Hôm nay,  

Sài Gòn: Đặt 10,000 Camera Theo Dõi Dân?

8/30/201900:00:00(View: 1688)

Chính quyền CSVN tại thành phố Sài Gòn đang dự định đặt khoảng 10,000 máy thu hình trên khắp thành phố để theo dõi hoạt động hàng ngày của người dân, làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại chính quyền sẽ lợi dụng việc này để kiểm soát người dân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 8.

Bản tin RFA viết như sau.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa trình đề án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung”. Theo đó, từ nay đến năm 2025 sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.

Theo Sở TT&TT, mạng lưới camera có mục đích giám sát, nhận diện biển số phương tiện giao thông, nhận diện khuôn mặt, theo dõi triều cường, tình trạng ngập úng…

Bên cạnh đó, hệ thống camera này còn có khả năng phân tích hình ảnh, nhận diện và tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. Vì vậy, nó sẽ hỗ trợ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lí các tình huống như chống bạo động và các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bình luận về dự án này, Đinh Thuỵ An là một thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc, cho rằng:

“Tôi nghĩ với số lượng 10.000 camera được lắp đặt trên toàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ để đọc được hình ảnh của người dân. Bởi vì theo kết quả thực tiễn, các hình ảnh lấy ra từ camera có chất lượng rất thấp. Nếu muốn nhận diện được thì camera đó phải cực kỳ tốt, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ rất cao.

Nhưng nếu như phải đầu tư với một số tiền rất lớn cho hệ thống camera đó thì cũng phải nên coi lại kỹ hơn bởi vì số tiền đó chắc chắn sẽ từ tiền thuế của người dân mà ra.”

....

 

Cũng theo luật gia Phạm Lê Vương Các, dự án lắp đặt hệ thống camera có thể nhận diện khuôn mặt được chính quyền TP.HCM thực hiện theo mô hình giám sát công dân của Trung Quốc:

“Việc quản lý xã hội bằng cách lắp đặt hệ thống camera thì trước đây Trung Quốc đã áp dụng rồi. Bây giờ Việt Nam cũng chỉ là bắt chước theo cách thức quản lý xã hội của Trung Quốc và TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế để thí điểm mô hình này.

Việc giám sát này chỉ thấy ở những quốc gia độc tài chẳng hạn như Trung Quốc. Từ việc  muốn nhận diện khuôn mặt mỗi khi ra đường thì chính quyền đang gia tăng quản lý chặt chẽ người dân từ trong nhà ra tới ngoài đường. Ở trong nhà thì có những chính sách như hộ khẩu, phải đăng ký lưu trú cho tới khi ra đường thì sẽ bị nhận diện qua hệ thống camera nhận diện gương mặt.”

.....

 

Từ mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nói chung hay là chính quyền TP.HCM nói riêng hiện nay đang lợi dụng dự án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung” để tăng cường theo dõi, giám sát mọi hành vi của công dân, ông Trường Sơn và luật gia Phạm Lê Vương Các đã chỉ ra các hệ luỵ mà người dân có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục việc lắp đặt hàng loạt camera có chức năng tự động nhận diện khuôn mặt và hành vi:

Thứ nhất, người dân dễ dàng bị giải tán, đàn áp khi tham gia các hoạt động biểu tình hay thực hành quyền tự do hội họp của công dân. Ông Trường Sơn nói tiếp:

“Rõ ràng đây là một nguy cơ hiện hữu. Thông qua những bài báo trong nước thì chính quyền TP.HCM đang thể hiện rất rõ mục đích của họ khi mà lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đó là phát hiện những công dân tham gia các hoạt động tụ tập đông người, mà có thể hiểu là người ta đang thực hành quyền biểu đạt cũng như tự do hội họp của họ.

Chính quyền muốn phát hiện những người tham gia các hoạt động đó và trừng phạt họ thì rõ ràng, đối với Ân xá Quốc tế đây là công cụ để giúp chính quyền thực hiện đàn áp quyền tự do biểu đạt của người dân, và nó rất là đáng lo ngại.”

