấn" quân sự Mỹ đang hỗ trợ cho quân đội miền Nam Việt Nam.
 

blank

 
Sau đó, Tướng Hoa Kỳ William Westmoreland hứa hẹn là chiến thắng sắp xảy ra thì những cuộc tấn công đẫm máu gây cho các lực lượng Nam Việt Nam và Hoa Kỳ biến nó thành lời nhạo báng và tạo ra chiến thắng quyết định cho Việt Cộng và Quân đội Nhân dân Việt Nam của ông Hồ Chí Minh. Ngay cả Tướng Westmoreland có thể không tin điều đó. Hastings nhấn mạnh những phát hiện binh pháp của Ngũ Giác Đài vào năm 1963 như sau: SIGMA I chỉ ra cho các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ rằng chiến thắng sẽ cần nửa triệu lính Mỹ; một cuộc thao diễn tiếp theo sẽ kiểm tra vềcác lựa chọn cho quyết định một cuộc không chiến; SIGMA II kết luận rằng không có một cuộc không tập nào sẽ làm lay chuyển được đường lối của Hà Nội."

Tuy nhiên, những cân nhắc về mặt chiến lược trong thời Chiến tranh Lạnh đã gây cho sự can dự của Mỹ vào Đông Dương là không thể tránh khỏi, bắt đầu từ việc cấp quân viện cho Pháp, Hastings ghi nhận rằng điều này đã xảy ra, mặc dù thực tế là "Cuối tháng 10 năm 1951, nó đã trở thành hiển nhiên đối với các quan sát viên khách quan, Pháp không có triển vọng thực tế nắm được Đông Dương.“ Các ý kiến vẫn còn khác nhau về việc ông Hồ Chí Minh là người đầu tiên và trước hết là người theo chủ nghĩa dân tộc hay Cộng sản. Nhưng, dù sao đi nữa, sau Chiến tranh Triều Tiên và sự trỗi dậy của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hoa Kỳ có nhiều lý do để lo lắng rằng khi bị bao vây bởi các cuộc nổi dậy của Cộng sản, các nước châu Á có thể sụp đổ giống như các quân cờ dominos nếu không có Mỹ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đối với các giới nắm quyền chính trị và quân sự ở Washington, DC, chiến thắng các phong trào du kích được trang bị tệ hại của Việt Nam, Việt Minh và sau đó là Việt Cộng, dường như có sác xuất cao hơn là thất bại, vì tình hình là người Anh trước đó đã tiến hành thành công một chiến dịch chống lại phong trào giành độc lập của Cộng sản Mã Lai. Tuy nhiên, về sau khi nhìn lại vần đề, có ít nhiều ngạc nhiên khi thấy rẳng người Pháp và người Mỹ đã bị đánh bại tại Việt Nam. Như nhiều tác giả trước đây đã chỉ ra, những nỗ lực của phương Tây chống lại phiên bản chủ nghĩa dân tộc Việt Nam của ông Hồ Chí Minh, về mặt cơ bản, là sai lầm.

Một vấn đề trọng đại là các chính phủ liên tiếp của Nam Việt Nam đã tham nhũng và không hiệu năng trong vô vọng. Người miền Nam và giới lãnh đạo quân sự của họ đơn giản là không thể so tương xứng với khả năng kháng cự và tinh thần quyết tâm của lực lượng mang dép râu của ông Hồ Chí Minh. Không nơi nào rõ ràng hơn là thất bại thảm hại của Pháp tại Điện Biên Phủ trong năm 1954 và chiến thắng không đáng gọi là thắng vì tổn thất qúa nặng nề của Mỹ tại Khe Sanh trong năm 1968, (Pyrrhic victory).

