Hôm nay,  

Việt Cộng: DÂn Sống ở Gầm Cầu Không Phải Là Vô Gia Cư!

15/10/201900:13:00(Xem: 2423)
SÀI GÒN -- Chuyện khó hiểu đến kỳ lạ là mấy ông quan ở thành phố Sài Gòn vừa xếp loại người vô gia cư và cho rằng những người sống ở gầm cầu vẫn được tính là có nhà ở, theo Báo Tuổi Trẻ Online cho biết hôm 14 tháng 10.
Báo Tuổi Trẻ Online cho biết thông tin như sau.
Trong tổng số hơn 2,5 triệu hộ dân cư tại TP.HCM chỉ có 39 hộ không có nhà ở theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, một con số gây ra khá nhiều tranh cãi.
Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thanh Sang, phó cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, để nghe lý giải sâu hơn xoay quanh các con số thống kê này.
* Thưa ông, tạo lập nhà ở tại một đô thị đắt đỏ như TP.HCM là chuyện không hề dễ dàng. Thế nên nhiều người chưa tin chuyện toàn TP.HCM chỉ còn 39 hộ không có nhà ở. Ông giải thích sao về kết quả đó?    
- Trong cuộc tổng điều tra dân số này, để xác định tỉ lệ người có nhà ở hoặc không có nhà ở phải dựa vào tiêu chí thống nhất của Bộ Xây dựng làm việc với Tổng cục Thống kê. Chúng tôi có định nghĩa cụ thể thế nào là hộ không có nhà ở và hộ có nhà ở, thế nào là nhà kiên cố, thiếu kiên cố, nhà đơn sơ… Hộ không có nhà ở - ở đây là những hộ sống ở lều, lán trại, vỉa hè. Hiện nay ở quận 1, quận 4 và một số huyện ngoại thành còn tình trạng này.
Để có con số thống kê này, chúng tôi không chỉ dựa vào lời khai của người dân mà có tổ chức đi thực tế xác minh xem có đúng là họ đang sinh sống ở lều, lán, trại tạm bợ hay không. Cá biệt TP.HCM cũng có không ít trường hợp người dân sống ở gầm cầu thang nhưng có dựng vách, làm cửa ra vào riêng biệt thì chúng tôi cũng tính đó là hộ có nơi ở.

 Có nghĩa là nhà ở trong khái niệm thống kê không tính đến yếu tố người phải có chủ quyền sở hữu căn nhà?
- Điều tra của ngành thống kê không dựa trên chủ quyền nhà. Người sống ở nhà trọ vẫn tính là có nơi ở. Nói chính xác thì đây là thống kê về nơi ở.
Nơi ở có thể là đó chưa phải là căn hộ, căn nhà, nhưng nơi ở đó có tính riêng biệt, có cửa ra vào riêng thì đủ điều kiện được xem là nơi ở. Những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, sống tập trung tại các cơ sở xã hội, làng SOS… thì chúng tôi tính vào diện đối tượng đặc thù. Khi khảo sát các đối tượng này thì làm chung một phiếu chứ không tách riêng ra.
Riêng các đối tượng sống lang thang, ăn xin thì trong đêm trước ngày ra quân tổng điều tra dân số, các quận huyện đều có cho lực lượng tiếp cận, thu nhập thông tin. Và không phải ai sống lang thang cũng là người không có nhà ở.
Tôi đã trực tiếp tham gia một tổ công tác tiếp cận thực tế những người này. Đêm đó tôi có gặp một người nằm ngủ ngoài đường, đến hỏi thì người đó chạy mất. Nhưng những người xung quanh thì cho biết ông ta có nhà ở đàng hoàng, con cái khá giả nhưng ông giận gia đình nên bỏ nhà đi. Những người như vậy cũng được tính là người có nơi ở.
Nhưng, nếu tính đó là nơi ở thì ít nhất phải có đầy đủ các  tiện nghi đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như nước xài, phòng tắm, phòng vệ sinh, v.v... Những tiện nghi này làm sao tìm thấy ở gầm cầu?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.