Hôm nay,  

Csvn Bắt Học, Bắt Dạy Một Loại Chữ Việt Không Thể Dùng Được

9/5/199900:00:00(View: 5854)
Nhà nước CSVN bắt dạy, bắt học một loại chữ viết Việt ngữ không bao giờ được dùng trong đời sống. Chuyện khó tin nhưng có thật này vừa được báo trong nước đề cập. Sau đây là nguyên văn:
Trước năm học mới, bộ sách Tập tô, Tập viết từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ mới) được phát hành. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo quyết định không cho học sinh sử dụng bộ sách đó trong năm học này, mà phải dùng bộ sách cũ có từ năm 1986 tái bản. Từ các sự kiện bất ngờ này, một điều kỳ lạ được phát hiện: Chữ viết tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, chưa bao giờ được Nhà nước công nhận chính thức.
Từ năm 1945, chúng ta mặc nhiên dùng loại chữ viết do cha ông chúng ta để lại, với những mẫu tự Latinh đẹp đến mức cổ điển. Mẫu tự này vừa giúp thể hiện ngôn ngữ bằng chữ viết, vừa rèn luyện được nết người cho người học viết và dùng chữ viết. Nét chữ, nết người luôn có tính tương hợp.
Đến năm học 1980-1981, khi tiến hành cải cách giáo dục, bộ chữ viết đang dùng được thay bằng bộ chữ viết mới với kiểu chữ thường và chữ hoa đơn giản. Bộ chữ này được đưa vào nhà trường và dạy lần đầu qua cuốn Học vần. Việc thay đổi bộ chữ này, không có một văn bản pháp quy nào cho phép. Cần phải nói thêm một điều là kiểu chữ này chỉ có các em học trò nhỏ là bắt buộc phải theo, còn người lớn cả nước muốn viết kiểu gì cũng được, chẳng có văn bản nào bắt buộc.
Chính việc dạy viết bằng bộ chữ này (xin tạm gọi là bộ chữ cải cách) đã làm cho chữ viết của học sinh trở nên xấu. Bộ chữ cải cách không có các nét hất, nét lượn ở các con chữ (như ở chữ n, t, i...), không có nét bụng phía trên, phía dưới (các chữ b, g, h, k, y), chiều cao của một số con chữ là phụ âm chỉ cao gấp hai lần chiều cao các con chữ là nguyên âm (lẽ ra phải cao 2,5 lần mới cho một tỷ lệ đẹp). Các đặc điểm này làm cho các con chữ trong một từ bị viết rời ra, không nối kết với nhau do thiếu các nét hất, nét vòng, học sinh phải viết chậm hơn vì mỗi lần viết xong một chữ cái lại phải một lần nhấc bút lên. Bộ chữ cải cách lại có nhiều con chữ na ná giống nhau, khó phân biệt đối với trẻ học, như giữa b và v, h và n... Còn chữ hoa của bộ chữ cải cách này thì bị cắt bỏ hết các nét uốn lượn, thành một kiểu chữ thô, cứng, lại giống với chữ in hoa.

