Hôm nay,  

Hãng Quốc Doanh Lỗ Lã, Hàng Trăm Thợ Cả Năm Không Lương

06/11/201900:35:00(Xem: 2026)
BẮC KẠN, VN -- Hàng trăm công nhân không được công ty Sahabak trả lương hơn cả năm và có nguy cơ vỡ nợ làm tiêu tán hàng chục tỉ đồng tiền nhà nước, theo bản tin của Đài VOV.VN cho biết hôm 6 tháng 11. Bản tin VOV.VN cho biết thông tin chi tiết như sau.
Sau 10 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Sahabak trong tình trạng thua lỗ, hàng chục tỉ vốn Nhà nước có nguy cơ mất trắng.
Công ty Cổ phần Sahabak thành lập năm 2009 tại khu Công nghiệp Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu trở thành đơn vị đầu tàu cho chế biến lâm sản từ gỗ rừng trồng trong khu vực. Thế nhưng sau 10 năm hoạt động, doanh nghiệp này đang trong tình trạng thua lỗ nặng nề, hàng chục tỉ đồng vốn Nhà nước có nguy cơ mất trắng và quyền lợi của hàng trăm lao động ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cầm trên tay cả xấp hóa đơn, chứng từ, bà Bùi Thị Lanh (thôn Cốc Po, xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) rơm rớm nước mắt. Làm cấp dưỡng cho Công ty CP Sahabak từ những ngày đầu thành lập, tin tưởng vào sự phát triển của đơn vị, bà Lanh đã ứng tiền túi để mua đồ ăn, thực phẩm. Số tiền lên đến hơn 400 triệu đồng nhưng sau nhiều lần đề nghị được thanh toán, bà vẫn chỉ nhận được sự hứa hẹn của lãnh đạo công ty. Cực chẳng đã, bà Lanh làm đơn ra tòa với hy vọng có thể lấy lại được số tiền đã bỏ ra.
"Tôi đi làm cho công ty Sahabak từ 2010, lúc đầu không có gì nhưng sau đó thì công ty vướng mắc của tôi hơn 400 triệu, cộng với tiền hưởng lợi từ rừng là 80 triệu. Hiện tôi nợ hơn 350 triệu của ngân hàng, tôi nợ người ta nên phải lấy nhà đi cầm cố, thực sự là rơi vào bước đường cùng rồi".
Anh Đinh Văn Bách (xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới) làm bảo vệ cho công ty Sahabak cũng cho biết, hiện công ty còn nợ của anh 17 tháng lương. Không biết làm cách nào, anh cùng một số công nhân khác đành làm đơn kiến nghị gửi Ban Quản lý Khu công nghiệp Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn nhờ can thiệp.

"Mong muốn công ty bây giờ thanh toán cho tôi lương, được ít nào hay ít đấy và chế độ bảo hiểm, để tôi hoàn thiện lại bảo hiểm, một là tôi đóng thêm hai là rút bảo hiểm về. Mà bọn tôi cũng không biết kêu hay nói với ai, thấy có Ban Quản lý Khu công nghiệp ở đây tôi mới làm đơn lên. Sau đó cả Ban Quản lý với chúng tôi cũng sang công ty, ba mặt một lời, công ty có hứa trả trong tháng tư, nhưng nay đã sắp hết năm rồi mà không thấy trả", anh Bách cho biết.
Trường hợp của anh Anh Đinh Văn Bách chỉ là một trong số rất nhiều công nhân còn bị nợ lương, bảo hiểm và các chế độ khác như thai sản, hỗ trợ ốm đau... từ nhiều năm nay. Theo cơ quan Bảo hiểm huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thì chỉ riêng các khoản nợ bảo hiểm của Công ty Cổ phần Sahabak từ 1/2016 đến nay đã là hơn 2,4 tỉ đồng.
Ông Trần Chiến Thắng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Mới cho biết: "Cơ quan BHXH huyện Chợ Mới đã nhiều lần đến làm việc với Công ty và Ban Quản lý Khu Công nghiệp, tuy nhiên công ty vẫn không đóng nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định".
Công ty Cổ phần Sahabak được thành lập với 4 cổ đông có sử dụng vốn Nhà nước gồm: Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần bất động sản Sài Gòn - Đông Dương và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn với số vốn ban đầu khoảng 100 tỉ đồng. Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn, sau gần 9 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Sahabak đã thua lỗ hơn 88 tỉ đồng, chưa kể nợ công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn hơn 4,5 tỉ đồng; Nợ phí dịch vụ của Ban quản lý Khu công nghiệp Thanh Bình gần 4 tỉ đồng; Nợ thuế hơn 2,6 tỉ đồng... Hiện phần lớn nhà xưởng, trang thiết bị của doanh nghiệp này đã bị các ngân hàng phát mại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.