Hôm nay,  

Nguyễn Xuân Phúc Bị Chỉ Trích Vì Khen Bài Thơ Cô Giáo Chu Ngọc Thanh Có Nhiều Chỗ Sai Lầm

21/02/202016:58:00(Xem: 8232)

 

Ông thủ tướng VN có biệt hiệu “cờ lờ mờ vờ” Nguyễn Xuân Phúc đã bị chỉ trích khi khen tặng bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo trường THCS Hùng Vương Gia Lai Chu Ngọc Thanh làm nhân vụ dịch bệnh vi khuẩn corona, với nhiều điểm sai lầm trong bài thơ, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt và Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 2.

Bản tin RFA viết như sau.

Bài thơ “Đất nước ở trong tim” về dịch COVID-19 viết cho học trò của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương, Gia Lai khiến cộng đồng mạng một lần nữa dậy sóng như khi bài thơ “Đất nước mình lạ quá phải không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên Trường Chuyên Hà Tĩnh xuất hiện váo tháng 4 năm 2016.

Thời gian chỉ mới bốn năm nên người ta chưa thể quên được bài thơ của cô giáo Lam bởi tính chất thời sự lẫn hiện thực xã hội của nó, vì vậy khi bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh xuất hiện ngay lập tức trở nên ầm ĩ và người ta bắt đầu soi từng dấu chấm phẩy của bài thơ để truy tìm căn nguyên tại sao nó lại giống đến “nao lòng” bài thơ của cô giáo Lam đến thế.

Ngay tựa bài thơ hai chữ “đất nước’ đã phần nào nói lên ý định của cô giáo Thanh. Cô Thanh muốn nhấn mạnh đến toàn thể dân chúng Việt Nam cũng như cô giáo Lam từng làm. Có điều đất nước mà cô Thanh miêu tả hình như thiếu chân thật, trong đó chỉ có những hình ảnh cô Thanh tự ý thêm vào nhằm đánh bóng, tô son cho hình tượng lãnh đạo, cái mà cô giáo Lam không chấp nhận trong bài thơ của cô. Hai chữ “đất nước” tuy giống nhau nhưng người đọc thơ nhanh chóng nhận ra một điều không phải cứ giống nhau là hay như nhau.

Bởi cô giáo Lam khẳng định một điều mà ai cũng thấy đó là: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh? / Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn / Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm / Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...”

Trong khi đó gần như ngược lại cô giáo Thanh khẳng định: “Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em / Nhưng làm được những điều phi thường lắm.”

....

Chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp biến cô giáo Chu Ngọc Thanh trở thành một Tố Hữu thứ hai, tuy tài nghệ non hơn nhưng tiềm năng thì có thừa. Trong một lúc cao hứng ông Thủ tướng tưởng mình đang ngồi bình thơ với các quan lại trong triều và sẵn tiện phê một chữ son vào bài thơ khen mình. Nhưng ngỡ ngàng quá, công dân mạng không phải là tiện dân như thời phong kiến, họ châm chọc, dẻ bỉu, sỉ vả có người còn làm thơ trào phúng diễu nhại một cách thâm thúy. Hàng trăm hàng ngàn câu comment trên mạng xã hội cho thấy người dân đã chán ngán cái cung cách mà nhà nước cách mạng chuyên chính áp dụng từ 50 năm về trước.

Trong khi đó bản tin của Đài BBC cho biết thêm thông tin như sau về vụ này.

Ngày 20/2, báo chí Việt Nam đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ trong phong trào chống Covid-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bài viết trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ.

Bài thơ của "Đất nước ở trong tim" của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai) được mạng xã hội, các trang tin chia sẻ rộng rãi. Nội dung bài thơ khen ngợi công tác phòng chống dịch Covid-19 của đảng, nhà nước và cá nhân thủ tướng Việt Nam:

"Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

....

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!"

Sau đó, bài thơ được đăng trên báo Thanh Niên.

Ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng nước này ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Tuy nhiên, các bài viết về việc khen thưởng trên trên báo chí trong nước sau đó bị rút.

Bị tố là "đạo thơ"

Có ý kiến cho rằng, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh vần điệu có phần giống bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" của cô giáo Trần Thị Lam (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) sáng tác năm 2016 và đây chỉ là một bài vè nối chữ.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ".

"Nên khen bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không em" của cô Trần Thị Lam, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh trong bối cảnh xảy ra thảm họa môi trường Formosa 2016. Bài thơ của cô Lam đã góp phần truyền bá, lan rộng thông điệp về sự việc xã hội trong quần chúng. Còn bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh chỉ là sự tiếp nối, không có sự sáng tạo" - nhà thơ chia sẻ.

Nhưng báo Vietnamnet khi đó đưa tin cho biết, cô Trần Thị Lam sau đó còn đã bị an ninh văn hóa khuyên không nên phát tán bài thơ, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội.

Nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ, nói với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ của cô Thanh mới đây thuộc thể loại tụng ca, ca ngợi chế độ nên được ngợi khen; còn bài thơ cô Lam là phê phán tình hình đất nước nên bị phê bình là đúng thôi".

Ví dụ ông Dương Quốc Chính, một Facebooker viết cho rằng đoạn văn đi kèm bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh có nhiều chi tiết "bịa ra", như việc các nước từ chối đón du thuyền MS Westerdam còn chính phủ Việt Nam lại cho cập cảng - tàu này chưa hề qua Việt Nam.

Bên cạnh đó, với đoạn văn mà cô Thanh ghi: "Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình, không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì Chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước", ông Quốc Chính phân tích rằng, đây cũng là chi tiết sai sự thật.

Nhà thơ Hồng Minh thì bình luận với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ được thủ tướng khen tặng có hiệu ứng mạnh, thực hiện sứ mệnh quảng bá của thơ ca là điều tích cực. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề thông tin sai sự thật:

"Với con tàu đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ."

Theo nhà thơ, chi tiết này sai nghiêm trọng: "Thực tế Thủ tướng Hun Sen của Campuchia là người đón du thuyền MS Westerdam chứ không phải Việt Nam. Vì vậy, quyết định khen tặng bài thơ này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc càng không chính xác, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia".

Giải thích thêm về vấn đề này, ông Hồng Minh cho hay: "Ở Việt Nam có những tư duy bị lỗi nhưng trở thành hệ thống. Soi chiếu việc các nghệ sĩ như Ngô Thanh Vân bị phạt vì đưa tin sai sự thật là đúng, thì bài thơ của cô giáo Thanh cũng nên có sự xử lý thích hợp".

'Lỗi là ở thủ tướng'?

Theo nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, làm thơ có sai sót là điều bình thường: "Điều bất thường là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đem bài thơ sai đi khen. Lỗi nằm Thủ tướng Chính phủ, không phải của người làm thơ".

Ý kiến bạn đọc
25/02/202003:05:36
Khách
Có Đảng, rồi có cả NN thế éo nào lại chẳng có huân chương
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.