Hôm nay,  

VÕ VIỆT TRÊN ĐẤT VIỆT ĐÂU RỒI?

24/07/201709:44:00(Xem: 13389)
VÕ VIỆT TRÊN ĐẤT VIỆT ĐÂU RỒI?
 
Chu Tất Tiến
 

Theo tin báo chí và youtube chiếu 2 trận đấu giữa Francois Flores và các võ sư Đoàn Bảo Châu, Trần Lê Hoài Linh tại Viêt Nam, người quan sát nhận thấy có nhiều điểm đặc biêt như sau:

1-Võ Sư chưa chắc là Võ Sĩ, và ngược lại. Hai vị Võ Sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh chắc có nhiều đệ tử thụ huấn tại võ đường của mình và đã làm Thầy nhiều năm, nhưng khi nhận lời “đấu chơi” với một Võ Sĩ khác, thì lập tức, các vị ấy, dưới con mắt khách quan, các vị ấy đã trở thành môt Võ Sĩ, không còn là Võ Sư nữa. Thông thường, các vị Võ Sư thứ thiệt ít khi nào nhận lời thi đấu với bất cứ ai, bởi hai nguyên nhân:

-Các võ sư ngại rằng mình lỡ tay đánh bị thương hay thậm chí gây tàn tật cho người yếu hơn mình thì đau lòng lắm và nếu thắng, cũng chẳng thêm danh dự gì.

-Trường hợp thua thì lại mất danh dự, mất học trò! Nếu may mắn còn học trò, thì sau này cũng khó mà dậy chúng răm rắp nghe lời. Ngoài ra, lỡ chúng hỏi một câu về sự thất bại của mình mà mang tính chất mỉa mai thì còn tê tái hơn.

Như thế, thà im lặng và chấp nhận thiên hạ đặt dấu hỏi về bản lĩnh của mình, còn hơn là giở hết bản lĩnh ra để mà thiên hạ cười chê. Kinh nghiêm nhiều năm trên thế giới, chỉ trừ khi không còn chọn lựa, vì bị bức bách quá, hay vì muốn liều mạng để bảo vệ danh dự cho môn phái, thì mới có những trận đấu sinh tử giữa những Võ Sư và Võ Sư, hoặc giữa Võ Sư và Võ Sĩ. Đa số trường hợp khác là khi bị thách đấu, với các vi Võ Sư không thích tranh dành ảnh hưởng, thì ôn tồn tuyên bố là “chào thua”, hoặc giữ im lặng, rồi mặc ai muốn nói gì thì nói, mình cứ bình tĩnh mà đi trên con đường của mình. Thảng hoặc, khi bị bức bách quá, thì Võ Sư chọn trong môn sinh một kỳ thủ nào đó, cho ra đấu, để thua hay thắng thì cũng không ảnh hưởng đến danh dự mình. Trong trường hợp mới đây, các Võ Sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh đã nhận lời thách đấu với một võ sĩ ngoại quốc, để thua thê thảm, thì chứng tỏ rằng các vị ấy “không lượng sức mình”.

