Hôm nay,  

Bão Số 13 - Vamco Đang Đổ Bộ Vào Miền Trung Việt Nam, Ít Nhất 4 Người Thiệt Mạng

13/11/202017:19:00(Xem: 2183)

 

MIỀN TRUNG, VN – Miền Trung Việt Nam năm nay phải gánh chịu nhiều thiệt hại vì mùa mưa bão, hết trận bão này lại đến trận bão khác, hiện nay cơn bão Vamco mà Việt Nam tính là Bão Số 13 đang đổ bộ vào các tỉnh Miền Trung từ Quảng Bình vào tới Quảng Ngãi và số người thiệt mạng đã lên tới 4 người tính tới Thứ Sáu, 13 tháng 11 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết. Bản tin RFA cho biết chi tiết về trận bão này như sau.

Bão số 13, tên quốc tế Vamco, đang tiến nhanh về vùng biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình xuống đến Quảng Ngãi.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam ngày 13 tháng 11 dẫn thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Quốc gia Việt Nam, cho biết đến 13 giờ chiều ngày 14 tháng 11, tâm bão số 13 với cường độ cấp 11, giật cấp 14 ở ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

Dự báo từ sáng ngày 14 tháng 11, trên đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7; sau đó tăng lên cấp 8. Tại vùng ven biển gió có nơi lên cấp 9, giật cấp 12. Cấp độ rủi ro thiên tai được cảnh báo ở cấp 3.

Để phòng tránh bão số 13, cơ quan chức năng tại hai tỉnh Thừa Thiên- Huế và Đã Nẵng lên kế hoạch sơ tán chừng 135 ngàn dân ra khỏi những nơi có khả năng xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá.

Thành phố Đà Nẵng có yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà kể từ 12 giờ trưa ngày 14 tháng 11. Tỉnh Quảng Trị cũng có yêu cầu tương tự.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế vào chiều ngày 13 tháng 11 ra công điện hỏa tốc ứng phó với bão số 13. Tỉnh yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà từ 18 giờ ngày 14 tháng 11. Ngoài ra lực lượng cứu hộ ngưng công tác tìm kiếm 12 công nhân còn mất tích trong vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 hồi rạng sáng ngày 12 tháng 10 vừa qua.

Bão Vamco khi thổi qua Philippines từ khuya ngày 11 sang sáng ngày 12 tháng 11 đã khiến ít nhất 42 người thiệt mạng tính đến ngày 13 tháng 11. Đây là cơn bão thứ 21 và gây chết chóc nhất quét qua Philippines trong năm nay.

Một bản tin khác cùng ngày của Đài RFA cho biết thêm các chi tiết và thiệt hại nhân mạng như sau.

4 người tử vong trong 2 ngày 12 và 13 tháng 11 ở miền Trung do hậu quả của mưa lũ. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 13/11.

Cụ thể, báo Thanh Niên trích thông tin từ Uỷ ban Nhân dân Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, cho biết một phụ nữ có tên là Hoàng Thị Thảo - 47 tuổi đã chết hôm 12/11 do bị một bức tường sập đè lên người khi người này cố tìm cách cứu đàn gà của gia đình khỏi bị nước lũ cuốn trôi.

Cũng trong ngày 12/11, hai người dân khác ở huyện Phong Điền đã tử vong vì bị lật ghe. Hai nạn nhân là anh Hoàng Văn Quý - 32 tuổi và cháu của anh Quý là Hoàng Thanh Bình - 11 tuổi. Cả hai trú tại thôn Hiền An, Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

Vào ngày 13/11, một người tại huyện Quảng Điền đã tử vong do lũ. Theo báo Thanh Niên, nạn nhân là chị Trần Thị Ngọc Huyền, sinh viên năm 2 ngành du lịch. Chị được bố là ông Trần Quang Hùng dùng xe công nông chở đi vượt lũ để lên thành phố Huế học. Chiếc xe khi đến đoạn đường liên thôn thuộc thôn Mỹ Xá, xã Quảng An, đã bị lật rơi xuống ruộng giữa dòng lũ khiến chị Huyền tử nạn, một người con trai của ông Hùng đi theo xe bị gãy chân.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của bão số 12 từ ngày 10 đến 12/11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa lớn, lũ trên các sông đạt trên báo động 2, có sông ở mức báo động 3. Nhiều đường liên thôn, liên xóm, tỉnh lộ đến sáng ngày 13/11 vẫn còn bị chia cắt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.