Ngay sau trận Khe Sanh, Cộng sản bắt đầu cuộc tấn công Tết, trong đó lực lượng Bắc Việt và Việt Cộng phải chịu tổn thất lớn hơn phe miền Nam và Mỹ, chuyện không nghi ngờ gì. Tuy nhiên, một loạt các cuôc đột kích kéo dài 9 tháng, bắt đầu với hơn 100 mục tiêu vào Nam Việt Nam, đó là một bước ngoặt và qua tiến trình chiến cuộc, số lượng chịu đựng của Mỹ vuợt xa quá xa những gì mà nguời ta suy đoán qua việc đếm các xác chết. Lạm dụng ma túy lan tràn và các sĩ quan không được lòng dân sống trong nỗi sợ hãi liên tục bị "mưu sát" bởi đồng đội. Như một vị tướng Hoa Kỳ nói với Hastings: "Chúng tôi đã đến Hàn Quốc với một đội quân tệ hại và tôi luyện thành với một đội quân tinh nhuệ; chúng tôi đã vào Việt Nam với một đội quân quy mô và kết thúc với một đội quân khiếp sợ."
  

Tâm trí và bản ngã

blank

Có thể liệu là cuộc chiến đã chuyển biến khác đi không? Trong phần tiểu sử của Edward Lansdale, một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ và nhân viên của CIA chống các hoạt động nổi dậy, Boat đặt tầm quan trọng của việc Mỹ không chiến thắng vì không thu phục "trái tim và khối óc". Là một chuyên viên vể quảng cáo gây được thiện cảm, Lansdale đã khởi đầu binh nghiệp trong các cuộc hành quân tâm lý chiến ở Philippines, nơi ông đã thành công trong việc phát triển mối quan hệ chân thành với người dân địa phương. Với sự hỗ trợ của người Philippines, Lansdale đã giúp đánh bại cuộc nổi loạn của Cộng sản Huk và dàn dựng để cho Ramon Magsaysay, người bạn của ông, vào chức vụ tổng thống của đất nước.

Tuy nhiên, Lansdale mất tinh thần thường xuyên vì những phuơng pháp thực hiện được ở Philippines gần như không có hiệu quả ở Việt Nam. Dù Lansdale đã có thể "gần gủi" với người Việt, (ông qúa thân thiết với ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống Nam Việt Nam) nhưng hoàn toàn lạc lối khi điều hướng trong mê cung chính trị và quan liêu của nước Mỹ, có thể là ở Washington, DC hoặc Sài Gòn.

Về phần mình, Hastings không quá ngưỡng mộ Lansdale như Boot. Để chỉ ra cho độc giả biết Lansdale nhận định tình hình tại Việt Nam và vai trò của Lansdale trong đó như thế nào, Hastings trích ra một đoạn trong điện văn mà Lansdale gửi cho Tướng Maxwell Taylor, Cố vấn Quân sự của Tổng thống John F. Kennedy, vào năm 1961 như sau:

“Người Việt là dân tộc có khả năng và nghị lực. Hiện nay, dường như họ không là chính họ. Họ sẽ mất đất nước nếu một số tia lửa không làm cho họ bắt được ngọn lửa để đấu tranh giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Sự châm ngòi cũng có thể là đặt cho đúng người Mỹ vào đúng trong lĩnh vực của chính phủ Việt Nam để hướng dẫn hoạt động. Đối với công việc này, người Mỹ cần có tài năng và cảm xúc.“

Điều rõ ràng là Lansdale là một trong những người Mỹ như vậy, đó là lý do tại sao Lansdale thường được coi là con người mẫu mực cho Graham Greene trong tác phẩm The Quiet American (Greene phủ nhận điều này) và Eugene Burdick và William Lederer trong tác phẩm The Ugly American. Không còn nghi ngờ gì nữa là đã có và vẫn còn những người Mỹ có năng khiếu tương tự như vậy đang cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách ở Afghanistan và Trung Đông.

