Hôm nay,  

Tàu Ngầm Nguyên Tử TQ Mai Phục Hoàng Sa; TC Kêu Gọi VN Đối Thoại Về Biển Đông; VN-TC Có Thể Hợp Tác Khai Thác Bãi Tư Chính

17/10/201900:46:00(Xem: 2704)
Nhiều ngư dân Việt Nam gần đây có thể đã gặp một điều ngạc nhiên rất lớn: một tàu ngầm nặng 11,000 tấn nổi lên giữa những chiếc tàu đánh cá của họ, theo bản tin của Báo Forbes cho biết hôm 16 tháng 10.
Sự kiện này đã được báo cáo xảy ra vào tháng 9 nhưng mãi tới gần đây mới được đưa ra ánh sáng qua mạng xã hội. Chiếc tàu ngầm gắn phi đạn đạn đạo Lớp Jin của Hải  Quân Trung Quốc được nói là đã hoạt động gần Quần Đảo Hoàng Sa. Các quần đảo, được biết như là Tây Sa trong tiếng Tàu, là nằm ở vị trí chiến lược tại Biển Đông. Chúng cũng được kiểm soát bởi TQ nhưng cũng được Việt Nam và Đài Loan tuyên bố thuộc chủ quyền của các nước này.
Tàu ngầm Lớp Jin Class là tàu ngầm phi đạn mới nhất trong kho vũ khí của TQ. 6 chiếc đã được đóng và là xương sống của răn đe nguyên tử trên biển của TQ. Các tàu ngầm này đóng căn cứ tại Vịnh Tam Bình thuộc Đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa khoảng 190 dặm về hước tây bắc.
Các tàu ngầm phi đạn đạn đạo chạy bằng nguyên tử lực  có thể hoạt động dưới nước nhiều tháng một lần và nằm ẩn dưới những con sóng qua suốt cuộc tuần tra của chúng. Lướt sóng cạnh tàu của nước khác là không bình thường và cho thấy có điều gì đó không ổn. Một cái gì đó đủ nghiêm trọng để đảm bảo hy sinh cái quý giá chính của nó là tàng hình. Đây không phải là loại tàu ngần mà bạn dự kiến để được gửi tin nhắn gì đó.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, một bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 16 tháng 10 năm 2019 cho biết như sau.
Bắc Kinh kêu gọi Hà Nội đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông sau khi Việt Nam đẩy mạnh lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền.
Báo South China Morning Post (SCMP) trích lời phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực.”
Tuyên bố được đưa ra tiếp theo sau một cảnh báo hồi đầu tuần của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng đất nước sẽ “không bao giờ thỏa hiệp” chủ quyền của mình, nhưng cần duy trì một môi trường hòa bình.
Trước đó, hôm 7/10 người kiêm nhiệm hai chức vụ cao nhất của Việt Nam “đề nghị Trung ương phân tích” về tình hình Biển Đông trong bối cảnh các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu nhau quanh khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7.
Ngoài phát biểu của ông Trọng, hôm thứ Ba 15/10, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nói rằng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông đã bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng, theo SCMP.
Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao trong hơn 3 tháng qua khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam nói là chủ quyền của mình. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã vài lần lên tiếng phản đối sự “vi phạm chủ quyền” của các tàu Trung Quốc nhưng chưa kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế như nhiều chuyên gia và công chúng kêu gọi.
Trong khi đó Bí Thư Thành Phố Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân thì phát biểu rằng Việt Nam “không thể quay lưng với TQ,” theo bản tin khác của Đài VOA cho biết hôm Thứ Tư.
Một quan chức của TP HCM mới nói rằng Việt Nam “không thể quay mặt đi” khi đương đầu với Trung Quốc, trong khi một chuyên gia nước ngoài nói rằng Bắc Kinh đang đẩy Hà Nội “vào thế khó”.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM, được truyền thông trong nước trích lời nói với các cử tri hôm 15/10 về vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định rằng “chưa bao giờ” lực lượng hải quân Việt Nam “hùng mạnh như bây giờ”.
“Dù bất cứ hoàn cảnh nào giữa ta và Trung Quốc vẫn phải duy trì kênh đối thoại chứ không thể quay mặt đi”, ông Nhân, một ủy viên Bộ Chính trị, nói, theo Infonet, trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lãnh đạo TP HCM được cho nói thêm rằng Việt Nam “đã chuẩn bị sẵn nhiều phương án, lúc nào cần thiết sẽ sử dụng”, nhưng “mỗi bước cao hơn kèm theo sự căng thẳng hơn nên cần phải cân nhắc”.
Bình luận của lãnh đạo trung tâm tài chính của Việt Nam được đưa ra một ngày sau khi có tin chưa được Hà Nội xác nhận nói rằng tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên khoảng 120 km.
Về diễn biến này, ông Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở thủ đô Washington, nhận định rằng đó là “thông điệp” của Bắc Kinh về việc tiếp tục “củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.

