Hôm nay,  

Phương Hoa, Từ Trái Tim, Tới Rừng Cây Cho Bóng Mát

12/01/201300:00:00(Xem: 17931)
Du Tử Lê
(Bài nói chuyện trong chương trình “Tình ca muôn thuở,” Houston, Texas, Chủ Nhật, ngày 15 tháng 10 năm 2012).

Tôi không nhớ tôi đã có bao lần, được đứng trước quý vị và các bạn - - Những người mà thâm tâm tôi hằng nghĩ, là những đại biểu đúng nghĩa nhất, cho nỗ lực duy trì Văn Học, Nghệ Thuật Việt Nam ở xứ nguời. Và, thành phố Houston của quý vị là mũi nhọn, là ngọn sóng đầu, cao, lớn nhất.

Nói thế không có nghĩa, Houston của chúng ta tập trung nhiều nhất đồng bào Việt tỵ nạn.

Không. Hoàn toàn không phải, thưa quý vị.

Tính trên số dân thì Houston của chúng ta đứng hàng thứ # 3, sau Santa Ana và San Jose.

Nhưng, thưa quý vị và các bạn, tôi rất hãnh diện để nói rằng, chỉ riêng Houston mới có những tấm lòng, những trái tim đủ lớn và, quan trọng nhất là quyết tâm đeo đuổi lý tưởng: Từ văn hóa tới xã hội. Từ chính trị tới khoa học, kỹ thuật…

Khi nói tới những quyết tâm đeo đuổi lý tưởng của bất cứ một nguời, hay một nhóm nào thì, nó cũng đồng nghĩa với những hy sinh to lớn mà, không phải ai trong chúng ta cũng có thể làm được.

Ở đây, trong khung cảnh này, kính thưa quý vị, tôi chỉ xin nêu ra một vài hy sinh cụ thể của một, trong những người tổ chức chương trình - Tình Ca Muôn Thuở Này.

Mặc dù tôi biết người ấy, không hề muốn tôi nhắc đến. Đó là bà Phương Hoa. Một trong những dược sĩ Việt tỵ nạn đã sớm trở lại được với chuyên môn của mình. Ðồng thời, bà cũng rất sớm có license hành nghề dược sĩ của tiểu bang Texas…

Nhưng kể từ năm 1994, khi cộng đồng của chúng ta có nhu cầu cần một tiếng nói chung, bà Phương Hoa và nhạc sĩ Đăng Khánh, người bạn đời của bà, đã quyết định xếp, bỏ bằng dược sĩ của mình, để hai ông bà cùng lăn lưng, lao đầu vào quyết tâm xây dựng đài phát thanh VOVN - The Voice of Vietnam - Kéo dài gần 15 năm trời.
phuong_hoa_ban_toi__1_
Phương Hoa (phải) bên Đăng Khánh.
Với khoảng thời gian gần 15 năm đằng đẵng ấy, nếu tính lương khiêm tốn thôi, cho một dược sĩ là 100,000 một năm thì, bà Phương Hoa đã thất thu trên dưới 1 triệu 500 ngàn đồng. Chưa kể phần thất thu của nhạc sĩ Đăng Khánh vì ngoài tư cách nhạc sĩ, ông còn là một bác sĩ nha khoa đầu tiên mở phòng mạch ở thành phố này.

Là người có đôi chút kinh nghiệm trong lãnh vực truyền thông, báo chí, tôi hiểu, ông, bà Phương Hoa / Đăng Khánh đã phải bỏ ra một số thời gian không nhỏ cho VOVN: phát thanh 5 ngày một tuần. Mỗi ngày 8 tiếng.

Ở đây, chúng tôi không nhắc tới những áp lực chính trị từ nhiều phía, ảnh huởng tới tinh thần của cá nhân ông, bà Phương Hoa / Đăng Khánh; cũng như những thành viên khác, thuộc gia đình riêng của ông bà.

Ở đây, chúng tôi cũng không nói tới những đóng góp ý nghĩa của VOVN trong giai đoạn chúng ta được chào đón nhiều cựu Tù Nhân chính trị - - Cũng như sau đó, là nhu cầu hiểu biết dẫn đường vào đại học của con, em những vị cựu tù nhân chính trị ấy.

Ở đây, chúng tôi cũng không nhắc tới sự kiện VOVN trở thành một thành viên, một nguời thân của cả trăm ngàn gia đình Việt ở khắp Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu, qua hệ thống Internet.

Ở đây, thưa quý vị và, các bạn, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới hai tấm lòng, hai quyết tâm Phương Hoa / Đăng Khánh. Họ đã không dừng lại ở nỗ lực phục vụ của họ trong lãnh vực truyền thông; mà, hàng năm, hoặc mỗi hai năm, họ còn mang lại cho chúng ta ít nhất, một chương trình nhạc thính phòng - - Và chương trình hôm nay, là một dấu ấn, cụ thể..