Nhưng tài năng và lòng trắc ẩn không đảm bảo cho hiệu quả. Khi Boot làm rõ là hầu hết các sáng kiến lý tưởng của Lansdale đã bị phá sản, đáng chú ý là Chiến dịch Mongoose năm 1961 để lật đổ nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro sau thảm họa Vịnh Con Heo. So Lansdale với Lawrence của Á Rập, Boot cho rằng: “Giống như người tiền nhiệm có tính khí lập dị và nổi loạn của mình, người có giấc mơ về tinh thần đoàn kết của Ả Rập bị đế quốc Anh và Pháp khuất phục, Lansdale kết thúc thời của mình với ám ảnh của cảm giác thất bại.“
 

Hình cảnh toàn vẹn hơn

Thành qủa của Hastings và Boot là cả hai ý thức được môi trường địa chính trị rộng lớn hơn mà trong đó chiến tranh Việt Nam diễn ra, từ sự chia rẽ Nga-Hoa vào cuối những năm 1950 cho đến các hội nghị thượng đỉnh lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon với nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev và Mao Trạch Đông trong năm 1972. Cũng tương tự như vậy, hai tác giả có khả năng giải thích những chuyển biến quan trọng trong nền nội chính của Hoa Kỳ, trong đó có vụ ám sát Kennedy vào năm 1963, giết chết những người phản chiến biểu tình của Vệ binh Quốc gia Ohio tại Đại học Kent vào năm 1970 và vụ bê bối Watergate năm 1972 và hậu quả của nó.

Ai chịu trách nhiệm cho những gì mà Hastings và Boot gọi là bi kịch? Cả hai quy trách cho Robert McNamara, Cựu Chủ tịch Doanh nghiệp Ford Motor Company, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968. Một mục tiêu chỉ trích khác trong cả hai cuốn sách là Henry Kissinger, người từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng dưới thời Nixon. Dù Kissinger đã ra lệnh ném bom trừng phạt ở Campuchia và Lào, hai nước láng giềng, nhưng dù sao, Kissinger vẫn đoạt giải Nobel Hòa bình cho vai trò của mình trong Hiệp định Hòa bình Paris vào năm 1973 (đối tác của ông là Lê Đức Thọ cũng được trao giải, nhưng không nhận).

blank

Tuy nhiên, một trong số ba cuốn sách đang được đề cập, thì Cuộc Chiến tranh của Hà Nội của Nguyễn Liên Hằng tóm luợc toàn cảnh rõ ràng nhất về cuộc xung đột. Sinh ra ở Hà Nội chỉ năm tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ và gia đình cô trốn sang phương Tây, Nguyễn dựa hầu hết vào các tài liệu văn khố và của các quan chức Bắc Việt để đưa ra một viễn cảnh gần như luôn bị bỏ sót trong các cuốn sách của các tác giả phương Tây.

Thí dụ như Nguyễn cho chúng ta thấy rằng trong khi ông Hồ Chí Minh vẫn là một nhân vật huyền thoại trong Việt Nam đương đại, ông Hồ đã bị Lê Duẩn, Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, loại trừ từ lâu trước cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân. Cũng theo cách tương tự, Lê Duẩn cũng tàn nhẫn đoạt quyền của Tướng Võ Nguyên Giáp, bậc thầy mưu luợc của Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp. Trong khi Tương Giáp chủ trương một chiến lược hoà dịu và và chiến thuật du kích, Lê Duẩn kiên quyết cho một chiến lược mang tên là Tổng tiến công và nổi dậy, liên quan đến các cuộc tấn công trực tiếp vào các thành phố miền Nam Việt Nam.

Như ngày nay chúng ta đã biết, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng đã thành công trong việc tạo ra việc đè bẹp ý chí của Mỹ để tiếp tục cuộc chiến. Nhưng chiến lược đã dẫn đến thương vong to tát đáng kể cho quân đội Bắc Việt và những người ủng hộ họ. Như Hastings chỉ ra, trên thực tế, có thể Bắc Việt Nam là một quốc gia cai trị bằng công an, không giống như các quyền tự do dành cho người miền Nam dưới sự giám sát của người Mỹ.

