Hôm nay,  

Ít Nhất 10,000 Người Việt Nam Qua Mỹ Theo Diện Du Học, Du Lịch, Thăm Bà Con Bị Mắc Kẹt, Gặp Nhiều Khó Khăn, Chưa Về Được

11/07/202017:47:00(Xem: 7650)

 

Hiện có khoảng 10,000 người Việt đang ở Mỹ - theo diện du học, du lịch, công tác, thăm thân nhân bị kẹt – đã ghi danh để trở về lại VN nhưng chưa về được vì những trở ngại do đại dịch gây ra, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 11 tháng 7 năm 2020. Bản tin VOA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Nhiều người Việt qua Mỹ ngắn hạn giữa lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát hiện đang lâm vào thế bế tắc vì muốn về cũng không được mà ở cũng không xong, theo tìm hiểu của VOA.

Họ chủ yếu là những người sang Mỹ theo diện du học, du lịch, công tác, thăm thân nhân và bị ‘mắc kẹt’ khi đại dịch xảy ra, với những giới hạn về các chuyến bay qua lại giữa hai nước trong khi nguồn tài chính ngày càng cạn kiệt, cònthị thực thì đã hoặc sắp hết hạn.

Tới nay, chính quyền Việt Nam đã tổ chức được bốn chuyến bay để đưa công dân bị kẹt ở Mỹ hồi hương. Chuyến mới nhất vừa đưa 346 người từ thủ đô Washington D.C. về, truyền thông trong nước loan tin hôm 10/7. Hiện còn hơn 10.000 người Việt đã đăng ký về nước vẫn đang chờ tới lượt, báo nhà nước dẫn lời đại sứ Hà Kim Ngọc cho biết.

Tại sao không về?

Trương Giang Châu, một du học sinh hiện đang học thạc sỹ ngành Ngôn ngữ học và làm trợ giảng tại Đại học Hawaii ở Honolulu theo học bổng của trường, là một trong số đó.

Chị cho biết từ sau kỳ nghỉ xuân, Đại học Hawaii đã thông báo đóng cửa, ký túc xá gửi thông báo liên tục thúc giục du học sinh về nước. Lúc đó vẫn còn các chuyến bay thương mại nối liền hai nước, chị đã nghĩ đến chuyện về nhà.

“Y tế Mỹ rất đắt, bọn em thì ở tập thể trong khu ký túc xá nên nguy cơ lây bệnh rất cao trong khi bạn bè xung quanh đều tìm mọi cách để về,” chị Châu kể.

Tuy nhiên, thời điểm đó chị Châu đang trong giai đoạn hoàn tất luận văn trong học kỳ cuối và chuẩn bị tốt nghiệp.

“Về nhà thì sẽ bị lệch giờ, mọi chuyện hẳn sẽ thay đổi rất nhiều. Chưa kể trong thời gian về nước sẽ phải bị cách ly 14 ngày, đến lúc về nhà sẽ tiếp tục cách ly ở nhà thêm 14 ngày nữa thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và việc học của em,” chị cho biết.

Theo giải thích của du học sinh này, vì không an tâm về việc ở khu cách ly ở Việt Nam có internet đủ mạnh và không gian có đủ yên tĩnh để cho chị dạy sinh viên trực tuyến hay không, nên chị quyết định ở lại Mỹ cho xong chương trình dạy và học.

Chị vẫn được lưu lại ký túc xá cho tới nay nhờ sự can thiệp của các giáo sư trong trường. Chương trình học của chị đến tháng 8 mới hết. Ngoài ra, chị cũng đã nộp hồ sơ xin OPT, tức chương trình thực tập không bắt buộc. Trong khi chờ kết quả OPT thì chị vẫn có thể ở lại Mỹ hợp pháp.

‘Không còn đường về’

Hiện giờ, khi đã nộp luận văn tốt nghiệp và kết thúc việc học, chị muốn về Việt Nam thì mọi ngả đường đều đã bị chặn.

“Đến cuối tháng 5 tất cả những cách có thể về được nhà thì không còn cách nào để về nữa rồi. Ngay cả chuyến bay thương mại cũng không có,” chị nói.

Theo chị, do đang ở ngoài đảo giữa Thái Bình Dương nên đường về của chị khó khăn hơn rất nhiều vì trước hết phải bay vào đất liền của Mỹ rồi từ đó mới tìm chuyến bay về nước.

“Trong đất liền còn có chuyến bay quốc tế, còn ở đảo từ ngay khi chính quyền phong tỏa đã giới hạn rất nhiều chuyến bay ngay cả với đất liền của Mỹ,” chị nói.

“Nếu vào được đất liền ở Los Angeles hay San Francisco mà những chuyến bay quốc tế từ đó không thể đi nữa thì em cũng không biết làm thế nào, không biết đi đâu mà ở nữa.”

Ngoài ra, ký túc xá chỗ chị tá túc hiện chỉ cho ra chứ không cho vào. Nếu chuyến bay bị hủy, về lại ký túc xá cũng không được thì coi như bơ vơ không còn chỗ ở, chị cho biết.

“Khi mà xung quanh bạn bè tìm mọi cách để đi về rồi và chỉ sau một ngày mọi thứ đều thay đổi thì tâm trạng em rất là hoang mang,” chị giãi bày.

Chị Châu nói chị thấy trên diễn đàn của du học sinh, mọi người ‘chia sẻ rất nhiều’ đường dẫn đăng ký về trên chuyến bay ‘giải cứu’ do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.

“Em có đăng ký tên em nhưng cho đến sau này mọi người nói với em rằng vé về rất đắt, đến 2.000-3.000 đô la một vé. Bản thân em không đủ khả năng tài chính để xoay sở mua được một chỗ để về,” chị nói và cho biết chị đăng ký từ tháng 4 nhưng đến giờ vẫn chưa thấy kết quả.

