Hôm nay,  

Dân VN Xuất Ngoại Trị Bệnh Tốn 2 Tỷ Đô/Năm

06/05/201900:00:00(Xem: 3043)
SAIGON -- Dân nhà giàu VN hễ bệnh là rủ nhau sang nước ngoài chữa bệnh...

Báo Cảnh Sát Tuần  Cảnh ghi nhận: Người Việt chi tỉ USD ra nước ngoài chữa bệnh.

Có người tìm đến các bệnh viện (BV) có tiếng ở những nước có nền y học tiên tiến và đã được chữa khỏi bệnh. Nhưng cũng không ít bệnh nhân sống dở chết dở tại các BV nước ngoài, mất tiền tỉ mà bệnh tình càng trầm trọng, rốt cuộc lại phải về Việt Nam chữa trị…

Câu chuyện người Việt ra nước ngoài chữa bệnh không phải là mới. Tại hội nghị triển khai công tác năm 2019 mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên công bố con số: "Mỗi năm người Việt chi khoảng 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh".

Có người tìm đến các bệnh viện (BV) có tiếng ở những nước có nền y học tiên tiến và đã được chữa khỏi bệnh. Nhưng cũng không ít bệnh nhân sống dở chết dở tại các BV nước ngoài, mất tiền tỉ mà bệnh tình càng trầm trọng, rốt cuộc lại phải về Việt Nam chữa trị…

Tuy nhiên, bác sĩ nước ngoài cũng đâu có phải thần y...

Báo Cảnh Sát Tuần  Cảnh ghi nhận:

“Nói đến những ca bệnh "xuất ngoại" không may mắn, tôi vẫn nhớ trường hợp một phụ nữ có thai bị rau tiền đạo, BV Phụ sản Trung ương chỉ định phải mổ lấy con và cắt tử cung. Nhưng chị ấy nghe theo lời "cò mồi" nên đã ra nước ngoài để chữa bệnh, chi phí hết 1 tỉ đồng.

Bác sĩ nước ngoài cũng mổ lấy thai, cắt tử cung như chỉ định của BV Phụ sản Trung ương, nhưng không hiểu vì sao, họ lại cắt luôn niệu quản của chị. Đến 23 Tết âm lịch, họ cho chị về Việt Nam và hẹn mồng 8 Tết sang khám lại.

Khi trở lại bệnh viện đó để tái khám, riêng tiền hội chẩn, bác sĩ nước ngoài yêu cầu chị phải nộp 12.000 USD, và nếu nối lại niệu quản thì chị sẽ phải mất 46.000 USD nữa. Thấy số tiền quá lớn và quá bất công (vì chính họ cắt niệu quản của chị), người mẹ này đã phải quay về Việt Nam, vào BV Việt Đức chữa trị.


Sau này tôi nghe các bác sĩ BV Việt Đức kể lại, thứ hai chị nhập viện BV Việt Đức, thứ ba chị được chỉ định mổ cấp cứu, thứ bảy chị đã được xuất viện. Tổng chi phí của chị tại BV Việt Đức hết 9 triệu. So với chi phí 1 tỉ đồng trước đó chị chi cho BV nước ngoài, mới thấy quyết định xuất ngoại của chị thật là sai lầm và đáng tiếc.”

Than ôi, mất bạc tỷ mà còn hại thân...

Bác sĩ trong nước thực ra có khí giỏi hơn bác sĩ nước ngoài.

Báo Cảnh Sát Tuần  Cảnh ghi nhận lời kể của Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Việt Đức:

“Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyết kể, một GS người nước ngoài từng nói với ông rằng, ở Việt Nam, mặt bệnh rất phong phú và đông bệnh nhân, chính vì vậy, bác sĩ của Việt Nam sẽ giỏi vì được gặp nhiều "bệnh lý đa dạng".

Còn ra chữa bệnh tại một nước mà dân số rất ít, làm sao có đông bệnh nhân để cho bác sĩ "thực hành, thi thố". Ngành y là học thực hành, nếu chỉ ôm một mớ lí thuyết mà không có thực hành thì bác sĩ không bao giờ giỏi được. Đó là chưa kể, đặc điểm bệnh lí của người Việt Nam cũng rất khác.

Cùng một bệnh nhân là ung thư gan, ở nước ngoài qua tầm soát, họ phát hiện giai đoạn đầu của bệnh, khi đó u gan còn rất bé nên có thể đốt cũng hiệu quả. Nhưng u gan ở Việt Nam, khi bệnh nhân đến BV Việt Đức thì hầu hết đã di căn (số phát hiện sớm chỉ 5% - 10% ca bệnh), mà "phát hiện muộn thì ở Việt Nam hay ra nước ngoài cũng chịu"....”

Thực tế là, nhiều bác sĩ nước ngoài còn đến Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm. Nhiều người nước ngoài còn tìm đến Việt Nam để chữa bệnh. Năm 2018, các BV trong nước tiếp nhận 300.000 người là Việt kiều, người bệnh ở các quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến khám bệnh, 57.000 người trong đó đã điều trị nội trú.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.