Một lợi thế khác cho Lê Duẩn là khi nắm được quyền lực gần như tuyệt đối với các ủy viên khác trong Bộ Chính trị, ông có thể theo đuổi một phương sách tham vọng hơn trong binh pháp du kích so với Mao và các nhà lãnh đạo nổi dậy khác đã khai triển trước ông. Đầu tiên, Mao kêu gọi xây dựng sự hỗ trợ của dân chúng ở các vùng nông thôn, sau đó là các cuộc tấn công du kích và khủng bố chống lại kẻ thù, sự tham gia trực tiếp chỉ dành cho giai đoạn cuối của cuộc xung đột, nếu có. Học thuyết của ông đã được Taliban chứng minh là có hiệu quả. Sau 18 năm tránh sự can dự trực tiếp với các lực lượng liên minh, giờ đây họ là mối đe dọa ngày càng tăng đối với chính phủ do Mỹ hậu thuẫn ở Kabul. Ngược lại, Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã chọn đối đầu trực diện với quân đội chính quy của phương Tây và Trung Đông và họ bị đánh bại trong thời gian tương đối ngắn
 

Thiển cận dai dẳng

Sau khi cải cách Đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam Cộng sản đã trở thành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và là địa điểm chào đón cho du khách Mỹ đến. Chuyện rõ ràng là ngay cả những ký ức khủng khiếp cũng có thể phai mờ theo thời gian.

Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ phải để các ký ức này hoàn toàn xoá mờ. Chiến tranh Việt Nam đã cướp đi hơn 58.000 sinh mạng của quân nhân Hoa Kỳ và từ hai triệu đến sáu triệu người Việt Nam. Các cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông đã dẫn đến cái chết của ít hơn 8.000 người Mỹ. Sự khác biệt có thể được giải thích bởi một số yếu tố, bao gồm những cải tiến phi thường trong quân y và trị liệu phục hồi sau đó. Tuy nhiên, về mặt tài chính, các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XXI của Mỹ có giá gần gấp 2,5 lần so với sự tham chiến tại Việt Nam.

Nhưng vấn đề các lỗi lầm do Lansdale nhận ra được tiếp tục lập lại, thậm chí tệ hại nhiều hơn nửa. Chẳng hạn như sau khi Saddam thất thủ, Paul Bremer, Phối hợp viên cho Liên minh Lâm thời Hoa Kỳ ở Iraq đã phân hoá các lực lượng vũ trang Iraq một cách kiêu ngạo và cấm đoán các thành viên của Đảng Baath trong cơ quan dân sự. Do đó, Iraq rơi vào cuộc nội chiến trong hai tông phái Shia và Sunni, Iran nổi lên như là một lãnh chúa địa phương của Iraq và thành viên của một số nhà lãnh đạo quân sự thuộc Đảng Baath bị lật đổ đã tiếp tục giúp đỡ thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

Về phần mình, Boot cho rằng: "Một trong những thất bại nặng nề của chính sách đối ngoại của Mỹ sau ngày 11/9 là không có khả năng đối phó thích ứng với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki. Dù được chính quyền George W. Bush thiết lập, cả hai đã phát triển hoàn toàn xa lạ với Hoa Kỳ đến nỗi nhiều người ở Washington đã coi họ là trở ngại chính cho thành công của Mỹ.

Thất bại ở Afghanistan gây hoang mang đặc biệt. Gần hai thập niên sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, vẫn còn 14.000 quân nhân Hoa Kỳ đóng quân ở đó. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ đưa họ hồi hương, chính quyền Mỹ cũng đang chuẩn bị trao một vùng lãnh thổ đáng kể cho phe Taliban, họ đang hoạt động ở khoảng 70% trong đất nước, mặc dù có vũ khí kém hơn.
 

Thời hậu hậu cảnh Việt Nam

Về sự thất vọng của Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông sẽ có ý nghĩa gì cho tương lai là không có gì để nói. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright từng mô tả Hoa Kỳ là quốc gia cần thiết trên thế giới. Điều này sẽ còn tiếp tục?

