Hôm nay,  

Chiều Nhạc Cho Tôi Lại Ngày Nào: Tiếng Hát Thái Hiền Thăng Hoa Trong Tình Thân Gia Đình và Bằng Hữu

08/05/201812:21:00(Xem: 8975)
Sân Kh_u Cho Tôi L_i Ngày Nào t_i Vi_t Báo chi_u 6 tháng 5
Sân khấu Cho Tôi Lại Ngày Nao tại Việt Báo chiều ngày 6 thang 5 năm 2018.


Để đến nghe chiều nhạc Cho Tôi Lại Ngày Nào vào ngày Chủ Nhật 6 tháng 5 tại Việt Báo, một fan của Thái Hiền đã lái xe từ San Jose xuống đến Quận Cam. Anh nói rằng đã không được nghe Thái Hiền hát từ 10 năm nay, cho nên lần này nhất định phải có mặt để “tận mục sở thị”  giọng hát mà mình yêu thích nhất. Sau chương trình, anh nói rằng rất ngạc nhiên, vì chưa bao giờ thấy Thái Hiền thoải mái như vậy trên sân khấu. Cách đây gần 20 năm, anh đã từng mời Thái Hiền trình diễn trong một chương trình gây quĩ từ thiện của mình. Vào lúc đó, Thái Hiền đang là một ngôi sao sáng của các sân khấu ca nhạc tại Hoa Kỳ. Ấy vậy mà Thái Hiền vẫn khép kín trong giao tiếp, và trên sân khấu hình như chỉ “hát” mà không “trình diễn” như hầu hết những ca sĩ nổi tiếng khác. Nhưng trên sân khấu nhỏ của Việt Báo hôm Chủ Nhật qua, anh thấy Thái Hiền thật tự nhiên, với nụ cười thật thanh thản. Anh như thấy lại hình ảnh của cô thiếu nữ Thái Hiền hồn nhiên thuở còn hát trong ban nhạc The Dreamers trước 1975…

Với những người yêu nhạc sống ở Quận Cam, thì việc Thái Hiền thích hợp  với sân khấu văn nghệ của Việt Báo là một điều có thể đoán trước. Sân khấu Việt Báo không hẳn phải là một “sân khấu ca nhạc”. Đó giống như là một nơi chốn để những người yêu mến âm nhạc, nghệ thuật gặp gỡ trong tình thân. Việt Báo luôn đứng cùng nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình trong mọi hoàn cảnh thăng trầm. Để chuẩn bị cho chiều nhạc Cho Tôi Lại Ngày Nào, nhóm thân hữu Việt Báo đã trang trí một sân khấu tràn ngập hình ảnh của Thái Hiền và gia đình, với bố Phạm Duy, mẹ Thái Hằng, các anh chị em trong ban nhạc The Dreamers, trong một gia đình âm nhạc đúng nghĩa nhất của Việt Nam. Mọi người dựng một sân khấu như vậy với ước mong Thái Hiền có thể cảm thấy như được hát trở lại trong tình thân của gia đình, của bạn bè, sau hơn 10 năm xa rời sân khấu chuyên nghiệp. Nhóm thân hữu Việt Báo đều là những người yêu quý sự nghiệp âm nhạc của “người nhạc sĩ của thế kỷ” đã để lại cho đời. Từ ngàn lời ca, cho đến những người con cũng là ca nhạc sĩ  đầy tài năng, như Duy Quang, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo…

Và trong một không khí như vậy, khán giả đã nhìn thấy một Thái Hiền thật thoải mái, chỉ hát với niềm say mê ca hát của chính mình. Khi Thái Hiền xuất hiện với mái tóc bạc tự nhiên của mình, đơn giản với chiếc áo dài trắng, khán giả đến với thông điệp rằng họ đến để nghe Thái Hiền “hát”, chứ không phải để xem Thái Hiền “trình diễn”, nhưng lại bất ngờ với vẻ đẹp thanh khiết, cái đẹp không chỉ biểu lộ bằng lời ca, mà bằng ánh mắt, bằng tâm tình tha thiết. Nàng “công chúa ngủ trong rừng” đã thức dậy cất cao “tiếng chim hót dị thường”.

Thái Hi_n Thái Th_o Thiên Ph__ng Tu_n Ng_c v_i bài Yesterday Once More
Từ phải, Thái Hiền, Thái Thảo, Thiên Phượng, Tuấn Ngọc với bài Yesterday Once More.


