Hôm nay,  

VN Chống Yêu Sách Chủ Quyền Của TQ Trên Biển Đông Tại Liên Hiệp Quốc, Mở Màng Cho Việc Kiện TQ Ở Tòa Trọng Tài Quốc Tế

07/04/202018:53:00(Xem: 4467)

 

Việt Nam đã chính thức phản đối yêu sách về chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông qua việc VN gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc hôm 30 tháng 3, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 7 tháng 4 năm 2020. Bản tin RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 30 tháng 3 vừa qua đã gửi công hàm cho tổ chức này để phản đối hai công hàm của Trung Quốc đưa ra vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái và ngày 23 tháng 3 năm nay về vấn đề Biển Đông.

Nội dung chính trong công hàm của Phái đoàn Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau khi Bắc Kinh phản đối công văn của Philippines và Malaysia.

Vào ngày 23 tháng 3 vừa qua Trung Quốc đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản hồi tài liệu của Philippines. Theo đó Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc ‘có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển liền kề’, ‘có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất’.  Bắc Kinh cũng nhắc lại Trung Quốc có quyền chủ quyền’ ở Biển Đông dựa trên ‘bằng chứng lịch sử và pháp lý’.

Trước đó vào ngày 12/12 năm ngoái, Bắc Kinh cũng gởi lên Liên Hiệp Quốc công hàm phản hồi tài liệu của Malaysia với yêu sách Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.

Tây Sa là tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa. Trung Quốc tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến gần 90% Biển Đông.

Vào tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền là phi pháp  không có cả căn cứ pháp lý và lịch sử.

Trong khi đó bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Ba, 7 tháng 4 cho biết thêm thông tin về vụ này gồm khả năng VN có thể kiện TQ tại Tòa Trọng Tài Quốc Tế giống như Phi Luật Tân đã làm.

Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.

Khẳng định Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, công hàm của Việt Nam nói “vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”.

Công hàm của Việt Nam được gửi đi sau khi hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Malaysia đã có cùng động thái tương tự.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, việc gửi công hàm chính thức lên LHQ có thể xem là một bước “rất quan trọng” và “cần thiết” mà Hà Nội thực hiện sau hàng chục năm quốc gia láng giềng tiến hành hàng loạt các hoạt động làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

“Trước giờ Việt Nam gần như chưa bao giờ nói gì với LHQ về chuyện này cả, bởi vì hiển nhiên rằng LHQ đã giao cho Việt Nam quản lý phần Biển Đông này từ năm 1951, sau khi Nhật Bản và một số nước phải làm thủ tục từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định với VOA.

Theo nhà nghiên cứu này, có thể coi việc gửi công hàm lên LHQ là bước đầu cho một vụ kiện của Việt Nam ra quốc tế để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông giải thích thêm: “Có thể hiểu được như vậy là bởi vì vào năm 2019, Đảng Cộng sản Việt Nam trong một hội nghị Trung ương đã bàn và quyết định rằng trong trường hợp không thể xử lý được bằng biện pháp đàm phán với Trung Quốc thì sẽ phải tiến hành khởi kiện Trung Quốc”.

Ý kiến bạn đọc
08/04/202017:44:12
Khách
There is no such a phrase as ' Mở Màng '
in the Vietnamese language ;
Should have been ' Mở Màn ' ;
Please correct it !
08/04/202010:55:41
Khách
chưa đọc bài mới đọc qua tựa thấy chữ "màng' sai dùng sai
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.