Hôm nay,  

2,000 Con Sông VN Có Thể Thành Sông Chết

18/05/201900:00:00(Xem: 1247)
Theo VOV, nhiều sông ở Việt Nam có nguy cơ trở thành dòng sông chết do bị khai thác bừa bãi, lấp sông, ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng dân cư...

Với 2,372 con sông có chiều dài hơn 10km, đây là lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế dễ dàng thấy các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đều gắn với các lưu vực sông lớn như: hệ thống sông Hồng - Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, Mê Kông...

Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển công nghiệp một cách không bền vững đã và đang gây ra  nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó có môi trường nước trên các lưu vực sông.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng xử lý nước thải ở các khu công nghiệp chỉ được 65%, đô thị 15%, nông nghiệp 0%. TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, tất cả lượng nước thải không qua xử lý, hoặc qua xử lý nhưng có thải lượng ô nhiễm lớn được đổ thẳng vào các hệ thống kinh lạch, hoặc đổ thẳng ra sông chính. Khả năng tự làm sạch các sông có giới hạn. Vì vậy, hầu hết các sông đô thị ở các thành phố lớn, nhỏ của Việt Nam đã trở thành những “dòng sông chết”.

"Tài nguyên nước của Việt Nam bị đe dọa, suy thoái và cạn kiệt do phát triển không bền vững. Hạ tầng cơ sở trên sông, ven sông gây ô nhiễm môi trường nước do xả thải từ rất nhiều nguồn và đặc biệt có những bất cập trong quản lý. Phải nói rằng tổng kết rất buồn là 95% nước tại các đô thị là không được xử lý, trong khi khoảng 70 triệu người ở đô thị mà xả xuống thì không sông nào chịu được", TS Tứ nói.


Mặc dù Việt Nam đã có nhiều đạo luật liên quan đến bảo vệ các dòng sông, nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các con sông vẫn không hề được cải thiện.

Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, quy định của pháp luật thì đã có nhưng quan trọng nhất là thực thi luật pháp như thế nào. Và rộng lớn hơn, đó là phải có chiến lược sử dụng tài nguyên nước.

Nhiều đại biểu tham dự tọa đàm cho rằng, sự phân tán và chồng chéo trong cách quản lý tài nguyên nước nói chung và quản lý các dòng sông nói riêng đã góp phần không nhỏ vào sự suy thoái của các dòng sông. Ngoài ra, năng lực thực thi các chính sách pháp luật cũng chưa có hiệu quả, khiến nguồn tài nguyên nước tiếp tục bị đe dọa, suy thoái và cạn kiệt.

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Chủ tịch CLB cựu đại biểu quốc hội cho rằng, cần phải có người chịu trách nhiệm chính để giải quyết vấn đề này. Phải có bộ nào chứ? Ông bộ trưởng nào?  Rõ ràng là luật pháp chưa đầy đủ, có vấn đề.

Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sông. Thí dụ như cần phải có chế tài thật mạnh xử lý các cơ sở, doanh nghiệp xả thải trái phép vào các dòng sông; sửa Luật bảo vệ môi trường năm 2014; quy hoạch lại các công trình xây dựng trên các dòng sông và cần được xem xét cẩn trọng. Đặc biệt chính phủ cần có hành động, biện pháp kiên quyết mới có thể giữ gìn và trả lại được môi trường trong sạch cho các dòng sông./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.