Hôm nay,  

Chính Quyền CSVN Muốn Can Thiệp Vụ Trùng Tu Nhà Thờ Bùi Chu

07/05/201900:00:00(Xem: 1806)
HÀ NỘI -- Có vẻ như chính quyền CSVN thông qua Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đang nhảy vào để can thiệp vụ Nhà Thờ Bùi Chu 135 tuổi dự định sẽ được trùng tu vì sau nhiều đề nghị giữ nguyên kiến trúc lịch sử cổ kính này, theo bản tin của trang mạng VNExpress.net cho biết hôm Thứ Hai.

Bản tin viết như sau:

“Trước thông tin nhà thờ chánh tòa Bùi Chu (Nam Định) sẽ được xây dựng lại, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã có văn bản gửi Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nam Định, đề nghị kiểm tra thông tin này.

“Văn bản do ông Trần Đình Thành, Cục phó Di sản văn hóa, ký ngày 2/5 nêu đã nhận được đơn kiến nghị của nhóm kiến trúc sư đề nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu. Vì vậy, Cục đề nghị tỉnh Nam Định kiểm tra, đề xuất giải pháp về việc này, báo cáo trước 6/5.

“Theo thông tin được đăng tải trên website Giáo phận Bùi Chu, nhà thờ sẽ được hạ giải ngày 13/5.

“Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Chung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định cho biết, ngày 3/5 ông đã gặp Giám mục giáo phận Bùi Chu Thomas Vũ Đình Hiệu để trao đổi.

"Tôi nêu ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc và ý kiến của nhóm kiến trúc sư kiến nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu. Tuy nhiên, Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu nói rằng việc xây dựng lại nhà thờ Bùi Chu đã được cân nhắc kỹ mấy năm nay. Vì công trình đã quá cũ, khó có thể trùng tu được. Phương án xây lại nhằm đảm bảo an toàn cho giáo dân khi hành lễ", ông Chung nói.

“Ông Chung cũng cho biết, theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao Nam Định, dù chưa được công nhận là di sản, nhà thờ Bùi Chu đã được đưa vào danh sách kiểm kê để xem xét. "Tuy nhiên, quy định pháp luật về bảo tồn di sản trong danh mục kiểm kê chưa được rõ ràng", Phó bí thư Tỉnh ủy Nam Định nói.

“Trước đó ngày 1/5, 25 kiến trúc sư có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị, đề nghị xem xét can thiệp giữ lại nhà thờ chánh tòa Bùi Chu.

“Trong đơn, nhóm kiến trúc sư cho rằng nhà thờ Bùi Chu xây dựng từ năm 1885, "là di sản kiến trúc nghệ thuật và văn hóa, được cha ông từ đời trước dày công tạo dựng một tác phẩm kiến trúc độc đáo không nơi nào ở Việt Nam có được, thuộc hàng di sản văn hóa quốc gia".

"Nhà thờ có những hình oval ba lá trên trần với nhiều chi tiết cầu kỳ, xuất hiện từ những góc nhỏ ô cửa sổ đến góc cao của trần thánh đường. Trần nhà thờ có dùng vôi rơm tạo những vòm cong thoáng nhẹ, phù hợp với khí hậu nhiệt đới miền Bắc. Cửa nhà nguyện bốn cánh, mỗi cánh là một công trình ý nghĩa của các bí tích: rửa tội, thêm sức, thánh thể, hòa giải.

“Hình ảnh kết nối ba hình oval vừa thể hiện đường nét Ba Rốc cổ kính vừa thể hiện nét phương Đông tạo ra không gian đa dạng, phù hợp với nơi chốn mà nó tồn tại", đơn kiến nghị viết.

“Nhóm kiến trúc sư cho rằng khung nhà thờ bằng tường gạch chịu lực kết hợp với những hàng cột gỗ lim đặt trên bệ xà điêu khắc tinh xảo. Trần được làm bằng hỗn hợp vôi rơm và vật liệu địa phương để tạo độ bền và nhẹ. Công trình được xây dựng ở vị trí bền vững, có cây xanh, sân đường thoáng mát. Phía trước là sông Ninh Cơ làm tăng tính thơ mộng.

"Về tổng thể, công trình không chỉ mang kiến trúc châu Âu mà còn kết hợp các yếu tố, chi tiết, vật liệu của Việt Nam để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự giao lưu văn hóa Đông - Tây", nhóm kiến trúc sư nhận định.

“Đồng thời, nhóm đã khảo sát công trình này và nhận thấy nhà thờ chỉ hư hỏng nhẹ, kết cấu khung chịu lực còn tốt, có thể chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Vì vậy, nhóm kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu, chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng di sản quốc gia.

“Ngày 3/5, nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam (Save Heritage VietNam) gửi thư thỉnh nguyện đến Giáo hoàng Francis, xin giải cứu nhà thờ Bùi Chu. Trong thư, nhóm cho rằng "không thể mô tả toàn diện vẻ đẹp với lối kiến trúc pha trộn Đông Dương bản địa và Ba Rốc (Tây Ban Nha) và trên hết là các giá trị phi vật thể trong lịch sử của ngôi thánh đường này". Kết cấu của nhà thờ Bùi Chu "có thể đứng vững nhiều thế kỷ".

“Vì vậy, nhóm Bảo vệ di sản Việt Nam mong được nghe ý kiến từ Giáo hoàng Francis để "tìm thấy một phương pháp cải tạo tốt nhằm bảo tồn ngôi thánh đường không thể thay thế này". Nhóm cũng bày tỏ sẵn sàng tới Roma (Italy) để trình bày vấn đề với Giáo hoàng, mong Giáo hoàng về chiêm ngưỡng nhà thờ Bùi Chu.”

Bản tin cũng cho biết thêm rằng, “Nhà thờ chánh tòa Bùi Chu thuộc xã Xuân Ngọc (Xuân Trường, Nam Định) bắt đầu được xây dựng năm 1884, bởi giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận. Một năm sau, nhà thờ khánh thành, với chiều dài 78 m, rộng 22 m, cao 15 m, tháp cao 35 m. Từ đó đến nay, công trình được tu sửa hai lần năm 1974 và 2000.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.