Hôm nay,  

Dân Thủ Thiêm Biểu Tình Đòi Quyền Lợi

20/07/201900:00:00(Xem: 1709)
Đúng như câu tục ngữ VN có nói “tức nước vỡ bỡ,” người dân Thủ Thiêm đã không thể nhịn được nữa trước sự tắc trách của chính quyền thành phố Sài Gòn trong vụ chiếm đất nhà dân mà không đáp ứng đúng mức quyền lợi của người dân nên hàng trăm người đã xuống đường biểu tình đòi giải quyết trong mấy ngày qua, theo bản tin hôm 19 tháng 7 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.

Bản tin RFA viết như sau.

Nhiều ngày qua hàng trăm người dân Thủ Thiêm đã kéo đến trụ sở Ủy ban Nhân dân quận 2 thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại và đòi quyền lợi.

Truyền thông trong nước loan tin này hôm 19/7.

Ông Nguyễn Phước Hưng chủ tịch quận 2 xác nhận với báo Zing.vn rất đông bà con đã tới trụ sở Ủy ban từ 4 ngày qua để làm thủ tục khiếu nại. Ông Hưng cho rằng lý do người dân tới đông vì trong cuộc họp trực tiếp của Chính phủ và các địa phương hồi đầu tháng 7, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã cam kết thực hiện nghiêm kết luận thanh tra về vấn đề quyền lợi của người dân Thủ Thiêm và điều này cũng đã được đem ra bàn thảo tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân.

Trước diễn biến trên, tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm diễn ra sáng 19/7, chủ tịch UBND TPHCM đã cho biết kể từ hôm nay, UBND quận 2 bắt đầu có cuộc làm làm việc với từng hộ dân trong số 331 hộ dân trong khu 4,3ha và dự kiến sẽ hoàn thành trong 3 ngày sau đó sẽ trình lên hội đồng nhân dân.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, một trong số đại diện người dân Thủ Thiêm xác nhận thông tin với RFA rằng:

“Mấy ngày nay người dân rất bức xúc về việc Thủ Thiêm dù chính sách đã rõ ràng, thanh tra đã kết luận lấy 144,6ha giao cho 51 công ty trái pháp luật rồi quyết định 1483 cũ cũng có nói rõ về đơn giá đền bù không còn phù hợp và phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nói về giá cả chênh lệch bất hợp lý, lợi ích không phù hợp lợi ích nhà nước và người dân, khi có cơ hội thừa nhận công khai minh bạch mà không bị chụp mũ nữa thì người dân kéo về để nộp đơn khiếu nại tố cáo lên đến hàng ngàn hộ gia đình, đông lắm.”

Một người dân khiếu kiện khác anh Hồ Tấn Thiện cũng cho chúng tôi biết thêm.

“Ủy ban nhân dân họ lên tiếng nên người dân kéo về biết bao nhiêu ngàn người kẹt cứng đường luôn. Anh không biết giải quyết ra sao nhưng nghe nói họ sẽ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thiện Nhân gặp từng hộ gia đình, từng trường hợp, từng cá nhân là có nhưng gia đình anh chưa có lên vì họ gặp khu 4,3ha trước còn anh chưa đến lượt.”

Nhiều hộ dân ở Thủ Thiêm đã ròng rã khiếu nại, khiếu kiện suốt hai thập niên qua vì không được bồi thường thỏa đáng cũng như bị giải tỏa dù nằm ngoài ranh giới quy hoạch của dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Vào cuối tháng 6 năm 2019, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận sai phạm tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin gì liên quan việc đền bù thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm. Trong khi đó, trong một cuộc họp gần đây, bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân từng phát biểu với truyền thông quốc nội rằng, vấn đề Thủ Thiêm đã kéo dài hơn 20 năm làm một số bà con khiếu nại bức xúc. Thành phố sẽ có sự quan tâm cần thiết và nỗ lực xây dựng chính sách giải quyết, kiên quyết không để vụ Thủ Thiên tiếp tục chậm trễ, kéo dài làm khổ bà con.

Trong hình, rất đông người dân Thủ Thiêm có mặt tại trụ sở Ủy ban Nhân dân quận 2.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.