Và như thế, vẫn là giọng hát thuần khiết Thái Hiền mà mọi người đã yêu mến từ 4 thập kỷ qua. Nhưng Thái Hiền trên sân khấu nhỏ của Việt Báo tự nhiên thân mật hơn, trẻ trung hơn, nhiều xúc cảm hơn. Thái Hiền hát tặng ca khúc Nụ Hôn Đầu (nhạc Phạm Duy-thơ Trần Dạ Từ) cho tác giả của bài thơ và nhà văn Nhã Ca, hai người bạn vong niên của nhạc sĩ Phạm Duy, và cũng là hai khán giả có mặt trong chiều nhạc. Thái Hiền nói rằng mình rất yêu bài hát này, và đoán rằng bài thơ này “chú Từ” ắt hẳn phải viết tặng cho “cô Nhã”. Khi hát đến đoạn “…hoảng hồn, ve bỗng kêu vang, ve kêu vang, ve kêu vang lần đầu…”, Thái Hiền cũng hồn nhiên làm điệu bộ bằng những ngón tay, như để diễn tả nhịp cánh rung của những chú ve ấy. Một nét trẻ thơ hiếm thấy.



Nghìn Trùng Xa Cách là ca khúc mà Thái Hiền tạo dấu ấn riêng của mình qua cách hát bình thản. Ấy vậy mà trong chiều hôm ấy, nhiều khán giả cảm nhận thấy hình như lần đầu tiên Thái Hiền hát với sự xúc cảm riêng của mình. Có thêm một chút nỉ non, một chút kể lể.  Hình như với trong một không khí tình thân, Thái Hiền có thể thả hồn, gởi tâm tình của mình ca khúc dạt dào cảm xúc này của bố Phạm Duy.

Khán giả thấy Thái Hiền hình như  hát lại trong vòng yêu thương của gia đình, như thuở mới đi hát. Thái Hiền-Thái Thảo song ca bài Tiếng Sáo Thiên Thai. Thái Thảo có nhắc lại rằng ngày xưa, hai chị em Thái Thanh- Thái Hằng cũng đã từng song ca bài này. Trong một đại gia đình âm nhạc với nhiều cây đại thụ, thế hệ tiếp nối Thái Hiền- Thái Thảo là một sự kế thừa hoàn toàn xứng đáng.

Rồi khi cùng hát ca khúc Tuổi Thần Tiên, đến đoạn “…tuổi thần tiên có thêm anh chị yêu…”, Thái Thảo nắm tay nhìn Thái Hiền trong một động tác không mang tính trình diễn, nhưng khán thính giả đều cảm được tình thương yêu gia đình trong giây phút đó.

Thái Hi_n v_i bài hát N_ Hôn __u Nh_c Ph_m Duy Th_ Tr_n D_ T_
Thái Hiền với bài Nụ Hôn Đầu, nhạc Phạm Duy, thơ Trần Dạ Từ.


Tình yêu âm nhạc trong buổi chiều hôm ấy lan tỏa từ sân khấu xuống cả khán đài. Trong số khán giả, có cả những ca sĩ thành danh thuộc thế hệ đàn chị như Khánh Ly, Lê Uyên… cũng đến nghe. Cũng là một điều hiếm thấy. Vì giọng hát của Thái Hiền cũng có. Mà vì dòng nhạc của Phạm Duy cũng có. Bởi vì nhạc của Phạm Duy đã in đậm nét vào tâm hồn của nhiều thế hệ những người Việt Nam yêu nhạc. Thái Hiền-Thái Thảo- Thiên Phượng đã hát liên khúc Nữ Ca (Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Ngọc-Tuổi Thần Tiên) để tặng cho những khán giả có kỷ niệm gắn với những ca khúc này. Trong khán phòng có rất nhiều người đã hát theo, cả nam lẫn nữ. Ai cũng thấy mình ở trong đó, qua hình ảnh cô bé mặc áo dài đi dạo phố mùa xuân, trong một buổi chiều có nhiều người theo trên phố, lòng người như áo phất phơ… Nữ Ca không phải chỉ dành riêng cho những người đã từng là những cô nữ sinh mới lớn ở Sài Gòn trước 1975. Nó là hình ảnh sống động, tười đẹp nhất của khung trời hoa niên của cả một thế hệ thanh thiếu niên Miền Nam. Nếu âm nhạc có khả năng nối kết người với người, thì âm nhạc của Phạm Duy là nơi chốn trở về chung của hàng triệu người Việt Nam, cho dù họ ở đâu trên thế giới.