Bên cạnh đó, chị còn tham khảo những cách mà mọi người kháo nhau, chẳng hạn mua vé về một nước châu Á khác, từ đó bay về một nước đông nam Á như Thái Lan hay Campuchia rồi từ đó tìm đường về Việt Nam bằng đường bộ.

“Dĩ nhiên qua nhiều chuyến bay thì nguy cơ mắc bệnh trên đường đi quá lớn nên em không dám liều đi bằng con đường đó,” chị Châu nói thêm.

Theo lời du học sinh này, những bạn bè của chị đã về được Việt Nam đều là ‘về từ sớm khi còn chuyến bay thương mại ngay sau khi trường thông báo đóng cửa’ chứ ‘chưa ai về được bằng chuyến bay giải cứu cả’.

Cũng từ Honolulu, bà Mai Thị Hòa cho VOA biết bà sang Mỹ từ tháng 11 năm ngoái để thăm con gái và chăm cháu ngoại và bị kẹt từ đó tới nay. Con bà đã tìm hiểu đủ mọi cách nhưng không có cách nào khả dĩ để bà về nước vào lúc này, bà nói.

Theo bà giải thích thì do bà dưới 60 tuổi, hiện đang sống với con gái nên không khó khăn về chỗ ăn ở và điều kiện kinh tế, nên không đủ điều kiện để được về theo chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức.

“Nếu Việt Nam cho về thì tôi cũng muốn về chứ, vì đi cũng đã lâu rồi trong khi ở nhà cũng đang có công việc đợi mình,” bà Hòa, người từng qua thăm con gái được ba lần, cho biết.

Bà nói nếu về Việt Nam mà phải chịu cách ly vào lúc này thì ‘bà cũng chịu’. Ở lại Mỹ lúc này, điều làm bà lo sợ nhất là ‘nếu chẳng may đau ốm mà không có bảo hiểm thì tiền hàng ngàn trở lên thôi’.

Theo lời bà, visa của bà, vốn đã hết hạn, đã được gia hạn thêm cho đến giữa tháng 8 năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời đại tin học hiện đại giúp con người nhiều phương tiện truyền thông tiện lợi, đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến trên thế giới ảo mà có khả năng tác hại kinh hoàng trong đời thực, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có đủ sức để đương đầu với cuộc chiến ảo này, mà cụ thể là trong năm 2021 nước này đã có tới 30 vụ bí mật nhà nước bị lộ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 12 năm 2021.
Trong khi người dân khắp nơi lo sợ Covid-19 lây lan đã vội tìm kiếm các cách để đề phòng đại dịch, thì cơ quan có trách nhiệm giám sát về mặt khoa học các thuốc chích ngừa, các dụng cụ thử nghiệm Covid-19 đã gian dối và lợi dụng ngay cả tên tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để trục lợi bất kể sự nguy hiểm có thể dẫn tới cái chết cho nhiều người dân vô tội, cho thấy Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản chỉ tạo ra sự phá sản nền đạo đức truyền thống của dân tộc, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021.
Hoa Kỳ đã có tân đại sứ tại Việt Nam là ông Marc Evans Knapper, người đã được Thượng Viện Mỹ chính thức chuẩn thuận là đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 18 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021.
Cơn bão rất lớn có tên Rai, hay cơn bão số 9, từ Phi Luật Tân đang tiến vào các tỉnh ven biển Miền Trung Việt Nam nhắm tới các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, mà sức gió mạnh nhất ở cấp 17 khiến cho chính quyền nhiều tỉnh Miền Trung đang dự định di tản khoảng 240,000 người để tránh bão, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 17 tháng 12 năm 2021.
Có tới hơn 10,000 người bị đường dây của Công ty Tân Tín Đạt cho vay ăn lời cắt cổ có 51 chi nhánh tại 30 tỉnh ở Việt Nam lấy tiền lên tới 1,000 tỉ đồng vn, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Nhà hoạt động ‘chống các trạm thu phí BOT đặt không đúng vị trí’ Đỗ Nam Trung đã bị tòa án tỉnh Nam Định, Miền Bắc VN kết án tù 10 năm vì tội danh “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Qua những phản ảnh về tính cách vô trách nhiệm của chính quyền đối với các công ty và cá nhân đưa người đi lao động nước ngoài mà thực chết không khác việc buôn người trong vụ 39 bộ nhân VN chết trong thùng đá lạnh của chiếc xe tải tại Anh và nhiều vụ khác, chính quyền CSVN đã bị buộc phải đưa ra các quy định mới được ban hành hôm 13 tháng 12 nhằm siết chặt lãnh vực tư đưa người đi lao động nước ngoài, chẳng hạn, bắt các công ty phải ký quỹ 2 tỉ đông tại một ngân hàng hợp pháp ở VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Nhà tù dưới chế độ CSVN đối với các tù nhân lương tâm thật là tàn nhẫn khi để cho tù nhân bị bệnh tới chết trong tù như trường hợp ông Huỳnh Hữu Đạt, 52 tuổi, đã chết trong lúc đang ở tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan đi hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị một tòa sơ thẩm kết án tổng cộng 16 năm tù giam về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” hôm 15 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Một sự kiện rất bất ngờ làm cho nhiều người VN phân vân không biết có phải Đảng CSVN muốn gửi đi một thông điệp nào đó cho TQ khi Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phút đột nhiên đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến VN và TQ vào ngăm 1979 tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên hôm 8 tháng 12 năm 2021, và ông Phúc là vị lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN đến tưởng niệm tại nghĩa trang này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.