2-Người tổ chức 2 trân đấu trên cũng không có ý thức điều mình làm. Bất cứ ai có theo dõi các trận đấu đài, (boxing, đấu võ tự do, đấu lồng) đều biết rằng các cuộc thi đấu võ luôn chú trọng đến cân nặng, tuổi tác và thể chất của hai võ sĩ, để tránh trường hợp bất công. Vì thế, quốc tế mới đặt ra nhiều hạng giải: “hạng lông, hạng nhẹ, hạng trung, hạng bán nặng, và hạng nặng…” tùy theo người và nơi tổ chức. Không có một tổ chức thi đấu nào chấp nhận cho hai địch thủ quá so le về tuổi tác, cân nặng và hình thể. Nhưng khi nhìn vào lý lịch và hình ảnh nhỏ bé của hai vị Võ Sư Việt Nam rồi so sánh với Võ Sĩ Francois, thấy rằng chưa cần khởi động, người quan sát đã biết chắc là các võ sĩ Việt sẽ đại bại, nhất là với Võ Sư Trần Lê Hoài Linh, đã 60 tuổi, tóc đã bạc và thưa, người nhỏ con, đứng chỉ đến vai địch thủ mà thôi.  Trong lịch sử đấu đài, đấu võ ngoài đường (street fighting) thì hiếm khi có một đấu thủ xuất sắc mà hạ đo ván được địch thủ to lớn hơn mình như trong Youtube: “Cô gái đánh Muay Thái hạ gục 6 giang hồ”:  https://www.youtube.com/watch?v=vz7C0o_dB5g. Trong Youtube này, cô bé đánh thật hay, và có nhiều nét giống Jackie Chan khi vừa đánh vừa đùa giỡn, mà vẫn hạ địch thủ với những đòn võ tuyệt đẹp. Đó là vì cô bé còn thanh tân, và đã học võ từ nhỏ, cùng với thiên khiếu võ thuật khiến cô có thể sử dụng đòn tay, chân, và lưng rất chính xác. Trong khi đó, hai vị Võ Sư Việt Nam hoàn toàn không áp dụng được một chiêu nào cho đẹp, ngoài mấy cú đá vào chân địch thủ (Đoàn Bảo châu), còn lại là mấy đòn tay rất thường. Võ Sư Hoài Linh còn kém hơn nữa, là chỉ biết múa hai tay chống đỡ một cách tuyệt vọng những cú đấm mạnh của địch thủ, mà không ra được chiêu nào phảng phất nét đẹp của Vịnh Xuân Quyền. Một “chiêu” rất xấu là khi té ngã, cả hai đều vòng hai tay ôm chân địch thủ, trông giống như cảnh mấy đấu thủ yếu sức liều mạng kềm chân địch thủ để địch thủ không di chuyển được mà tấn công bạn mình. Chiêu này là “tuyệt vọng chiêu”, vì nhất định sẽ bị địch thủ dùng cùi chỏ hay nắm đấm giáng xuống đầu mình đến khi mình tắt thở! Như vậy, kẻ đáng trách lần này chính là những người đứng ra tổ chức cho các võ sĩ Việt đấu với võ sĩ ngoại quốc.

3-Đấu thủ Francoise Flores cũng không phải hay ho gì. Kỹ thuật chiến đấu của anh không tiêu biểu cho môn võ Vịnh Xuân Quyền là một môn võ uyển chuyển nhưng uy lực rất mạnh như trong xi-nê. Chỉ có lúc thủ thế, thì hai bàn tay anh mới di chuyển như bướm vờn, nhưng khi nhập cuộc thì anh chỉ dùng có những đòn giang hồ giống trong các cuộc đấu trong lồng sắt: đấm liên tục, trái, phải, trái …rồi kẹp cổ, đánh cùi chỏ.. không có một chiêu nào đặc biệt. (https://www.youtube.com/watch?v=Bln8QWsVJaw) và (https://www.youtube.com/watch?v=Kqh1n1wTtKQ ). Francoise không biết sử dụng những chiêu “cầm nã thủ” để chộp, bẻ, hay khóa tay địch thủ mà chỉ biết “lấy thịt đè người”. Anh cũng không biết thân pháp, bộ pháp di chuyển để né sự tấn công của đối phương, mà chỉ xông tới, đưa bắp thịt ra đỡ. Kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng với đối phương hoàn toàn yếu hơn mình, nhưng nếu gặp đối phương nhanh nhẹn và kỹ thuật cao hơn, thì mình chết chắc. Chỉ cần gặp một đấu thủ biết chuyển bộ, né tránh rồi quật ngược lại là kẻ tấn công sẽ té đập mặt xuống đất. (Xem lại youtube “Cô Gái Thái Lan ở trên).

 

Điều đáng nói nữa là đấu thủ Francoise  chỉ có “võ thuật” mà không có “võ đạo” nên khi địch thủ đã trúng đòn đá của mình, ngã ngồi xuống rồi, anh còn bồi thêm một cú đá ngang vào mặt địch thủ nữa. Điều này chứng tỏ anh chưa thấm nhuần tinh túy của “Võ Đạo”, nếu anh không rèn luyện cái Tâm của mình, cũng như không áp dụng những tinh hoa của Vịnh Xuân Quyền, anh sẽ không bao giờ có thể trở thành một Võ Sư tiêu biểu cho môn võ học này.