Nhận thấy sự bất cập trên, đến năm 1986, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục-Đào tạo) đã ban hành Thông tư số 29/TT ngày 25.9.1996 về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết ở trường phổ thông cơ sở. Đây có lẽ là văn bản mang tính pháp quy duy nhất về chữ viết trong nhà trường nhưng cũng chỉ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ. Mục tiêu của thông tư này là: Học sinh cấp I phải có kỹ năng viết chữ đúng, rõ ràng, nhanh sạch và đẹp. Kỹ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là một yêu cầu của việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề (trích Thông tư 29/TT). Để đạt được mục tiêu đó, Thông tư 29/TT đã hướng dẫn sửa đổi căn bản về mẫu chữ viết thường, giúp học sinh tiểu học được luyện viết một mẫu chữ thường gần với mẫu chữ truyền thống vốn được dùng trước năm 1981. Thông tư này cũng cho phép sử dụng song song hai mẫu chữ là chữ hoa đơn giản (của bộ chữ viết cải cách) và chữ hoa phức tạp. Bộ chữ hoa phức tạp, về cơ bản là bộ chữ viết hoa truyền thống mà chúng ta vẫn dùng trước năm 1981. Có thể nói, bộ chữ hoa phức tạp được Thông tư 29/TT đưa lại vào giảng dạy là một cuộc đột phá để quay lại với kiểu chữ đẹp truyền thống mà cha ông chúng ta đã dùng, và hiện chúng ta đang dùng hàng ngày.
Đến năm 1996, bộ chữ hoa phức tạp của Thông tư 29/TT tự nhiên bị đưa ra khỏi nhà trường, cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định và thay thế Thông tư 29/TT. Như vậy, đến nay học sinh vẫn phải học bộ chữ cải cách có từ năm học 1980-1981. Bộ chữ cải cách này như đã nói, ra đời không có giấy khai sinh - tức là cơ sở pháp lý - và được giảng dạy, học bằng các ấn phẩm Tập viết không có tên tác giả, không có người biên tập, người trình bày, không ghi người chịu trách nhiệm xuất bản và cũng không ghi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục-Đào tạo, vi phạm Luật Xuất bản. Không nói đến phần hình thức xấu, khó sử dụng cho học sinh, bộ Tập viết này tồn tại như một ấn phẩm lậu. Thế mà, hàng triệu con em chúng ta đã và vẫn miệt mài với nó để học một bộ chữ mà ngoài đời không dùng! Hãy xem từ tấm giấy khen tặng các em học sinh, các bằng cấp quốc gia, các loại thẻ cao cấp nhất, cũng đều không dùng loại chữ cải cách này. Tất cả đều được dùng bộ chữ cũ, bộ chữ vẫn dùng trước cải cách giáo dục!
Như vậy, bộ chữ vẫn được dùng ngoài đời vẫn không hề được dạy lại trong nhà trường với sự biến mất hiệu lực của Thông tư 29/TT. Nhà trường tiếp tục dùng bộ chữ cải cách mà đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào thừa nhận.
Tính ưu việt của bộ chữ truyền thống là rất rõ ràng. Tại sao chúng ta không dùng cái ưu việt, cái hay, cái tốt dạy cho học sinh"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Gần 100 dân cử tại chức và về hưu tại 28 nước Á Châu đã gửi thư đòi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trả tự do cho người tù chính trị Nguyễn Bắc Truyền, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 13 tháng 8 năm 2020.
Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, người chịu trách nhiệm trong vụ bất ổn tại Đồng Tâm, đã bị “đình chỉ công tác 90 ngày để ‘xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 8 năm 2020.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thành lập Nghĩa Sinh Công tác Xã hội và Công tác Giáo dục, đại diện Nghĩa Sinh Sài Gòn, Phước Tuy và Phan Thiết đã về tham dự một trại họp bạn thu hẹp được tổ chức ngày 1-3 tháng 8 năm 2020 tại Trung tâm Hành hương Bãi Dâu, Vũng Tàu. Được gọi là trại họp bạn “thu hẹp” vì những “giới hạn” do dịch bệnh Covid-19 gây ra trên toàn cầu và tại nhiều quốc gia ở Á Châu cũng như Âu Mỹ.
Báo Tuổi Trẻ Online nói rằng, theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, ông Lê Khả Phiêu - sinh năm 1931, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 2h52 ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.
Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio và TNS John Cornyn đều thuộc Đảng Cộng Hòa đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về Tự Do Tôn Giáo CPC và trừng phạt các cán bộ vi phạm Đạo Luật Magnitsky, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Chủ Nhật, 2 tháng 8 năm 2020.
Đã từng có rất ít trường hợp bị lây vi khuẩn corona tại Việt Nam mà mỗi bệnh nhân được biết với một con số: Bệnh nhân số 17 đã mang vi khuẩn trở lại VN từ Châu Âu sau đợt đầu truyền nhiễm từ Vũ Hán. Bệnh nhân số 91 là một phi công Anh, sắp chết, đã được cứu, theo bản tin của Reuters hôm 30 tháng 7 năm 2020 cho biết. Nhưng bây giờ có một con số bệnh nhân mới mà không được chào đón. Đó là bệnh nhân số 416, là một người đàn ông 57 tuổi tại Đà Nẵng, đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona hồi tuần rồi sau hơn 3 tháng không có trường hợp lây bệnh mới trong đất nước Đông Nam Á này.
Đại dịch Covid-19 đã làm cho ngành dệt may xuất cảng tại Việt Nam mất tiêu 2 tỉ đô la tính tới ngày 15 tháng 7 năm nay, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 7 năm 2020.
Chính quyền CSVN đã trả xong món nợ 145 triệu đô la từ thời chính phủ VNCH cho chính phủ Mỹ nằm trong thỏa thuận giữa hai nước lúc mới bang giao, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 28 tháng 7 năm 2020.
Mỹ sẽ thực hiện Chương Trình Hòa Bình để dạy tiếng Anh cho các học sinh trường trung học tại các vùng nông thôn Hà Nội và Thành Phố Sài Gòn trong thời gian tới qua thỏa thuận giữa hai chính phủ Mỹ-VN, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Chủ Nhật, 26 tháng 7 năm 2020.
Một chiếc xe chở khách du lịch đã bị lật tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam tối ngày 26 tháng 7 năm 2020 khiến cho ít nhất 15 người thiệt mạng và 21 người bị thương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Chủ Nhật, 26 tháng 7.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.