Chủ thuyết cô lập luôn luôn là gánh nặng gây ra định kỳ cho nền chính trị Mỹ. Sau cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo trên toàn cầu của Tổng thống Bush, Obama đã thực hiện một phương sách dè dặt hơn đối với các cuộc phiêu lưu ra nước ngoài. Như một cố vấn của Obama đã đặt vấn đề một cách nổi tiếng, cách của chính quyền ở Libya sau Mùa Xuân Ả Rập là một cuộc diển tập theo cách chỉ đạo từ phía sau. Hiện nay, đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại, Tổng thống Trump đã đưa ra một cách thuần túy dựa trên tinh thần giao dịch thương mại, mà hiển nhiên là nhường quyền kiểm soát Trung Đông cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Ngày nay, các cuộc xung đột hầu như không tương đồng với chiến tranh Việt Nam. Những người lính Mỹ ở Việt Nam là những người đã bị động viên quân dịch theo luật định; những đơn vị quân đội ở Afghanistan và Iraq do nhập ngũ do tự nguyện và thường được hưởng sự hỗ trợ của cộng luận  Mỹ. Nhưng sự hỗ trợ đó là cho công vụ của họ, không phải cho chính các cuộc chiến này. Thực ra, nhưng cuộc thăm dò công luận gần đây cho thấy là hiện nay phần lớn người Mỹ ủng hộ việc rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan. Khi các cuộc chiến của Mỹ ở hải ngoại trở nên không còn được yêu chuộng ở trong nước, các cuộc chiền phải được kết thúc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thừa nhận thất bại. Đó là bài học còn lại của Việt Nam.
 

Sách tham khảo:

Max Hastings, Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975, Harper, 2018.
Max Boot, The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam, Liveright, 2018.
Lien-Hang T. Nguyen, Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam, University of North Carolina Press, 2016 (Paperback).

 
Nguyên tác: The Living Lessons of Vietnam.

John Andrews, Cựu Biên tập viên và Phóng viên nước ngoài của The Economist, tác giả của The World in Conflict: Understanding the World’s Troublespots. Tựa đề bản dịch là của người dịch.

https://www.project-syndicate.org/onpoint/the-living-lessons-of-vietnam-by-john-andrews-1-2017-08
 

***

Phụ chú của người dịch:

 

Người Việt đừng quên ý nghĩa  

của ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến tranh Việt Nam

 

Khi điểm sách mới viết về chiến tranh Việt Nam, John Andrews muốn cảnh báo cho chính giới Mỹ là cần phải quan tâm đến bài học Việt Nam để thực thi một chính sách ngoại giao cho phù hợp hợn trong thời đại mới. Thực ra, John Andrews không mang đến một nội dung mới cho độc giả, vì đã có vô số các tác giả khác đã đề cập tương tự trước đây. Vì là người ngoại cuộc, nên khi nhận định, tác giả có một sồ hạn chế nhất định mà người Việt cần phân biệt khác hơn và cũng không nên quên các bài học lịch sử này cho chính người trong cuộc.
 

1.Trận Khe Sanh

Tác giả xem Khe Sanh là Pyrrhic victory, nghĩa là chiến thắng không đáng gọi là thắng vì tổn thất quá nặng nề cho Mỹ, đây là một nhận định sai lạc.

Khe Sanh là một trận giao chiến ác liệt với cấp số sư đoàn, hoả lực pháo binh hùng hậu, thiết giáp tối tân và không kích quy mô nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Trước các phản pháo liên tục của Mỹ, các binh sĩ của QĐNDVN phải rút khỏi Khe Sanh, nhưng từ bên kia biên giới Lào, họ tiếp tục pháo kích. Cuối cùng, ngày 6 tháng Bảy năm 1968 lính Mỹ rời Khe Sanh, chỉ còn hành quân lưu động và tiếp tục ném bom. Khe Sanh thành vùng oanh kích tự do vì không còn giá trị phòng thủ chiến lược. Đến năm 1971, căn cứ Khe Sanh mới được QLVNCH sử dụng lại.

