Hôm nay,  

Lâm Đồng: Áp Dụng Thử Hệ Thống Mã Số Vùng Trồng Cà Phê

16/06/201900:00:00(Xem: 3483)
Ca phe hat
Cà phê hạt rang bằng máy ở một nông hộ vùng Lâm Đồng.

Trước tình trạng kém ồn định trong xuất khẩu cà phê vào tháng 5 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đang có nhiều dự án nhằm phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là lập thí điểm xây dựng hệ thống mã số vùng trồng cà phê, theo báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Vào tháng 5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước tăng theo giá cà phê toàn cầu, là so với cuối tháng 4/2019, tăng từ 2.8 – 3.6%. Tại khu vực Sài Gòn, ngày 30/5/2019, cà phê Robusta loại R1 đạt 33,600 đ/kg, tăng 3.1% so với cuối tháng 4/2019,

Tuy nhiên, theo Trí Thức Trẻ, cũng trong tháng 5/2019, về xuất khẩu, cà phê VN đã mất ổn định khi đạt 135,000 tấn, trị giá 220 triệu USD là giảm 5.8% về lượng và giảm 9.6% về trị giá so với tháng 4/2019, và nếu so với tháng 5/2018 thì giảm đến 13.1% về lượng và giảm 27.8% về trị giá.

Nếu tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê VN đạt 767,000 tấn, trị giá 1.313 tỷ USD, cũng đã giảm 13.1% về lượng và giảm 23% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Trí Thức Trẻ cho biết trước tình hình trên, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đã xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được áp dụng thử để thu thập số liệu với hơn 8500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Theo Bộ Công thương VN, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng. Lý do là trong bối cảnh suy thoái thị trường cà phê toàn cầu, Việt Nam - nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới - đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, nếu muốn xuất khẩu ổn định trở lại, đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, điều này rất cần để phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm.

Theo Trí Thức Trẻ, hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê là cơ sở dữ liệu, như sổ tay nông hộ điện tử chẳng hạn, sẽ giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; giúp các tổ chức chứng nhận có điểm tựa để giảm giá thành khi chứng nhận và giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, định hướng đầu tư, tài trợ cho phía sản xuất…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bán vé số dạo không chỉ là công việc kiếm sống nhọc nhằn của người nghèo, cơ nhỡ, bởi nơi “đội quân” bán vé số, phía sau những bước chân lang thang sớm hôm là cả những câu chuyện vui buồn, rủi may và đôi khi rất kỳ thú, theo Thanh Niên online (TNO).
Sau hơn một tháng công bố dịch tả heo châu Phi ở Việt Nam, sức tiêu thụ thịt heo ở TP Sài Gòn sụt giảm thấy rõ do tâm lý lo ngại, dù Sài Gòn vẫn nằm trong vùng an toàn. Do vậy, nhiều tiểu thương đã giảm hoặc ngưng bán một thời gian, theo VnExpress.
SAIGON -- Nhiều vị trí thức đã nói từ lâu, bây giờ chính phủ mới thú nhận: Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc...
HA NOI -- Hối lộ... bôi trơn... Kinh doanh tại Việt Nam không có chi phí bôi trơn là sẽ bế tắc. Bản tin VnEconomy ghi lời ông Vũ Tiến Lộ,c Chủ tịch VCCI: 54% doanh nghiệp vẫn phải trả phí bôi trơn.
NHA TRANG -- Tình hình các bệnh viện thiếu bác sĩ ngày càng thê thảm... Bản tin VTV kể rằng: Nam Trung Bộ thiếu hụt bác sĩ trầm trọng. Tình trạng thiếu hụt bác sĩ trầm trọng đang xảy ra ở hàng loạt cơ sở y tế công lập ở khu vực Nam Trung Bộ. Thậm chí, mức độ thiếu đang ngày càng gay gắt.
SAIGON -- Danh sách buồn: Hơn 14 nghìn doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh trong quý I/2019... tức là tăng số lượng tạm ngừng kinh doanh 21% so với quý 1/2018.
HUẾ -- Thiếu nước, cơ nguy lúa chết khô... Báo Pháp Luật VN báo động về Thừa Thiên – Huế: Hàng trăm ha lúa hạn hán nguy cơ mất trắng...
SAIGON -- Ngày càng đắt đỏ... Thành phố Sài Gòn đã vượt Hà Nội, trở thành thành phố đắt đỏ nhất Việt Nam.
Vừa qua, trong Hội thảo nhận diện và tìm giải pháp phát triển cà phê đặc sản Việt Nam tại Đắk Lắk, nhận định chung là cần phát triển cà phê đặc sản như một cách tiếp cận phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng và góp phần nâng cao chất lượng chung của cà phê Việt, theo Người Lao Động online (NLĐO).
Vào thế kỷ 17, Hội An (Quảng Nam) đã là một thương cảng sầm uất bậc nhất trong cả nước. Sau hơn 300 năm, đô thị cổ này vẫn hấp dẫn du khách bởi nét đẹp cổ kính còn khá nguyên vẹn,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.