Hôm nay,  

Hàng Không VN: Bài Toán Quá Tải Và Các Trở Ngại Phát Triển

10/06/201900:00:00(Xem: 2479)
Hang khong VN
Một số sân bay lớn trong nước đang quá tải.

Khó khăn hàng đầu đến nay của ngành hàng không Việt Nam vẫn là tình trạng quá tải ở một số sân bay lớn. Trong khi đó, tiến độ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất rất chậm chạp, còn xây dựng sân bay Long Thành thì mất nhiều thời gian nữa, theo báo Tiền Phong online (Tienphong.vn).

Trong 10 năm qua, hàng không VN luôn tăng trưởng ở mức 2 con số mỗi năm, từ chỗ chỉ 1 hãng hàng không tới nay đã có 5 hãng (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Bamboo Airways). Bên cạnh đó, số lượng máy bay mua và thuê mới tăng liên tục. Từ 2008 đến 2019, số máy bay tăng từ 60 chiếc lên 192 chiếc. mà trong đó, số tàu bay thuộc sở hữu Việt Nam tăng từ 29 tàu lên 57 tàu.

Tienphong.vn dẫn lời ông Lại Xuân Thanh, chủ tịch HĐQT Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, về hạ tầng cơ sở hàng không cơ bản vẫn đáp ứng nhu cầu phát triển cho thị trường hàng không Việt Nam, vốn thuộc nhóm phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng một số cảng hàng không đã thành nút thắt, “nóng nhất” là Tân Sơn Nhất. Vào mỗi dịp cao điểm, các hãng hàng không đã phải tăng cường bay đêm, đặc biệt với các chặng bay qua 3 sân bay lớn là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Trong khi đó, việc đầu tư làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất hay xây dựng sân bay Long Thành hiện vẫn è ạch vì thủ tục…


Mặt khác, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, đối với những sân bay hiện hữu, đặc biệt là với Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang), có đầu tư mở rộng xong với công suất thiết kế nào đo, thì khai thác khoảng 5 năm là đã vượt quá công suất ấy rồi.

Theo Tienphong.vn, đi liền với những cái khó về hạ tầng cơ sở nói trên, 2 vấn đề là nhân lực quản lý và yêu cầu đảm bảo an toàn hàng không cũng đều chịu sức ép nặng nề.

Về nhân lực hàng không, có muốn phát triển thêm nữa các hàng hàng không thì bị cản trở ngay bởi phi công, kỹ thuật viên máy bay đều đang thiếu. Điều này khiến mỗi khi có hãng hàng không mới ra đời, hay ký hợp đồng mua thêm máy bay, “cuộc chiến” tuyển dụng, tranh giành nhân lực hàng không lại diễn ra căng thẳng giữa các hãng với nhau.

Còn về yêu cầu đảm bảo an toàn hàng không, Tienphong.vn dẫn thông tin từ Cục Hàng không, cho biết nếu tính cả số nhân lực theo kế hoạch năm 2019, lực lượng giám sát viên an toàn hàng không đã ký hợp đồng với cơ quan này chỉ đảm bảo quản lý tối đa 256 máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam (cả tàu bay và trực thăng) Trong khi đó, nếu tính số máy bay các hãng đang có, số máy bay sắp nhận, thêm 30 máy bay vừa xin bổ sung của 1 hãng tư nhân, tổng số máy bay của Việt Nam tính tới hết năm nay sẽ lên tới 277 chiếc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.