Ngoài ra, bản tin hôm 15 tháng 10 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) có tựa đề nêu nghi vấn “Việt Nam sẽ để Trung Quốc cùng khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính?” cho biết như sau.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ở Hà Nội, vào sáng ngày 15 tháng 10, cho biết Việt Nam giữ được biên giới với Trung Quốc bao năm qua và giờ đang đàm phán tìm tiếng nói chung.
Ông Nguyễn Phú Trọng còn được Reuters và truyền thông quốc nội dẫn lời khi ông tuyên bố rằng “xử lý mối quan hệ này không đơn giản, nặng về bên nào cũng bị phê phán”. Ông Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh “Cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng, tinh thần của ta là quyết chiến, quyết thắng”.
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, diễn ra hôm mùng 7 tháng 10, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã kêu gọi phân tích tình hình Biển Đông để có quyết sách phù hợp.
Đài RFA ghi nhận kể từ khi Bắc Kinh có động thái lấn át ở khu vực bãi Tư Chính ngoài Biển Đông suốt hơn 3 tháng qua, dân chúng tại Việt Nam trông đợi giới lãnh đạo Hà Nội chính thức thông báo những thông tin cập nhật về các diễn tiến đang xảy ra cũng như những chính sách đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc. Thế nhưng, qua các lần tuyên bố mới nhất gần đây của người đứng đầu Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, không những không trấn an được lòng dân mà còn gây nên sự phẫn nộ.
Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vào tối ngày 15 tháng 10 nhận định với RFA về lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong sáng cùng ngày:
“Lời nói này không có ý nghĩa nghĩa gì cả. Hay nói chính xác đó chỉ là một lời tuyên truyền dối trá và mị dân và cho thấy tâm thế hoảng sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng ông Trọng tự mâu thuẫn qua những lời tuyên bố của chính ông bởi vì ông Trọng khẳng khái lên tiếng rằng những gì thuộc về độc lập chủ quyền thì không bao giờ nhân nhượng trong khi trên thực tế thì tàu Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào vùng lãnh hải và chủ quyền của Việt Nam qua việc tàu Hài Dương 8 chỉ cách bờ biển Việt Nam có lúc chỉ còn khoảng 150-160 cây số. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh điều này cho thấy Việt Nam đang nhân nhượng và không có một biện pháp giải quyết nào quyết liệt đối với Trung Quốc cả.
Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận dân chúng tại Việt Nam còn bày tỏ sự phản đối của họ đối với những lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng qua mạng xã hội. Không ít người đặt câu hỏi vì sao ông Trọng không nêu đích danh Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 hay Việt Nam “không nhân nhượng” bằng các biện pháp nào ngoài cách thức cứ tiếp tục “phản đối” suông về mặt ngoại giao như trong thời gian qua mà thôi?
....
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng khẳng định với những tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng và cách thức đối phó hiện nay của Chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông rõ ràng cho thấy dấu hiệu mà Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dùng từ ngữ là “ Chính quyền Việt Nam đang bán nước”. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Rất nhiều khả năng sau Hội nghị Trung ương 11 và sau những lời nói mà tôi cho là khiếp nhượng và dối trá của Nguyễn Phú Trọng thì sẽ không có chuyện Chính quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Không có chuyện đó đâu. Thậm chí ngược lại là Việt Nam có thể chấp nhận cho Trung Quốc cùng hợp tác khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính với một tỷ lệ lớn thuộc về Trung Quốc. Có nghĩa là mời kẻ cướp vào nhà và chia đôi tài sản với nhau.”
Mặc dù lãnh đạo đất nước đang chần chừ trong việc kiện Trung Quốc thì một số người dân Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc đều quả quyết cho rằng họ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc trước sự hung hăng của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Cựu Đại úy Võ Minh Đức nêu lên ý kiến của ông:
“Nếu họ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hiến kế để bảo vệ lãnh thổ thì tôi sẽ là người đầu tiên sẵn sàng tái ngũ, tham gia lực lượng bảo vệ bờ cõi Việt Nam này. Còn họ trưng cầu hỏi bây giờ đánh thì chưa chắc mình thắng mà sẽ thua thì sao: Thua thì thua đường nào? Năm 1979, về mặt quân sự, về mặt thực địa ở chiến trường thì theo tôi lúc đó người Trung Quốc thua chứ không phải người Việt Nam. Họ hùng hổ tuyên bố rằng ‘sáng ăn cơm ở biên giới, trưa ăn cơm Hà Nội, chiều ăn cơm Sài Gòn’ nhưng cuối cùng họ chỉ vào sâu được 60-70 cây số thôi, chứ không vào thêm được nữa. Kẻ thù nào, quân xâm lược nào, ở đâu thì tôi không biết nhưng đối với đội quân Trung Quốc thì tôi dám chắc chắn một điều người Trung Quốc mà động binh đánh Việt Nam hoặc giới chóp bu lãnh đạo Việt Nam tổng động viên đánh Trung Quốc thì 100% người dân sẽ ủng hộ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
Thái độ quyết liệt và sự lựa chọn can trường của Lê Anh Hùng, cũng như của những tù nhân lương tâm đồng hành, khiến cho vợ con cùng thân nhân của họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi và phiền toái. Nhưng nếu không có sự hy sinh cao cả như thế thì dân Việt biết trông vào đâu để vẫn còn có thể giữ được chút niềm tin về tương lai của dân tộc, và đất nước này!
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
Nhà đương cuộc Hà Nội chỉ muốn mọi người biết đến và tôn thờ một đôi dép râu duy nhất của Hồ Chí Minh thôi nhưng dân Việt sẽ không bao giờ quên số phận thảm thương của hằng triệu sinh linh (chả may) buộc phải xỏ chân vào cái thứ dép oan nghiệt này...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.