Hôm nay,  

Dấu Tích Người Ấn Độ Từng Ở Sài Gòn Xa Xưa

17/08/201900:00:00(Xem: 3367)

Den tho An giao

Đền thờ Ấn Độ giáo gần ngã tư Trương Định - Lê Thánh Tôn (Q.1).

 

Tại Sài Gòn, qua bao nhiêu năm tháng, có những khu phố, con đường đến nay vẫn còn lưu dấu tích của các cộng đồng người nước ngoài đã đến sinh sống, buôn bán, trong đó có người Ấn Độ, theo Vanchuongviet.org.

Cộng đồng người Ấn đã đến Sài Gòn vào các năm đầu 1870 cho đến đầu thế kỷ 20. Họ thường làm ăn sinh sống ở khu vực quanh chợ Sài Gòn, trung tâm Quận 1 ngày nay.

Theo Vanchuongviet.org, khi chợ Sài Gòn mới xây, nhiều người Ấn đã đến lập nghiệp xung quanh chợ, ở các đường như: Rue d'Espagne (Lê Thánh Tôn), Rue Viénot (Phan Bội Châu), Rue Schroeder (Phan Châu Trinh), Rue Amiral Courbet (Nguyễn An Ninh) và Rue Soubaraine (Lưu Văn Lang).

Rất nhiều người Ấn cũng đã tập trung ở khu vực hơi xa chợ Sài Gòn một chút, như đường Rue Ohier (Tôn Thất Thiệp ngày nay), đường Catinat (Đồng Khởi), Rue d'Adran (Hồ Tùng Mậu).

Hiện ở mặt tiền số 22 đường Phan Bội Châu, người đi đường khi chú ý quan sát, có thể thấy nét mờ mờ chữ “J. Kimatrai Cie.”(có nghĩa là Công ty J. Kimatrai). Được biết chủ nhân công ty kinh doanh vải vóc này là ông J. Kimatrai thời đó còn có các cửa hàng vải nữa ở Sài Gòn (số 46-48 Rue Catinat, Đồng Khởi ngày nay) và Hà Nội (số 61 Paul Bert).

Vanchuongviet.org cho biết hiện trên đường Tôn Thất Thiệp (Rue Ohier cũ) vẫn còn một đền thờ của người Ấn. Và một đền thờ Ấn Độ giáo nữa nằm góc đường Trương Định - Lê Thánh Tôn hiện nay vẫn còn hoạt động, thường thu hút cả người Việt và du khách Âu Mỹ đến tham quan, chiêm bái.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lúc người dân tại Việt Nam nghèo, đói, bệnh tật và chết vì đại dịch vẫn chưa hết mà còn có nguy cơ tái bùng phát, các quan lớn Hà Nội như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và Chánh Văn Phòng, Phát Ngôn Nhân Bộ Công An Tô Ân Xô, là những người mà chế độ gọi là “đày tớ của nhân dân” lại ăn uống hả hê với những món ăn đắt tiền tại một nhà hàng sang trọng của đầu bếp Salt Bae tại London khiến cho người dân phẫn nộ cái vô cảm và bất nhẫn của những người thường ngày rao giảng “đạo đức cách mạng,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 5 tháng 11 năm 2021.
Vào sáng sớm ngày 31/10/2021, xe chở Đoàn Nghĩa Sinh đã khởi hành và trực chỉ xã Đông Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa để tới Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần do các nữ tu Công giáo điều hành. Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần là nơi đã và đang nuôi dưỡng hơn 50 trẻ em khuyết tật, bị bại não, thần kinh và tâm thần.
Khi đọc bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 4 tháng 11 năm 2021 tường thuật về việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam và Ả Rập Saudi giúp ngăn chận nạn buôn người từ VN đưa sang Ả Rập Saudi, người Việt từng sống trong chế độ CSVN tự hỏi tại sao mạng lưới công an có thể bắt bỏ tù không tha một người bất đồng chính kiến nào với chế độ mà lại có vẻ bất lực đối với các tổ chức buôn người tại VN, rồi người Việt cũng tự hỏi phải chăng nạn tham nhũng đã góp phần giúp các tổ chức buôn người hoạt động một cách mạnh mẽ như thế.
Sau khi Việt Nam thay đổi luật lao động để được vào EVFTA, lẽ ra luật được áp dụng vào ngày 1/1/2021. Nhưng cho tới hôm nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa đưa ra các Nghị định để áp dụng luật này, đa số các công nhân vẫn không biết về sự thay đổi này. Nghiệp đoàn Độc Lập Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ đến các cơ quan nhà nước liên quan và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN để yêu cầu sớm đưa ra các nghị định và giám sát để cho người dân lao động Việt Nam có thể tham gia các tổ chức nghiệp đoàn lao động cơ sở.
Chỉ vì kêu gọi đa nguyên đa đảng và đưa ra những vi phạm nhân quyền và tham nhũng của quan chức nhà nước mà Facebooker Trần Quốc Khánh đã bị lãnh án tù hơn 6 năm, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021.
Sáng ngày 30-10-2021, cả ba trang Facebook Việt ngữ của các đài lớn như Đài Á Châu Tự Do, VOA Tiếng Việt, BBC News Tiếng Việt đều đồng loạt bị đổi tên. Đài Á Châu Tự Do bị đổi thành "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm", BBC News Tiếng Việt bị chuyển thành "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" và VOA Tiếng Việt lại trở thành "Đông Lào Muôn Năm".
Một chính quyền dùng côn đồ để bách hại dân là điều khó có thể tưởng tượng được trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, nhưng điều khó tin đó lại đã từng và hiện vẫn xảy ra tại đất nước Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mà cụ thể là chuyện gia đình ông Hoàng Văn Ngân tại tỉnh Thanh Hóa bị một nhóm côn đồ ban đêm đập phá nhà cửa sau khi gia đình ông không đồng ý di dời vì chính quyền không bồi thường đất để cất nhà mới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 29 tháng 10 năm 2021.
5 nhà báo trong nhóm Báo Sạch đã bị tòa án CSVN huyện Thới Lai, Cần Thơ kết án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân,” hôm 28 tháng 10 đã khiến cho Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án bản án và tố cáo chính quyền CSVN tiếp tục “đàn áp giới tryền thông độc lập,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do ngay lập tức 5 thành viên trong nhóm Báo Sạch trước khi nhóm này bị tòa án huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, Việt Nam đem ra xử hôm 26 tháng 10 năm 2021 về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
28 tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế cùng lên án chính quyền CSVN đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và kêu gọi lập tức trả tự do cho bà hôm 26 tháng 10 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.