Hôm nay,  

Ít Nhất 10,000 Người Việt Nam Qua Mỹ Theo Diện Du Học, Du Lịch, Thăm Bà Con Bị Mắc Kẹt, Gặp Nhiều Khó Khăn, Chưa Về Được

11/07/202017:47:00(Xem: 7522)

 

Hiện có khoảng 10,000 người Việt đang ở Mỹ - theo diện du học, du lịch, công tác, thăm thân nhân bị kẹt – đã ghi danh để trở về lại VN nhưng chưa về được vì những trở ngại do đại dịch gây ra, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 11 tháng 7 năm 2020. Bản tin VOA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Nhiều người Việt qua Mỹ ngắn hạn giữa lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát hiện đang lâm vào thế bế tắc vì muốn về cũng không được mà ở cũng không xong, theo tìm hiểu của VOA.

Họ chủ yếu là những người sang Mỹ theo diện du học, du lịch, công tác, thăm thân nhân và bị ‘mắc kẹt’ khi đại dịch xảy ra, với những giới hạn về các chuyến bay qua lại giữa hai nước trong khi nguồn tài chính ngày càng cạn kiệt, cònthị thực thì đã hoặc sắp hết hạn.

Tới nay, chính quyền Việt Nam đã tổ chức được bốn chuyến bay để đưa công dân bị kẹt ở Mỹ hồi hương. Chuyến mới nhất vừa đưa 346 người từ thủ đô Washington D.C. về, truyền thông trong nước loan tin hôm 10/7. Hiện còn hơn 10.000 người Việt đã đăng ký về nước vẫn đang chờ tới lượt, báo nhà nước dẫn lời đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết.

Tại sao không về?

Trương Giang Châu, một du học sinh hiện đang học thạc sỹ ngành Ngôn ngữ học và làm trợ giảng tại Đại học Hawaii ở Honolulu theo học bổng của trường, là một trong số đó.

Chị cho biết từ sau kỳ nghỉ xuân, Đại học Hawaii đã thông báo đóng cửa, ký túc xá gửi thông báo liên tục thúc giục du học sinh về nước. Lúc đó vẫn còn các chuyến bay thương mại nối liền hai nước, chị đã nghĩ đến chuyện về nhà.

“Y tế Mỹ rất đắt, bọn em thì ở tập thể trong khu ký túc xá nên nguy cơ lây bệnh rất cao trong khi bạn bè xung quanh đều tìm mọi cách để về,” chị Châu kể.

Tuy nhiên, thời điểm đó chị Châu đang trong giai đoạn hoàn tất luận văn trong học kỳ cuối và chuẩn bị tốt nghiệp.

“Về nhà thì sẽ bị lệch giờ, mọi chuyện hẳn sẽ thay đổi rất nhiều. Chưa kể trong thời gian về nước sẽ phải bị cách ly 14 ngày, đến lúc về nhà sẽ tiếp tục cách ly ở nhà thêm 14 ngày nữa thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và việc học của em,” chị cho biết.

Theo giải thích của du học sinh này, vì không an tâm về việc ở khu cách ly ở Việt Nam có internet đủ mạnh và không gian có đủ yên tĩnh để cho chị dạy sinh viên trực tuyến hay không, nên chị quyết định ở lại Mỹ cho xong chương trình dạy và học.

Chị vẫn được lưu lại ký túc xá cho tới nay nhờ sự can thiệp của các giáo sư trong trường. Chương trình học của chị đến tháng 8 mới hết. Ngoài ra, chị cũng đã nộp hồ sơ xin OPT, tức chương trình thực tập không bắt buộc. Trong khi chờ kết quả OPT thì chị vẫn có thể ở lại Mỹ hợp pháp.

‘Không còn đường về’

Hiện giờ, khi đã nộp luận văn tốt nghiệp và kết thúc việc học, chị muốn về Việt Nam thì mọi ngả đường đều đã bị chặn.

