Hôm nay,  

Dấu Tích Người Ấn Độ Từng Ở Sài Gòn Xa Xưa

17/08/201900:00:00(Xem: 3375)

Den tho An giao

Đền thờ Ấn Độ giáo gần ngã tư Trương Định - Lê Thánh Tôn (Q.1).

 

Tại Sài Gòn, qua bao nhiêu năm tháng, có những khu phố, con đường đến nay vẫn còn lưu dấu tích của các cộng đồng người nước ngoài đã đến sinh sống, buôn bán, trong đó có người Ấn Độ, theo Vanchuongviet.org.

Cộng đồng người Ấn đã đến Sài Gòn vào các năm đầu 1870 cho đến đầu thế kỷ 20. Họ thường làm ăn sinh sống ở khu vực quanh chợ Sài Gòn, trung tâm Quận 1 ngày nay.

Theo Vanchuongviet.org, khi chợ Sài Gòn mới xây, nhiều người Ấn đã đến lập nghiệp xung quanh chợ, ở các đường như: Rue d'Espagne (Lê Thánh Tôn), Rue Viénot (Phan Bội Châu), Rue Schroeder (Phan Châu Trinh), Rue Amiral Courbet (Nguyễn An Ninh) và Rue Soubaraine (Lưu Văn Lang).

Rất nhiều người Ấn cũng đã tập trung ở khu vực hơi xa chợ Sài Gòn một chút, như đường Rue Ohier (Tôn Thất Thiệp ngày nay), đường Catinat (Đồng Khởi), Rue d'Adran (Hồ Tùng Mậu).

Hiện ở mặt tiền số 22 đường Phan Bội Châu, người đi đường khi chú ý quan sát, có thể thấy nét mờ mờ chữ “J. Kimatrai Cie.”(có nghĩa là Công ty J. Kimatrai). Được biết chủ nhân công ty kinh doanh vải vóc này là ông J. Kimatrai thời đó còn có các cửa hàng vải nữa ở Sài Gòn (số 46-48 Rue Catinat, Đồng Khởi ngày nay) và Hà Nội (số 61 Paul Bert).

Vanchuongviet.org cho biết hiện trên đường Tôn Thất Thiệp (Rue Ohier cũ) vẫn còn một đền thờ của người Ấn. Và một đền thờ Ấn Độ giáo nữa nằm góc đường Trương Định - Lê Thánh Tôn hiện nay vẫn còn hoạt động, thường thu hút cả người Việt và du khách Âu Mỹ đến tham quan, chiêm bái.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.