Hôm nay,  

Thị Trường Giao Nhận Đồ Ăn Với Nạn Đặt Món Rồi Không Nhận

19/08/201900:00:00(Xem: 2557)

Grab mua che

Tài xế GrabFood mua món thạch chè Hiển Khánh (đường Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn) giao cho khách.

 

Từ khoảng 2 – 3 năm qua, hàng loạt ứng dụng (app) gọi món ăn, thức uống đã làm mưa làm gió và cạnh tranh quyết liệt ở Sài Gòn, tạo nên thói quen tiêu dùng mới cho người dân thành thị, đặc biệt là giới trẻ, theo Intero.vn.

Cùng thời gian ấy, nối tiếp 2 thương hiệu lớn đã có mặt khá lâu ở Hà Nội là Delivery Now (tức Foody) và Vietnammm, GrabFood và Lalamove đã lao vào cuộc cạnh tranh. Ngoài ra, Go-Viet (của nhà đầu tư Go-Jek Indonesia) - đối thủ trực tiếp của Grab ở mảng đặt xe - cũng đã ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam.

Intero.vn dẫn lời chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nhận định rằng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường gọi món trực tuyến, các hãng rất chật vật để tìm kiếm và giữ được khách hàng. Đặc biệt, trước nạn boom hàng (khách đặt món rồi không nhận), còn phải kiểm soát được các chiêu trò chơi xấu của đối thủ.

Giám đốc một hãng giao đồ ăn nổi tiếng từng chia sẻ về chuyện tài xế của hãng liên tục nhận đơn giao đồ ăn, nhưng sau khi mua hàng và mang đến địa chỉ giao nhận thì không liên lạc được với khách. Phần chi phí mua đồ ăn, hãng phải chịu trách nhiệm hoàn lại cho tài xế. "Không loại trừ đối thủ đã cài người vào làm tài xế của hãng rồi tự động hủy đơn của khách, giao chậm, phục vụ thiếu tận tình... khiến khách quay lưng" - vị này nhận xét.

Theo Intero.vn, thực tế cho thấy rủi ro trong dịch vụ nhận gọi/giao món ăn lớn hơn nhiều so với dịch vụ giao hàng thông thường. Bởi về hàng hóa bình thường, nếu khách không nhận, hãng có thể hoàn trả và chủ hàng chỉ mất phí "ship". Trong khi với món ăn, nếu khách không nhận thì bên giao hàng coi như "mất trắng" vì không thể đổi trả được.

Do đó, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, ở lĩnh vực nhận gọi/giao món ăn chỉ có thương hiệu nào đủ mạnh mới trụ được. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại được hưởng lợi hơn cả khi ngày càng có nhiều ứng dụng gọi món ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau bằng chất lượng dịch vụ, ưu đãi, giảm giá...

Theo Intero.vn, cho đến nay thị trường giao nhận đồ ăn của Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Bởi tình trạng nhiều người có thói quen đi ăn, mua món ăn trực tiếp, hoặc chỉ đặt hàng qua số điện thoại hoặc ứng dụng của chính cửa hàng. Một số cửa hàng, quán tiệm còn miễn phí giao hàng, giảm giá nên khách hứng thú hơn so với việc phải mất một khoản phí cho bên thứ ba. Nhiều nhà hàng, cơ sở sản xuất thức ăn, thức uống cho biết doanh số từ khách hàng mua, ăn và đặt hàng trực tiếp vẫn gấp nhiều lần so với khách đặt món từ bên các hãng làm dịch vụ giao nhận.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.