Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

05/09/199900:00:00(Xem: 5863)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính quyền CSVN vừa kết án tổng cộng 19 năm tù đối với 3 người trong tổ chức Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 6 tháng 7 năm 2020.
Ngày 02/07/2020, Đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức, DW) đã có bài về tình trạng đàn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ trong thời gian trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Đài DW đã nêu trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển và vợ là bà Bùi Thị Kim Phượng làm điển hình cho tình trạng của các tù nhân chính trị và chính sách „phạt cả đám“ của Việt Nam. Trong bài, Hiệp định Thương mại Tự do và vai trò Chủ tịch của Hội đồng EU của chính phủ Đức được xem là một trong những đòn bẩy trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền Việt Nam.
Đài truyền thông Đức „Deutsche Welle“ („Làn sóng Đức“) ngày hôm nay 02.07.2020 loan tin nhà nước Cộng sản Vietnam gia tăng đàn áp những người đối kháng, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ. Trước thềm đại hội của đảng Cộng sản Việt Nam, công an bắt giữ và đàn áp các nhà phê bình và bất đồng chính kiến. Đức và Liên minh Âu châu (EU) có khả năng gây áp lực Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do giữa Âu Châu và Việt Nam. Phóng viên Rodio Ebbighausen đặc biệt chú trọng đến số phận của luật gia Nguyễn Bắc Truyển và đã tiếp súc với vợ ông, bà Bùi Thị Kim Phượng. Mới đây bà được thăm chồng bà tai trại tù An Diệm, Quảng Nam. Bà kể cho phóng viên Đức, bà rất lo lắng cho sức khỏe của chồng, ông Truyển bị đau tim, đau dạ dầy, không được chữa trị dù có làm đợn xin. Ông còn bị giam biệt lập.
Công Cổ Phần Công Nghệ Sao Bắc Đẩu tại Việt Nam đã bị Ngân Hàng Thế Giới trừng phạt bằng cách cấm vận 7 năm vì lừa đảo và gian lận trong 2 dự tại VN mà Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 6 năm 2020.
Chính quyền tỉnh Quảng Nam tại Việt Nam đã lên tiếng phản đối loạt phim truyền hình Mỹ có tên “Madam Secretary” đang được chiếu trên Netflix khi đề cập đến Hội An đã chú thích là “Phù Lăng – Trung Quốc,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 26 tháng 6 năm 2020.
Các nhà hoạt động tại VN gồm Cấn Thị Thiêu và 2 người con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bà Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Cẩm Thúy đã bị công an CSVN bắt tại nhiều nơi khác nhau ở VN hôm 24 tháng 6 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Facebooker có tên “Giáo Sư Hớt Tóc” đã bị tòa án tỉnh Hòa Bình, miền Bắc VN tuyên án 6 năm tù vì bị buộc tội “phát tán thông tin chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 23 tháng 6 năm 2020.
Để chuẩn bị cho đại hội đảng 13, chính quyền CSVN đã ra tay bịt miệng trước các nhà bất đồng chính kiến bằng việc gia tăng đàn áp à bắt bớ trong thời gian qua theo tố cáo của tổ chức theo dõi nhân quyề quốc tế Human Rights Watch qua bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 19 tháng 6 năm 2020.
Đại dịch vi khuẩn corona ảnh hưởng mạnh tới số tiền người Việt từ hải ngoại gửi về Việt Nam trong năm nay, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 18 tháng 6 năm 2020.
Hai Facebookers Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường đã bị công an CSVN bắt tại Sài Gòn “với cáo buộc tinh nghi liên quan đến chính trị,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 17 tháng 6 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.