Hôm nay,  

Thị Trường Giao Nhận Đồ Ăn Với Nạn Đặt Món Rồi Không Nhận

19/08/201900:00:00(Xem: 2555)

Grab mua che

Tài xế GrabFood mua món thạch chè Hiển Khánh (đường Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn) giao cho khách.

 

Từ khoảng 2 – 3 năm qua, hàng loạt ứng dụng (app) gọi món ăn, thức uống đã làm mưa làm gió và cạnh tranh quyết liệt ở Sài Gòn, tạo nên thói quen tiêu dùng mới cho người dân thành thị, đặc biệt là giới trẻ, theo Intero.vn.

Cùng thời gian ấy, nối tiếp 2 thương hiệu lớn đã có mặt khá lâu ở Hà Nội là Delivery Now (tức Foody) và Vietnammm, GrabFood và Lalamove đã lao vào cuộc cạnh tranh. Ngoài ra, Go-Viet (của nhà đầu tư Go-Jek Indonesia) - đối thủ trực tiếp của Grab ở mảng đặt xe - cũng đã ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam.

Intero.vn dẫn lời chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, nhận định rằng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường gọi món trực tuyến, các hãng rất chật vật để tìm kiếm và giữ được khách hàng. Đặc biệt, trước nạn boom hàng (khách đặt món rồi không nhận), còn phải kiểm soát được các chiêu trò chơi xấu của đối thủ.

Giám đốc một hãng giao đồ ăn nổi tiếng từng chia sẻ về chuyện tài xế của hãng liên tục nhận đơn giao đồ ăn, nhưng sau khi mua hàng và mang đến địa chỉ giao nhận thì không liên lạc được với khách. Phần chi phí mua đồ ăn, hãng phải chịu trách nhiệm hoàn lại cho tài xế. "Không loại trừ đối thủ đã cài người vào làm tài xế của hãng rồi tự động hủy đơn của khách, giao chậm, phục vụ thiếu tận tình... khiến khách quay lưng" - vị này nhận xét.

Theo Intero.vn, thực tế cho thấy rủi ro trong dịch vụ nhận gọi/giao món ăn lớn hơn nhiều so với dịch vụ giao hàng thông thường. Bởi về hàng hóa bình thường, nếu khách không nhận, hãng có thể hoàn trả và chủ hàng chỉ mất phí "ship". Trong khi với món ăn, nếu khách không nhận thì bên giao hàng coi như "mất trắng" vì không thể đổi trả được.

Do đó, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, ở lĩnh vực nhận gọi/giao món ăn chỉ có thương hiệu nào đủ mạnh mới trụ được. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại được hưởng lợi hơn cả khi ngày càng có nhiều ứng dụng gọi món ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau bằng chất lượng dịch vụ, ưu đãi, giảm giá...

Theo Intero.vn, cho đến nay thị trường giao nhận đồ ăn của Việt Nam vẫn còn bị hạn chế. Bởi tình trạng nhiều người có thói quen đi ăn, mua món ăn trực tiếp, hoặc chỉ đặt hàng qua số điện thoại hoặc ứng dụng của chính cửa hàng. Một số cửa hàng, quán tiệm còn miễn phí giao hàng, giảm giá nên khách hứng thú hơn so với việc phải mất một khoản phí cho bên thứ ba. Nhiều nhà hàng, cơ sở sản xuất thức ăn, thức uống cho biết doanh số từ khách hàng mua, ăn và đặt hàng trực tiếp vẫn gấp nhiều lần so với khách đặt món từ bên các hãng làm dịch vụ giao nhận.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.