Thứ hai, khi người dân bị theo dõi, giám sát quá mức sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân. Luật gia Phạm Lê Vương Các nhận định:

“Việc lắp đặt camera này với các chức năng phòng chống tội phạm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy rõ một điều rằng có dấu hiệu mang tính chất không đảm bảo được quyền riêng tư của công dân trong xã hội.

Chính sách quản lý người dân sẽ làm cho xã hội thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự hồn nhiên của người dân khi ra đường, làm mất bớt đi sự tự do quyền riêng tư vốn có.”

Thứ ba, chính phủ sẽ nhận diện, thu thập các hành vi cá nhân của người dân rồi thực hiện việc “xếp hạng công dân” hệt như những gì Trung Quốc đang thực hiện với người dân của mình, theo ông Trường Sơn:

“Chính quyền Trung Quốc đã triển khai hệ thống tính điểm cho công dân của mình. Tức là bất cứ việc làm nào của công dân ở nơi công cộng đều bị hệ thống camera phát hiện và danh tính của họ cũng bị lộ diện.

Hình minh họa. Một người khách chụp hình hệ thống an ninh nhận dạng khuôn mặt ở triển lãm quốc tế về an toàn và an ninh ở Bắc Kinh hôm 24/10/2018.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Công ty Đài Loan Pegatron đang tìm kiếm để đầu tư 1 tỉ đô la trong 3 giai đoạn trong các cơ sở sản xuất trong nhiều lãnh vực như điện toán, truyền thông và điện tử tiêu thụ tại Việt Nam, theo truyền thông nhà nước tường trình hôm Thứ Ba, 22 tháng 9 năm 2020 qua bản tin của Reuters cho biết.
20 người trong nhóm Triều Đại Việt đã bị tòa án CSVN tại Sài Gòn kêu án tổng cộng 196 năm mà nặng nhất là ông Nguyễn Khanh với án 24 năm tù vì bị buộc tội “khủng bố,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 9 năm 2020.
Facebooker Lê Văn Hải là người thường lên tiếng về việc sai trái của chính quyền CSVN đối với vụ đất đai và các lãnh đạo đảng, đã bị bắt và bị cáo buộc tội ‘lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’, theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 18 tháng 9 năm 2020.
Sức khỏe của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã “suy yếu đi rất nhiều và có thể viên tịch trong những ngày tới,” cho nên nhiều vị đệ tử của ngài từ hải ngoại đã được phép về để hầu cận bên Thầy trong những ngày cuối đời của ngài, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong bản tin phát về VN hôm 17 tháng 9 năm 2020.
Trong lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa cho sức khỏe công chúng tại Việt Nam thì chứng bệnh sốt xuất huyết cũng xuất hiện tại 60 trong số 63 tỉnh thành trong năm 2020 đã làm cho ít nhất 65,000 người mắc bệnh và ít nhất 7 người đã thiệt mạng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020.
Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020.
Thay mặt Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh, Tiến sĩ Sáng lập Hiệp đoàn Nghĩa Sinh đã nhân cơ hội nầy, gửi lời cám ơn bà con Bến Xoài đã cho phép Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đến giúp đỡ đồng bào thực hiện dự án: “Lọc Nước Sông thành Nước Sạch cho Người Nghèo” trong vùng.
Chỉ trong 8 tháng đã có tới 34,300 cơ sở kinh doanh ngưng hoạt động và 24,400 cơ sở kinh doanh khai phá sản tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 11 tháng 9 năm 2020.
Việc lập Tòa án nhân dân để kết án các công dân xã Đồng Tâm là vi phạm trắng trợn các Điều khoản trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Sự kiện này đòi hỏi Liên minh EU phải có thái độ thúc đẩy Hà Nội thực thi những cam kết bảo vệ Nhân quyền mà hai bên đã nhìn nhận theo tinh thần của các Hiệp định PCA và EVFTA.
Vụ án Đồng Tâm đã gần như đi đến giai đoạn sắp kết thúc với đề nghị của Viện Kiểm Soát Nhân Nhân (VKSND) cho các bản án từ tử hình tới chung thân và tù nhiều năm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.