Các con số thương vong do hai phiá đưa ra là không chính xác, vì họ xem tuyên truyền chính trị vẫn là quan trọng hơn quân sự. Phe thắng cuộc ước tính sau 170 ngày chiến đấu đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.900 tên địch, bắn rơi 480 máy bay, 120 xe quân sự, thu và phá hủy hàng trăm khẩu pháo, trong khi Hoa Kỳ nói là sau 77 ngày trực chiến đã giết tới 15 nghìn người. Hiện nay, không ai có thể kiểm chứng được là ai thắng và ai thua, mà các giải mật cũng không thể soi sáng.
 

2. Trận Điện Biên Phủ

Tác giả cho rằng: "Không nơi nào rõ ràng hơn là thất bại thảm hại của Pháp tại Điện Biên Phủ trong năm 1954", nhưng Tướng Võ Nguyên Giáp có phải là một thiên tải binh lược đáng ca ngợi hay yếu tố sát quân là một thất bại theo binh pháp cổ điển, vấn đề đã được tranh luận nhiều, ở đây không lập lại, đó cũng là một loại Pyrrhic victory mà tác giả không nhận ra.
 

3 Trận Mậu Thân

Khi so sánh về tinh thần chiến đấu của binh sĩ hai phe, tác giả cho là: "Miền Nam không thể so tương xứng với khả năng kháng cự và tinh thần quyết tâm của lực lượng mang dép râu của ông Hồ Chí Minh."

Tác giả tự mâu thuẩn khi xác nhận khả năng chiến đấu tinh nhuệ của phiá VNCH trong chiến cuộc Mậu Thân là đã gây tổn thất thảm khốc cho phía MTGPMN, dù bị tấn công toàn diện và bất ngờ.

Tướng Trần Văn Trà thú nhận là: “… ta không đánh giá đúng về tương quan lực lượng ta địch cụ thể lúc ấy, không thấy hết khả năng còn lớn của địch và điều kiện còn hạn chế của ta, đề ra yêu cầu quá cao sức thực tế ta có...”

Nguyễn Văn Linh cho biết là các cơ sở nội thành bị tiêu diệt và Bộ Chỉ huy phải mất 1 năm 28 ngày mới tới được căn cứ. Cuối tháng 9 năm 1968, CSBV đã ngừng hoạt động và bổ sung không kịp. Giữa năm 1969 lương thực ở Tây nguyên chỉ đủ nuôi bộ đội trong khoảng một tuần, CSBV đã phải điều động một sư đoàn và các đơn vị không tác chiến khác “tập kết lần thứ hai” ra Bắc.

Nguyên nhân tổn thất của CSBV là vì dân thành phố miền Nam không nổi dậy mà ủng hộ chính quyền VNCH, phần khác là sự chống trả anh dũng của QLVNCH và tệ hại nhất là các du kích quân không thông thạo địa hình thánh phố. Uy tín chính trị của MTGPMN xuống thảm hại vì thực lực quân sự không còn. Do đó, lập luận đề cao cho lực lượng mang dép râu của tác giả là không thuyết phục.
 

4 Tổn thất và chiến thắng.

Trong lịch sử chiến tranh nhân loại, chưa có một trường hợp nào tương tự xảy ra khi phe thua cuộc tổn thất quá ít: phe thằng cuộc mất khoàng 1 triệu 1 binh sỉ và phe thua cuộc khoàng 225.000. Hơn nữa, Việt Nam đã có nhiều giải pháp khả thi để kết thúc cho cuộc chiến, thay vì phải tiếp tục chết thay cho Liên Xô và Trung Quốc như Lê Duần tự hào.

