Hôm nay,  

Đối tượng của “Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”

17/11/202210:24:00(Xem: 4120)
Bình luận chính trị

vn court

  

Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025.

Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ.

 

Đúng ra, nếu hiểu về cách tổ chức của HĐNQLHQ, chia các quốc gia vào từng khu vực vì phải dựa trên một sự phân bố công bằng về mặt địa lý, cũng như sự cấu kết của các nước thiếu dân chủ trong nhóm Châu Á-Thái Bình Dương, thì phải thấy rõ là điều này không thể tránh được. Nhất là vì Việt Nam còn là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.

 

Nhà cầm quyền Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động của “Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”

 

Song song với những lời khoe “Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao” thì nhà cầm quyền Việt Nam rất e ngại vì Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ đòi hỏi các thành viên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền (HRC) phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cũng như đảm bảo quyền tự do ngôn luận và lập hội, đồng thời cải thiện hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế.

 

Trong Thế giới Tự do thì vấn đề Nhân quyền cũng không đứng một mình mà liên quan mật thiết đến ngoại giao và nhất là kinh tế, mối quan tâm hàng đầu của nhà cầm quyền CSVN.

 

Trong những năm gần đây con số những người dân trong nước bất đồng ý kiến bị bắt và kết án lên rất cao và nhà cầm quyền CSVN biết rằng sẽ chỉ còn phải đối đầu ít nhiều với khối người Việt sống tại hải ngoại đang là công dân của các nước tự do, quan trọng nhất là tại Mỹ, những người mà họ không dễ thẳng tay bắt bớ, bịt miệng.

 

Mục tiêu nhắm vào là người Việt Nam ở nước ngoài

 

Từ tháng 2/2019 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNH về NVNN) trực thuộc Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam để “thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài”. Những mục đích quan trọng nhất là:

 

-- Tổng hợp, đánh giá tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vận động, thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài để sử dụng thực hiện các hợp tác quốc tế;

 

-- Thông tin, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình đất nước cho người Việt Nam ở nước ngoài;

 

-- Thực hiện quản lý đối với các tổ chức xã hội liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật (Việt Nam).

 

Ai là Người Việt Nam ở nước ngoài?

 

Như tên của Ủy ban này ghi rõ, UBNN về NVNN nhắm mục tiêu vào tất cả những người Việt Nam tại nước ngoài mà họ gọi là Cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

 

Thế nào là Cộng đồng?

 

Cộng đồng là một từ Hán Việt. Cộng là chung vào, cùng nhau. Đồng là cùng (như một)

Từ “cộng đồng” tự nó có một sức mạnh kỳ lạ. Nó truyền tải một cảm giác về sự gần gũi và tích cực. Nó nói lên cả tình đoàn kết và tình quê hương.

 

Nhưng người Việt đang sống tại Mỹ (tại những nước Âu châu cũng tương đương) không thuần nhất, không có cái sự gần gũi, tích cực, đoàn kết đó, không có mối quan tâm chung.

Để hiểu tình hình sinh hoạt của người Việt đang sinh sống tại Mỹ, có lẽ đơn giản nhất là phân loại theo hoàn cảnh:

 

– Cộng đồng những công dân Việt Nam tại Mỹ, và

– Cộng đồng người Việt tại Mỹ không là công dân Việt Nam.

 

Hai cộng đồng này là hai thực thể biệt lập, có giao du nhưng chỉ phiến diện, hoặc vì tính cách gia đình. Những công dân VN thì dù ở trong hay ngoài VN đi nữa vẫn nằm trong sự kiểm soát chỉ huy của đảng Cộng Sản VN. Cộng đồng những công dân VN tại Mỹ nhìn từ ngoài rất đồng nhất vì không bao giờ họ chỉ trích bất cứ điều gì nhà cầm quyền VN làm. Nếu thân đảng CS thì họ tích cực trong việc phô trương ơn Bác và Đảng, còn không đồng ý với CS thì họ tuyệt đối giữ im lặng, để không bị khó khăn về mặt giấy tờ, quyền lợi.

 

Khổ thay, sự im lặng đó, giống như nơi người dân trong nước, được ghi nhận như sự mãn nguyện của người dân, và đóng góp rất nhiều vào sự thành công của đảng CS trong việc

tuyên truyền trước quốc tế về cách điều hành đất nước.

 

“Cộng đồng người Việt tại Mỹ không là công dân VN”, đa dạng và phức tạp, chính là cái cộng đồng mà UBNN về NVNN muốn khéo léo tóm gọn để ảnh hưởng. Trong cộng đồng này có những người song tịch, và vì vẫn là công dân VN, nên vẫn chịu sự chỉ huy của nhà cầm quyền CSVN. Cũng có rất nhiều người chỉ là công dân Mỹ, nhưng vì muốn thoải mái ra vào Việt Nam nên hoặc không muốn nhìn, hoặc có nhìn thấy những tệ trạng, nhưng tránh không bao giờ nói hay làm gì có tính cách công chúng mà có thể phật lòng nhà cầm quyền VN để bị cấm vào VN. Cạnh đó là con số không nhỏ những người trong đời sống hằng ngày không còn quan tâm, ràng buộc với những gì đang xảy ra tại VN, hoặc vì quá bận bịu cơm áo gạo tiền, hoặc là những người trẻ không cả biết nói tiếng Việt.

 

Còn lại cuối cùng là nhóm những người rất quan tâm đến Việt Nam, nhưng phần lớn đang dồn tâm trí vào những sinh hoạt cộng đồng, là điều cũng rất quan trọng. Trong số họ, bao nhiêu người còn năng lượng và khả năng để theo dõi, tìm hiểu những gì đang thực sự xảy ra tại VN ngày nay? Rồi khó khăn hơn nữa là nếu muốn giúp VN thì làm sao để sự đóng góp của mình thực sự mang lại ích lợi cho người dân trong nước?

 

“Cộng đồng người Việt tại Mỹ không là công dân VN” và “Cộng đồng những công dân Việt Nam tại Mỹ” có cùng địa bàn sống, phần lớn không có xích mích nhưng cũng không có sự chung sống, không có ảnh hưởng lên nhau.

 

Thành thử “Cộng đồng những công dân Việt Nam tại Mỹ” không phải là con đường mà UBNN về NVNN có thể tuyên truyền hoạt động để mong lấn qua “Cộng đồng người Việt tại Mỹ không là công dân VN”. Con đường của UBNN về NVNN là dựa vào đội ngũ những người Mỹ gốc Việt không là công dân VN, (hoặc kín đáo song tịch), đang hợp sức tuyên truyền giúp họ đạt mục tiêu tuyên truyền bằng cách họp hành đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, và lên tiếng với tư cách những người am hiểu cả về VN lẫn quốc tế, ráo riết đánh bóng những thành quả hiện nay của nhà cầm quyền CSVN, trong khi kết tội những người chỉ trích là thù hận sau khi thua chiến tranh.

 

Đây là lập luận mà giới ngoại giao Âu-Mỹ cho tới nay rất thích tin hoặc vờ tin để có thể có chính nghĩa cổ súy chính sách “thay đổi thông qua thương mại”. Tuy nhiên, với Tập Cận Bình và Putin, Trung Quốc và Nga đã phát triển thành những quốc gia ngày càng độc tài, khiến các nhà quan sát đang mổ xẻ sự thất bại và chứng minh “thay đổi thông qua thương mại” không thể thành công nếu không có một cơ chế kiểm soát với sự hiện diện tích cực của các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

 

– Thục-Quyên

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.