 

4-Võ Việt Nam, từ xưa vẫn rạng rỡ trong lịch sử 4000 năm tranh đấu chống ngoại xâm đặc biệt là với những danh tướng, võ sĩ phương Bắc, (chúng ta vẫn thường thán phục và ngưỡng mộ các dũng sĩ Tầu trong các phim chưởng), Võ Việt Nam đã đánh cho tan tành, không còn manh giáp. Từ thuở lập quốc, với Triệu Quang Phục, Lý Bôn, Lý Bý, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, các danh tướng các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… đều đã làm cho các danh tướng, võ nghệ đầy minh phương Bắc nếu không rơi đầu như tại Ải Chi Lăng, thì cũng phải chui vào ống đồng mà chạy. Nếu võ Tầu giỏi thật như trong phim chưởng, môt dũng sĩ có thể địch muôn người, thì với hàng chục vạn hùng binh, hàng vạn dũng sĩ, võ sĩ, sao không đánh cho Việt Nam tan nát, mà lại bỏ chạy thê thảm như thế, chạy đến nỗi đạp lên nhau mà chết, máu đỏ sông Hồng, xác nghẹt dòng nước? Võ giỏi như thế sao nghe đến tên Yếu Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản .. .thì rung mình, kinh sợ? Võ giỏi kinh thiên động địa như thế sao thấy Hai Bà Trưng cùng các đại tướng Công Chúa Bát Nàn, Thánh Thiên Công Chúa, Lê Chân, Nàng Nội.. thì bỏ chạy thục mạng?

 

Đến thời Quang Trung Đại Đế cũng thế. Dũng sĩ thần thánh như Sầm Nghi Đống vì sợ quá mà phải thắt cổ tự tử chết…Qua thời Tây Thực Dân đô hộ, cũng vẫn còn bao dũng sĩ Viêt làm cho quân Tây điêu đứng, sợ hãi. Đặc biệt là Đại Sư Phụ Hàn Bái, người từng đánh gục bao nhiêu dũng sĩ Trung Hoa trên võ đài Quảng Đông và Quảng Tây, lập nên môn võ “bất bại” Hàn Bái Đường đã khiến cho nhà nước Tây phải thán phục và tìm cách diệt sau khi Đại Sư Phụ không chấp nhận thần phục kẻ cướp nước.

 

Rất tiếc, sau thời kỳ này, võ Việt từ từ đi vào bóng tối, một phần vì Tây tìm cách giết hại những ai không thần phục chúng, một phần vì chán nản thế sự, nên nhiều võ sư đã ẩn mình, dần dần mất đi truyền nhân để đến hậu bán thế kỷ 20 thì các môn võ Nhật, võ Đại Hàn, Võ Tầu nhập vào thay thế Võ Việt Nam. Nhiều Võ Sĩ Việt Nam đã thắng giải vô địch trên võ đài quốc tế bằng vào các môn võ Nhật hoặc Đại Hàn.

 

Ngày nay, dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, thiếu sự đầu tư tương xứng cho nền võ thuật Việt Nam và các võ sĩ Việt Nam, nền võ học Việt Nam đã thu hẹp lại với tính cách biểu diễn nhiều hơn là phát triển kỹ thuật Võ Học, mặc dù trường Võ được dựng lên khá nhiều. Rất mong có một ngày nào, Võ Học Chân Truyền của Việt Nam lại rạng danh trên võ đài thế giới.

 

Chu Tất Tiến, 4 đẳng Huyền đai Nhu Đạo Hoa Kỳ.

(OC Judo Training Center.)

   

 Tin giờ chót: Đại Võ Sư Huỳnh Tuấn Kiệt trốn Võ Sĩ Flores môt cách nhục nhã. Sau khi Flores hạ 2 đại võ sư, Flores có gửi lời đến Đại Võ Sư Huỳnh Tuấn Kiệt mong làm hẹn để đến bắt tay thôi. Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt không nhận lời gặp nhưng nói là sẽ cho em trai ra tiếp, và có thể đấu với Flores. Tuy nhiên, khi phái đoàn Flores đến võ đường của Đại Võ Sư Huỳnh Tuấn Kiệt, thì ông..trốn. Không có em trai ra tiếp mà chỉ có cửa đóng im ỉm. Sau đó, Đại Võ Sư (hay người nhà của Võ Sư)  gọi công an đến đuổi phái đoàn Flores đi! Flores thấy chán nản ông Đại Võ Sư này quá, mới gửi lời nhắn như sau:

 

"Huỳnh Tuấn Kiệt không cần trốn tránh nữa", Flores nói. "Ông ấy đã có sự bảo hộ của Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang. Thế nên ông ấy không cần phải sợ hãi. Tôi chỉ muốn bắt tay thôi".

 

Ôi, Võ học Việt Nam từng lừng danh thế giới, nay co rúm người lại như con giun. Xấu hổ quá!

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.