Hôm nay,  

Trung Uơng 6/XIII nhìn nhận thất bại toàn diện

04/10/202221:03:00(Xem: 2733)
Chính luận

vn court


Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận.

Về lĩnh vực Kinh tế, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “trở thành nước công nghiệp” đã thất bại, gây khó khăn cho kế hoạch định trước là “Đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.


Ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta vẫn chưa thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Các đột phá chiến lược chưa có sự bứt phá. Tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm. Nội lực của nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năng suất lao động thấp và chậm được cải thiện. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế. Quá trình đô thị hoá cũng chưa đồng bộ, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới. Các vấn đề về phát triển văn hoá, xã hội, con người, bảo vệ môi trường cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đồng bộ với phát triển kinh tế,...” (trích Diễn văn khai mạc Trung ương 6,ngày 03/10/2022).

 

Trong đề án “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, báo cáo của Ban Bí thư không nêu ra chi tiết nhưng nhìn nhận “những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân” vẫn tồn tại. Vì vậy, ông Trọng đã yêu cầu các cấp lãnh đạo phải: “Chú ý đến việc hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ hệ thống pháp luật, vận hành thông suốt, thống nhất bộ máy nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội; phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước; tăng cường kiểm soát quyền lực; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh gọn, liêm chính; phòng, chống có hiệu quả tham nhũng, tiêu cực.”

Đây là những vấn đề “then chốt của then chốt”, như lời ông Trọng nói về xây dựng, chỉnh đốn đảng từ năm 2011 Nhưng những chứng hư tất xấu của cán bộ, đảng viên trong các lĩnh vực lãnh đạo, hành chính và tham nhũng, tiêu cực không giảm mà còn tăng cao theo thời gian.

Bằng chứng trong đảng đã có những tệ nạn như kèn cựa, tranh chức tranh quyền, trên bảo dưới không nghe, vây bè kéo cánh và lợi ích nhóm vây quanh, ăn sâu từ trong hệ thống cầm quyền sang doanh nghiệp rộng khắp.

 

ĐỔI MỚI HAY LÀM CŨ?

Do đó, Hội nghị lần này (Trung ương 6), đã tập trung thảo luận đề án “Về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”.

Nên biết, điều được gọi là “tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”  đã được thảo luận và thi hành từ sau Hội nghị Trung ương 5, khóa đảng X thời Tổng Bí thư Nộng Đức Mạnh năm 2007.

 

Tuy nhiên, theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, nhiều: “hạn chế, bất cập còn tồn tại” như: “Nhận thức lý luận về phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng còn có những vấn đề chưa thật rõ. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các nghị quyết của Đảng, thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng thành luật pháp, chính sách của Nhà nước chuyển biến chưa thật sự rõ nét; vẫn còn tình trạng chất lượng một số văn bản chưa sát thực tế; tổ chức thực hiện nghị quyết chưa nghiêm; cách thức tổ chức quán triệt nghị quyết còn ít đổi mới. Việc hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị còn chậm và lúng túng, nhất là trong việc xử lý tình trạng không rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc của Đảng trong công tác lãnh đạo, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.”

Đặc biệt, theo lời ông Trọng: “Vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, làm thay hoặc né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế...”



Vì vậy, ông Trọng đã buộc phải xác nhận rằng: “Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.”

Từ hậu qủa này, một Nghị quyết mới về “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” sẽ ra đời vào ngày họp cuối cùng của Trung ương 6, ngày 9/10/2022.

CHUYỆN THỜI 2007

 

Như vậy ta thấy công tác “đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị” , ra đời từ Hội nghị Trung ương 5, khóa đảng X, đã rệu rã như thế nào.

Trước hết, những yêu cầu của Trung ương 4, khóa X đã không được thi hành đến nơi đến chốn, tập trung vào: “Đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội".

Chi tiết “đổi mới” này, theo Diễn văn của ông Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương  thời đó, nhằm:

1- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội;

 

2- Sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân;

 

3- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội;

 

4- Phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân;

 

5- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội để nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”  (theo Tuyên giáo, ngày 16/09/2007)

Theo ông Tô Huy Rứa, sở dĩ đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo vì: “Trong hoàn cảnh những năm qua bên cạnh những thành tựu đạt được, phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập cần phải khắc phục: có nơi Đảng bao biện làm thay, có nơi Đảng buông lỏng sự lãnh đạo đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc thiết kế những cơ chế, chính sách, những quy định có tính pháp quy để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn yếu và rất thiếu những quy định cụ thể, khả thi, còn xem nhẹ phong cách, lề lối lãnh đạo...”

Từ thực tiễn trên và đặc biệt, từ sự thấu hiểu sâu sắc những đòi hỏi mới đối với quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 đã tổng kết và làm rõ những quan điểm, nội dung, các giải pháp mang tính toàn diện và thực tiễn, trong đó có nhiều nội dung rất mới, rất cụ thể.

 

Những nội dung này  được tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đặt trong tổng thể công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng; đồng bộ với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế; phải trực tiếp tác động vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Trong khi tiếp tục đề cao việc kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, Trung ương nhấn mạnh việc thực hành dân chủ rộng rãi, đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp mạnh hơn, gắn với việc đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; đề cao tính sáng tạo của các cấp, các ngành phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu của ngành, địa phương.”

Như vậy, những tệ nạn  ông Tô Huy Rứa nói cần phải thay đổi từ năm 2007 thì 15 năm sau ông Nguyễn Phú Trọng đã lập lại năm 2022. Điều này chứng tỏ đảng đã “giậm chân tại chỗ”, hay nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, hoặc cứ đùn đầy cho nhau chẳng ai chịu làm.

Chẳng hạn như chủ trương "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước", hay giữ đảng “trong sạch”, lãnh đạo “gương mẫu” v.v… đã được nói nhiều nhưng vẫn như nước đổ đầu vịt, trơ ra như đá không nhúc nhích. Vậy mà không thấy có ai phải chịu trách nhiệm trong số 4 Lãnh đạo đầu não gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Lý do này đã khiến đảng mất tín nhiệm với dân nên điều gọi là “quan hệ máu thit với dân” của đảng càng ngày càng mờ nhạt. Thậm chí cán bộ, đảng viên có chức có quyền, kể cả trong Quân đội và Công an, cũng đang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và suy thoái đạo đức lối sống.

 

Do đó, căn cứ vào thất bại của qúa khứ, dù đảng có “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” thêm lần nữa cũng không cứu vãn được. Một chuỗi thất bại mới sẽ nẩy sinh.

 

Phạm Trần

(10/022)












 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
Thời đại tin học hiện đại giúp con người nhiều phương tiện truyền thông tiện lợi, đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến trên thế giới ảo mà có khả năng tác hại kinh hoàng trong đời thực, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có đủ sức để đương đầu với cuộc chiến ảo này, mà cụ thể là trong năm 2021 nước này đã có tới 30 vụ bí mật nhà nước bị lộ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.