“Đến cuối tháng 5 tất cả những cách có thể về được nhà thì không còn cách nào để về nữa rồi. Ngay cả chuyến bay thương mại cũng không có,” chị nói.

Theo chị, do đang ở ngoài đảo giữa Thái Bình Dương nên đường về của chị khó khăn hơn rất nhiều vì trước hết phải bay vào đất liền của Mỹ rồi từ đó mới tìm chuyến bay về nước.

“Trong đất liền còn có chuyến bay quốc tế, còn ở đảo từ ngay khi chính quyền phong tỏa đã giới hạn rất nhiều chuyến bay ngay cả với đất liền của Mỹ,” chị nói.

“Nếu vào được đất liền ở Los Angeles hay San Francisco mà những chuyến bay quốc tế từ đó không thể đi nữa thì em cũng không biết làm thế nào, không biết đi đâu mà ở nữa.”

Ngoài ra, ký túc xá chỗ chị tá túc hiện chỉ cho ra chứ không cho vào. Nếu chuyến bay bị hủy, về lại ký túc xá cũng không được thì coi như bơ vơ không còn chỗ ở, chị cho biết.

“Khi mà xung quanh bạn bè tìm mọi cách để đi về rồi và chỉ sau một ngày mọi thứ đều thay đổi thì tâm trạng em rất là hoang mang,” chị giãi bày.

Chị Châu nói chị thấy trên diễn đàn của du học sinh, mọi người ‘chia sẻ rất nhiều’ đường dẫn đăng ký về trên chuyến bay ‘giải cứu’ do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.

“Em có đăng ký tên em nhưng cho đến sau này mọi người nói với em rằng vé về rất đắt, đến 2.000-3.000 đô la một vé. Bản thân em không đủ khả năng tài chính để xoay sở mua được một chỗ để về,” chị nói và cho biết chị đăng ký từ tháng 4 nhưng đến giờ vẫn chưa thấy kết quả.

Bên cạnh đó, chị còn tham khảo những cách mà mọi người kháo nhau, chẳng hạn mua vé về một nước châu Á khác, từ đó bay về một nước đông nam Á như Thái Lan hay Campuchia rồi từ đó tìm đường về Việt Nam bằng đường bộ.

“Dĩ nhiên qua nhiều chuyến bay thì nguy cơ mắc bệnh trên đường đi quá lớn nên em không dám liều đi bằng con đường đó,” chị Châu nói thêm.

Theo lời du học sinh này, những bạn bè của chị đã về được Việt Nam đều là ‘về từ sớm khi còn chuyến bay thương mại ngay sau khi trường thông báo đóng cửa’ chứ ‘chưa ai về được bằng chuyến bay giải cứu cả’.

Cũng từ Honolulu, bà Mai Thị Hòa cho VOA biết bà sang Mỹ từ tháng 11 năm ngoái để thăm con gái và chăm cháu ngoại và bị kẹt từ đó tới nay. Con bà đã tìm hiểu đủ mọi cách nhưng không có cách nào khả dĩ để bà về nước vào lúc này, bà nói.

Theo bà giải thích thì do bà dưới 60 tuổi, hiện đang sống với con gái nên không khó khăn về chỗ ăn ở và điều kiện kinh tế, nên không đủ điều kiện để được về theo chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.

“Nếu Việt Nam cho về thì tôi cũng muốn về chứ, vì đi cũng đã lâu rồi trong khi ở nhà cũng đang có công việc đợi mình,” bà Hòa, người từng qua thăm con gái được ba lần, cho biết.

Bà nói nếu về Việt Nam mà phải chịu cách ly vào lúc này thì ‘bà cũng chịu’. Ở lại Mỹ lúc này, điều làm bà lo sợ nhất là ‘nếu chẳng may đau ốm mà không có bảo hiểm thì tiền hàng ngàn trở lên thôi’.

Theo lời bà, visa của bà, vốn đã hết hạn, đã được gia hạn thêm cho đến giữa tháng 8 năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.