Hôm nay,  

Việt Cộng: DÂn Sống ở Gầm Cầu Không Phải Là Vô Gia Cư!

15/10/201900:13:00(Xem: 2424)
SÀI GÒN -- Chuyện khó hiểu đến kỳ lạ là mấy ông quan ở thành phố Sài Gòn vừa xếp loại người vô gia cư và cho rằng những người sống ở gầm cầu vẫn được tính là có nhà ở, theo Báo Tuổi Trẻ Online cho biết hôm 14 tháng 10.
Báo Tuổi Trẻ Online cho biết thông tin như sau.
Trong tổng số hơn 2,5 triệu hộ dân cư tại TP.HCM chỉ có 39 hộ không có nhà ở theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, một con số gây ra khá nhiều tranh cãi.
Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thanh Sang, phó cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, để nghe lý giải sâu hơn xoay quanh các con số thống kê này.
* Thưa ông, tạo lập nhà ở tại một đô thị đắt đỏ như TP.HCM là chuyện không hề dễ dàng. Thế nên nhiều người chưa tin chuyện toàn TP.HCM chỉ còn 39 hộ không có nhà ở. Ông giải thích sao về kết quả đó?    
- Trong cuộc tổng điều tra dân số này, để xác định tỉ lệ người có nhà ở hoặc không có nhà ở phải dựa vào tiêu chí thống nhất của Bộ Xây dựng làm việc với Tổng cục Thống kê. Chúng tôi có định nghĩa cụ thể thế nào là hộ không có nhà ở và hộ có nhà ở, thế nào là nhà kiên cố, thiếu kiên cố, nhà đơn sơ… Hộ không có nhà ở - ở đây là những hộ sống ở lều, lán trại, vỉa hè. Hiện nay ở quận 1, quận 4 và một số huyện ngoại thành còn tình trạng này.
Để có con số thống kê này, chúng tôi không chỉ dựa vào lời khai của người dân mà có tổ chức đi thực tế xác minh xem có đúng là họ đang sinh sống ở lều, lán, trại tạm bợ hay không. Cá biệt TP.HCM cũng có không ít trường hợp người dân sống ở gầm cầu thang nhưng có dựng vách, làm cửa ra vào riêng biệt thì chúng tôi cũng tính đó là hộ có nơi ở.

 Có nghĩa là nhà ở trong khái niệm thống kê không tính đến yếu tố người phải có chủ quyền sở hữu căn nhà?
- Điều tra của ngành thống kê không dựa trên chủ quyền nhà. Người sống ở nhà trọ vẫn tính là có nơi ở. Nói chính xác thì đây là thống kê về nơi ở.
Nơi ở có thể là đó chưa phải là căn hộ, căn nhà, nhưng nơi ở đó có tính riêng biệt, có cửa ra vào riêng thì đủ điều kiện được xem là nơi ở. Những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, sống tập trung tại các cơ sở xã hội, làng SOS… thì chúng tôi tính vào diện đối tượng đặc thù. Khi khảo sát các đối tượng này thì làm chung một phiếu chứ không tách riêng ra.
Riêng các đối tượng sống lang thang, ăn xin thì trong đêm trước ngày ra quân tổng điều tra dân số, các quận huyện đều có cho lực lượng tiếp cận, thu nhập thông tin. Và không phải ai sống lang thang cũng là người không có nhà ở.
Tôi đã trực tiếp tham gia một tổ công tác tiếp cận thực tế những người này. Đêm đó tôi có gặp một người nằm ngủ ngoài đường, đến hỏi thì người đó chạy mất. Nhưng những người xung quanh thì cho biết ông ta có nhà ở đàng hoàng, con cái khá giả nhưng ông giận gia đình nên bỏ nhà đi. Những người như vậy cũng được tính là người có nơi ở.
Nhưng, nếu tính đó là nơi ở thì ít nhất phải có đầy đủ các  tiện nghi đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như nước xài, phòng tắm, phòng vệ sinh, v.v... Những tiện nghi này làm sao tìm thấy ở gầm cầu?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
Thái độ quyết liệt và sự lựa chọn can trường của Lê Anh Hùng, cũng như của những tù nhân lương tâm đồng hành, khiến cho vợ con cùng thân nhân của họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi và phiền toái. Nhưng nếu không có sự hy sinh cao cả như thế thì dân Việt biết trông vào đâu để vẫn còn có thể giữ được chút niềm tin về tương lai của dân tộc, và đất nước này!
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
Nhà đương cuộc Hà Nội chỉ muốn mọi người biết đến và tôn thờ một đôi dép râu duy nhất của Hồ Chí Minh thôi nhưng dân Việt sẽ không bao giờ quên số phận thảm thương của hằng triệu sinh linh (chả may) buộc phải xỏ chân vào cái thứ dép oan nghiệt này...
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.