Hôm nay,  

Nguyễn Xuân Phúc Bị Chỉ Trích Vì Khen Bài Thơ Cô Giáo Chu Ngọc Thanh Có Nhiều Chỗ Sai Lầm

21/02/202016:58:00(Xem: 8205)

 

Ông thủ tướng VN có biệt hiệu “cờ lờ mờ vờ” Nguyễn Xuân Phúc đã bị chỉ trích khi khen tặng bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo trường THCS Hùng Vương Gia Lai Chu Ngọc Thanh làm nhân vụ dịch bệnh vi khuẩn corona, với nhiều điểm sai lầm trong bài thơ, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt và Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 2.

Bản tin RFA viết như sau.

Bài thơ “Đất nước ở trong tim” về dịch COVID-19 viết cho học trò của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương, Gia Lai khiến cộng đồng mạng một lần nữa dậy sóng như khi bài thơ “Đất nước mình lạ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên Trường Chuyên Hà Tĩnh xuất hiện váo tháng 4 năm 2016.

Thời gian chỉ mới bốn năm nên người ta chưa thể quên được bài thơ của cô giáo Lam bởi tính chất thời sự lẫn hiện thực xã hội của nó, vì vậy khi bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh xuất hiện ngay lập tức trở nên ầm ĩ và người ta bắt đầu soi từng dấu chấm phẩy của bài thơ để truy tìm căn nguyên tại sao nó lại giống đến “nao lòng” bài thơ của cô giáo Lam đến thế.

Ngay tựa bài thơ hai chữ “đất nước’ đã phần nào nói lên ý định của cô giáo Thanh. Cô Thanh muốn nhấn mạnh đến toàn thể dân chúng Việt Nam cũng như cô giáo Lam từng làm. Có điều đất nước mà cô Thanh miêu tả hình như thiếu chân thật, trong đó chỉ có những hình ảnh cô Thanh tự ý thêm vào nhằm đánh bóng, tô son cho hình tượng lãnh đạo, cái mà cô giáo Lam không chấp nhận trong bài thơ của cô. Hai chữ “đất nước” tuy giống nhau nhưng người đọc thơ nhanh chóng nhận ra một điều không phải cứ giống nhau là hay như nhau.

Bởi cô giáo Lam khẳng định một điều mà ai cũng thấy đó là: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh? / Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn / Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm / Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...”

Trong khi đó gần như ngược lại cô giáo Thanh khẳng định: “Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em / Nhưng làm được những điều phi thường lắm.”

....

Chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp biến cô giáo Chu Ngọc Thanh trở thành một Tố Hữu thứ hai, tuy tài nghệ non hơn nhưng tiềm năng thì có thừa. Trong một lúc cao hứng ông Thủ tướng tưởng mình đang ngồi bình thơ với các quan lại trong triều và sẵn tiện phê một chữ son vào bài thơ khen mình. Nhưng ngỡ ngàng quá, công dân mạng không phải là tiện dân như thời phong kiến, họ châm chọc, dẻ bỉu, sỉ vả có người còn làm thơ trào phúng diễu nhại một cách thâm thúy. Hàng trăm hàng ngàn câu comment trên mạng xã hội cho thấy người dân đã chán ngán cái cung cách mà nhà nước cách mạng chuyên chính áp dụng từ 50 năm về trước.

Trong khi đó bản tin của Đài BBC cho biết thêm thông tin như sau về vụ này.

Ngày 20/2, báo chí Việt Nam đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ trong phong trào chống Covid-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bài viết trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ.

Bài thơ của "Đất nước ở trong tim" của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai) được mạng xã hội, các trang tin chia sẻ rộng rãi. Nội dung bài thơ khen ngợi công tác phòng chống dịch Covid-19 của đảng, nhà nước và cá nhân thủ tướng Việt Nam:

"Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

....

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!"

Sau đó, bài thơ được đăng trên báo Thanh Niên.

Ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng nước này ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Tuy nhiên, các bài viết về việc khen thưởng trên trên báo chí trong nước sau đó bị rút.

Bị tố là "đạo thơ"

Có ý kiến cho rằng, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh vần điệu có phần giống bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" của cô giáo Trần Thị Lam (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) sáng tác năm 2016 và đây chỉ là một bài vè nối chữ.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ".

"Nên khen bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không em" của cô Trần Thị Lam, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh trong bối cảnh xảy ra thảm họa môi trường Formosa 2016. Bài thơ của cô Lam đã góp phần truyền bá, lan rộng thông điệp về sự việc xã hội trong quần chúng. Còn bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh chỉ là sự tiếp nối, không có sự sáng tạo" - nhà thơ chia sẻ.

Nhưng báo Vietnamnet khi đó đưa tin cho biết, cô Trần Thị Lam sau đó còn đã bị an ninh văn hóa khuyên không nên phát tán bài thơ, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội.

Nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ, nói với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ của cô Thanh mới đây thuộc thể loại tụng ca, ca ngợi chế độ nên được ngợi khen; còn bài thơ cô Lam là phê phán tình hình đất nước nên bị phê bình là đúng thôi".

Ví dụ ông Dương Quốc Chính, một Facebooker viết cho rằng đoạn văn đi kèm bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh có nhiều chi tiết "bịa ra", như việc các nước từ chối đón du thuyền MS Westerdam còn chính phủ Việt Nam lại cho cập cảng - tàu này chưa hề qua Việt Nam.

Bên cạnh đó, với đoạn văn mà cô Thanh ghi: "Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình, không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì Chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước", ông Quốc Chính phân tích rằng, đây cũng là chi tiết sai sự thật.

Nhà thơ Hồng Minh thì bình luận với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ được thủ tướng khen tặng có hiệu ứng mạnh, thực hiện sứ mệnh quảng bá của thơ ca là điều tích cực. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề thông tin sai sự thật:

"Với con tàu đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ."

Theo nhà thơ, chi tiết này sai nghiêm trọng: "Thực tế Thủ tướng Hun Sen của Campuchia là người đón du thuyền MS Westerdam chứ không phải Việt Nam. Vì vậy, quyết định khen tặng bài thơ này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc càng không chính xác, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia".

Giải thích thêm về vấn đề này, ông Hồng Minh cho hay: "Ở Việt Nam có những tư duy bị lỗi nhưng trở thành hệ thống. Soi chiếu việc các nghệ sĩ như Ngô Thanh Vân bị phạt vì đưa tin sai sự thật là đúng, thì bài thơ của cô giáo Thanh cũng nên có sự xử lý thích hợp".

'Lỗi là ở thủ tướng'?

Theo nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, làm thơ có sai sót là điều bình thường: "Điều bất thường là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đem bài thơ sai đi khen. Lỗi nằm Thủ tướng Chính phủ, không phải của người làm thơ".

Ý kiến bạn đọc
25/02/202003:05:36
Khách
Có Đảng, rồi có cả NN thế éo nào lại chẳng có huân chương
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.