Chiều nhạc đã không thể kết thúc với bài Kỷ Niệm với câu hát chủ đề “…cho tôi lại ngày nào…” như dự kiến. Vì khán giả vẫn còn muốn nghe thêm. Khán giả đã hát cùng với Thái Hiền, Thái Thảo, Thiên Phượng Giọt Mưa Trên Lá, khúc Tâm Ca của Phạm Duy quen thuộc với rất nhiều người: “…giọt mưa trên lá, cố gắng nguôi ngoai, nói với loài người, xin cứ nuôi mộng dài…”. Giấc mộng chung của mọi người ngày hôm ấy hẳn là được sống mãi trong tình yêu âm nhạc, nghệ thuật.

Đến với chiều nhạc Cho Tôi Lại Ngày Nào, khán giả không chỉ thấy Thái Hiền, mà còn thấy cả một gia đình Phạm Duy đổ bóng dài trong nền tân nhạc Việt Nam qua hai thế kỷ. Khán giả thấy ca sĩ đã rất thành danh và thành công Tuấn Ngọc đóng vai trò người dàn dựng chương trình, chỉ góp tiếng hát “phụ” của mình để đưa tiếng hát Thái Hiền trở lại với người yêu mến. Khán giả đến nghe với tinh thần yêu âm nhạc, yêu nghệ thuật thuần túy, cho dù họ là những ca sĩ, nghệ sĩ, thi sĩ, văn sĩ, hay doanh nhân nổi tiếng. Trong một môi trường vị nghệ thuật như vậy, tiếng hát thuần khiết của Thái Hiền một lần nữa đã thăng hoa trong tình thân của gia đình, bằng hữu.

Doãn Hưng

Photo: Việt Phạm, Mark Legends 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược là từ bỏ quyền phủ quyết / Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đã có trong Hiệp Định Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee) vì Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn
Buổi lễ mùa Vu Lan, Chủ nhật 11 tháng 8 năm 2019, tại chùa Đạo Tràng Nhân Quả, ca khúc Dâng Hoa Cúng Phật đã thánh thót vang lên trong không khí trang nghiêm của thời khắc cầu nguyện
Và vào Tháng 8/2019 vừa qua, cư sĩ Nguyên Giác ở Hoa Kỳ đã cho ấn hành một bản dịch từ tiếng Tây Tạng- tức bản thứ ba ra đời và được tác giả coi như đây là bản đầu tiên dịch từ nguồn gốc Tây Tạng.
Mùa Vu Lan này, có chút thời gian thư thả, tôi lại kệ sách lấy xuống hai cuốn sách cũ ngồi đọc. Đó là hai cuốn hồi ký tù: Ánh sáng và bóng tối của nhà văn Hoàng Liên và Đại học máu của nhà văn Hà Thúc Sinh.
Tay súng giết người ở El Paso chẳng hạn, đã ra một tuyên ngôn kêu gọi người Mỹ trắng chống lại sự “xâm lăng” của người Mễ. Hẳn không phải là sự tình cờ khi một vài nhà chính trị, điển hình nhất là Tổng thống Trump, luôn mồm phỉ báng các nhóm dân thiểu số như người Mễ và Mỹ La-tinh, và thậm chí từng kêu gọi bạo động với những nhóm này
Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã công bố một văn bản có tuổi thọ 2,000 năm về Phật Giáo thời kỳ sớm sủa hôm Thứ Hai, 29 tháng 7 năm 2019
Tối 26 tháng 7 năm 2019, tại Văn phòng Liên Phật Hội (United Buddhist Foundation) số 9831 Cheshire Ave, Westminster, CA 92683, Ban Điều Hành Liên Phật Hội đã chính thức công bố và đưa vào hoạt động Trang hỗ trợ người dùng website với tên miền pgvn.org (Viết tắt 4 chữ Phật giáo Việt Nam).
Trên thực tế, liệu có ai nói với Donald Trump là nếu ông không thích nước Mỹ (ông luôn mồm chỉ trích các chính sách của Mỹ ở các thời tiền nhiệm) thì ông về nước ông đi? Hoặc nếu không phải là Donald Trump mà là các người da trắng khác, liệu có ai nói thế không?
Kể trong Đêm nhạc 40 năm quốc tế cứu thuyền nhân Thứ Bảy 20/7/2019 tại Hội Trường Việt Báo, Westminster, Calif. Gia đình Phan Trung Kiên trên một chiếc ghe nhỏ với 24 người trên ghe (trong đó gia đình Kiên gồm 5 cha con) đã rời bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) vào khoảng 3 giờ sáng ngày 3 tháng 7 năm 1981
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28 tháng 7, 1990 bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.