Do đó, ĐCSVN phải trả một cái giá quá đắt về nhân mạng theo ý nghĩa Pyrrhic victory mà tác giả không nhận ra , nhất là khi liều đem sinh mạng 1 triệu 1 binh sĩ để thằng trong chiến tranh, nhưng cuối cùng tìm cách bang giao với Hoa Kỳ trong hoàn cảnh thời bình mà toàn dân và ĐCSVN cùng nhau cam chịu đại bại.
 

5. Ngày 30 tháng 4 năm 1975

Ngày 30 tháng 4 năm 2019 là một ngày để chúng ta nhớ về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và tìm hiểu những gì mà dân tộc đã sống trong 44 năm qua. Bằng kinh nghiệm sống với chế độ và với các sử liệu mới, chúng ta nhận ra rằng ĐCSVN giải phóng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh, ngày miền Nam thoát khỏi chiến tranh cũng là ngày mà miền Bắc hiểu rõ hơn thế nào là hy sinh cho chính nghĩa. Cả nước được giải phóng lại bị hủy diệt trong một hoàn cảnh mới, không phải chỉ là thiệt hại vật chất mà còn tinh thần, khởi đầu cho một tiến trình tương phản phức tạp, một nghịch lý bi đát; thông nhất dân tộc không phải chỉ có vinh quang mà còn là tủi nhục, vì những người thành tâm không có chổ đúng trong lòng dân tộc, như đã hứa hẹn.

Từ năm 1975, nếu phe thằng cuộc thức thời biết tận dụng các tiềm lực của phe thua cuộc đúng mức và chuyển hướng đúng lúc, thì nước Việt Nam thống nhất đã có một vận hội mới để xây dựng một quốc gia dân chủ, phú cường và văn minh. Nhưng đến năm 2019, các hy vọng chỉ còn là ảo vọng.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể thay đổi được ngày 30 tháng 4, ngày đại bại của toàn dân và phải chấp nhận những hậu qủa đã xảy ra. Khi nhìn lại sau 44 năm, chúng ta chỉ thấy một điều hiển nhiên là Đế quốc Mỹ và tay sai hay thế lực thù địch không có đủ khả năng đem đến thảm hoạ cho đất nước như hiện nay, khi vẹn toàn lảnh thổ, chủ quyền dân tộc tự quyết, tự do và bình đẳng cho người dân chỉ là lý thuyết; ngược lại, ô nhục ngoại giao, tham nhũng lên ngôi, khó khăn kinh tế, nợ công tràn ngập, cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, khủng hoảng giáo dục, vi phạm nhân quyền, bất ổn xã hội và đại hoạ diệt vong là thực tế.

Trước thực trạng này, chính quyền chỉ còn biết dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ cho chế độ, nên không đủ nỗ lực để phát huy dân chủ cho đất nước, đến nay rã rời chân tay vì không bảo vệ nổi, nên kế sách sinh tử cuối cùng là đành phải giao trọn giang sơn cho phương Bắc trước khi tháo chạy.

Bằng tỉnh thức tình tự dân tộc, trong hiện tại, không còn ai đủ can đảm đặt ra câu hỏi là ai thằng ai thua, không còn ai cay cú và luôn tìm cách đánh phá đất nước và xuyên tác lịch sử, không còn ai mang tâm trạng thụ hưởng thành quả chiến thắng là ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Khi quá khứ không còn, tất cả chúng ta, không phân biệt ai là ai, phải đang sống trong một đất nuớc không có chủ quyền lãnh thổ, một chính trường không còn chính giới, đó là các lý do chính đáng để chúng ta không hân hoan tham gia mừng lễ kỷ niệm chiến thắng, mà cần giúp đỡ nhau để có ý thức phản tỉnh và có trách nhiệm hơn cho tương lai, dù là khi nhìn về tương lai, chúng ta càng lo sợ hơn vì không biết đất nước và con người sẽ đi về đâu.
 

6. Bài học cho người Việt? 

Trong khi John Andrews cảnh báo các bài học Việt Nam dành cho người Mỹ là vô cùng sống động, vấn đề dành cho người Việt là thương đau hơn.

Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay thực dân, tình hình Ấn độ khó khăn và phức tạp hơn Việt Nam, tại sao Ấn độ thành công bằng giải pháp bất bạo động, còn Việt Nam thì không? Trong công cuộc đấu tranh chống các phong trào do Cộng sản lảnh đạo tại Nam Dương, Mã Lai, Phillipines và Việt Nam, tất cả đều đẩm máu khốc liệt và có ngoại bang yễm trợ, tại sao các nơi khác thành công trừ miền Nam Việt Nam? Khi Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, Mỹ đã tỉnh thức còn Việt Nam tại sao còn tiếp tục tự nguyện làm nô lệ? Khi Vua Chế Mân dâng hai châu Ô và Lý vào năm 1306 cho nhà Trần và Vương quốc Chiêm thành đã diệt vong, tại sao Việt Nam không có khả năng học tập kinh nghiệm để tránh cảnh lịch sử này lập lại?

Đất nước đang nguy cơ hơn bao giờ hết. Đừng nên vọng tưởng là có phép lạ bất chiến tự nhiên thành hay ngư ông thủ lợi xảy ra để thay cho toàn dân, mà chuyển hoá tại Đông Âu và Liên Xô là thí dụ. Chế độ Cộng sản là nguyên nhân cho mọi thãm hoạ hiện nay, sức mạnh của toàn dân sẽ đem lại giải pháp và quyền dân tộc tự quyết là phương tiện. Vấn đề là sự chọn lựa và quyết tâm. Nỗ lực rồi hãy cậy trông. Tỉnh thức thân phận chính trị trong tình tự dân tộc là một hy vọng khởi đầu và cuộc tổng biểu tình ngáy 10 tháng 6 năm 2018 là  một tin vui chung cho tinh thần đấu tranh đoàn kết.


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Việt Học sẽ ra mắt sách THẠCH SANH LÝ THÔNG, với buổi nói chuyện với diễn-giả, Giáo-sư Nguyễn Văn Sâm, về “Truyện Thạch Sanh Lý Thông: Một Cách Nhìn Khác” vào Chủ-nhật 26/5/2019 từ 2:00PM -5:00PM tại Viện Việt Học
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu chương-trình Nhạc thính-phòng tháng 5: “Tình Hoài Hương” sắp tổ chức tại Hội Trường Việt Báo vào ngày 11 tháng 5/2019 với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Vé vào cửa: 10 USD.
Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không? Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ? Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?
Từ đau đớn và truân chuyên, tôi gởi đến cho mọi người hạnh phúc vững bền của chữ nghĩa. (Hoàng Ngọc Tuấn) - Nếu không có cái tên Hoàng Ngọc Tuấn và những trang truyện ngắn đầy những chất thơ nói về tình yêu, hẳn là tuổi trẻ chúng tôi 40 năm trước chỉ có một thời để chết và một thời để nhớ mãi khôn nguôi.
bước vào mùa lễ Phục Sinh bên Châu âu & xứ Đức, có một loài hoa nở rộ đẹp lắm rất giống loài hoa mai VN mình. Dân bản xứ đặt tên là "mưa vàng" (Goldregen / Laburnum)
Hát ra cái buồn của bản nhạc thì dễ, nhưng hát ra cái đau mới khó. Ông cân nhắc từng ca từ, từng lời thơ, khi sáng tác. Ông nâng niu, trân quý những đứa con tinh thần của mình và đắn đó khi lựa người hát, có lẽ vì sợ ca sĩ làm hỏng, khiến chúng thành dị dạng
HOLLYWOOD -- Một phụ nữ gốc Việt nổi bật theo cách riêng trong lễ trao giải điện ảnh Oscars hôm Chủ nhật 24/2/2019: cô Amanda Nguyen.
hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa để đi cả 4500 cây số
Nhà văn, nhà thơ Lê Tất Điều, vừa ra mắt sách mới. Tên sách: The Making of the Universe. Không phải truyện. Không phải thơ. Đây là một công trình khoa học nghiêm túc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.