Tôi nhớ, tôi đã đuợc đọc đâu đó, một trong hàng trăm lá thư của một trong số những quý vị hiện ở đây, hôm nay, viết cho bà Phương Hoa, nói về những chương trình nhạc thính phòng của VOVN…

Nội dung bức thư ngỏ ý cám ơn ông bà Phương Hoa / Đăng Khánh đã liên tiếp thực hiện những chương trình nhạc thính phòng, như chương trình mà chúng ta sẽ được thưởng thức ngay sau đây, giúp cho những em nhỏ trong gia đình của tác giả lá thư, thấy được sự khác biệt lớn lao giữa giá trị đích thực của dòng tân nhạc Việt Nam trải qua gần một thế kỷ với dòng tân nhạc mang đầy tính chất “mì ăn liền” đang phổ biến rất sâu rộng tại Việt Nam hiện nay!

Nội dung bức thư còn nhấn mạnh, những chương trình thính phòng, như chương trình này, theo người viết bức thư, đã gieo những hạt giống tốt lành trong khu vườn tinh thần non dại của giới trẻ.

Khi tình cờ đọc được bức thư vừa kể, tôi liên tưởng tới một câu nói của người xưa, đại ý:

“Nếu cả một cuộc đời, mình không làm được điều gì hữu ích cho kẻ khác thì, hãy trồng một gốc cây, cho những thế hệ sau được hưởng bóng mát.”
phuong_hoa_ban_toi__2_
Từ phải: Phương Hoa, vợ chồng Cung Tiến, Trần Dạ Từ & Nhã Ca.
Tuy nhiên, thưa quý vị, chúng ta đều biết rằng, trong thực tế, một gốc cây, thậm chí một rừng cây, cũng có thể

Lại nữa, một gốc cây, nếu may mắn không bị đốn ngã thì, khi cây quá già, nó cũng sẽ tự hoại vì bị rỗng, mục.

Thưa quý vị, nhưng nếu đó là những gốc cây Văn Học, Nghệ Thuật, gốc cây trí tuệ thì, chẳng những muôn đời không bị mục, rỗng mà, nó sẽ mỗi ngày một cao, lớn tỏa rộng bóng mát thênh thang, thêm nữa.

Từ suy nghĩ đó hôm nay, trước quý vị và các bạn, những đại biểu chọn lọc của nổ lực duy trì, phát huy văn hóa Việt nơi xứ người, tôi thấy, tôi không thể không nói ra rằng, trong tinh thần ấy, hai người bạn của cộng đồng, của chúng ta là Phương Hoa / Đăng Khánh, theo tôi, họ không chỉ gieo trồng một vài gốc cây mà, trong âm thầm, họ gieo trồng hằng ngàn những gốc cây văn hoá. Những gốc cây Văn Hóa ấy muôn đời không rỗng, mục…

DTL.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Việt Học sẽ ra mắt sách THẠCH SANH LÝ THÔNG, với buổi nói chuyện với diễn-giả, Giáo-sư Nguyễn Văn Sâm, về “Truyện Thạch Sanh Lý Thông: Một Cách Nhìn Khác” vào Chủ-nhật 26/5/2019 từ 2:00PM -5:00PM tại Viện Việt Học
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học hân hạnh giới thiệu chương-trình Nhạc thính-phòng tháng 5: “Tình Hoài Hương” sắp tổ chức tại Hội Trường Việt Báo vào ngày 11 tháng 5/2019 với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Vé vào cửa: 10 USD.
Ba cuốn sách gần đây về chiến tranh Việt Nam đã làm sáng tỏ về một lĩnh vực thường được đề cập tới, cho thấy rằng sự thất bại của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ vẫn còn nhiều điều để dạy cho chúng ta. Nhưng các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã cho thấy là họ không có khả năng quan tâm đến những bài học đúng đắn
Đêm nay ở phương trời xa xăm cũ biết trời có mưa không? Đêm nay trong vòng rào tù ngục có bao nhiêu kẻ (chợt) thức giấc giữa đêm trường nằm mong chờ khắc khoải trong đói lạnh một tiếng súng mơ hồ? Và đêm qua – ở nơi đây – ai có bạc đầu không?
Từ đau đớn và truân chuyên, tôi gởi đến cho mọi người hạnh phúc vững bền của chữ nghĩa. (Hoàng Ngọc Tuấn) - Nếu không có cái tên Hoàng Ngọc Tuấn và những trang truyện ngắn đầy những chất thơ nói về tình yêu, hẳn là tuổi trẻ chúng tôi 40 năm trước chỉ có một thời để chết và một thời để nhớ mãi khôn nguôi.
bước vào mùa lễ Phục Sinh bên Châu âu & xứ Đức, có một loài hoa nở rộ đẹp lắm rất giống loài hoa mai VN mình. Dân bản xứ đặt tên là "mưa vàng" (Goldregen / Laburnum)
Hát ra cái buồn của bản nhạc thì dễ, nhưng hát ra cái đau mới khó. Ông cân nhắc từng ca từ, từng lời thơ, khi sáng tác. Ông nâng niu, trân quý những đứa con tinh thần của mình và đắn đó khi lựa người hát, có lẽ vì sợ ca sĩ làm hỏng, khiến chúng thành dị dạng
HOLLYWOOD -- Một phụ nữ gốc Việt nổi bật theo cách riêng trong lễ trao giải điện ảnh Oscars hôm Chủ nhật 24/2/2019: cô Amanda Nguyen.
hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa để đi cả 4500 cây số
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.