Hôm nay,  

Miền Trung Nắng Cháy Chết Lúa

27/04/201900:00:00(Xem: 1854)
Nhiều tỉnh Miền Trung -- từ Nghệ An, Hà Tĩnh cho tới Thừa Thiên Huế -- đang gặp nạn nắng cháy, nóng tới mức lúa ruộng rủ nhau chết nnắng.

Bản tin từ VnExpress ghi nhận: Cả trăm hecta hoa màu chết khô vì nắng nóng ở miền Trung.

Nhiệt độ lên tới 40 khiến hoa màu héo khô, cam bưởi rụng quả. Nước sinh hoạt thiếu, bà con miền núi Quảng Trị phải dùng nước suối đục ngầu.

Bản tin ghi rằng hôm Thứ Sáu là ngày thứ tám của đợt nắng nóng gay gắt ở miền Trung. Từ sáng sớm, bà Phan Thị Xuân (50 tuổi, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An) đã mang theo bao tải đạp xe tới ruộng lạc để nhổ những cây chết khô. Sáu sào lạc của gia đình bà Xuân chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ được thu hoạch đại trà, nhưng giờ cây cứ chết từng đám.

"Một tuần nay lạc bắt đầu chết khô, buổi chiều dùng tay nắm vào thân cây gãy giòn như vừa hơ trên bếp lửa. Loại này thương lái không mua nên chỉ về nhặt hạt để phơi, giã làm thức ăn cho lợn, bò và gà", bà Xuân nói. Thu nhập của gia đình bà chủ yếu dựa vào cây lạc, song giờ trắng tay.

Cùng cảnh ngộ với bà Xuân là hơn 100 hộ dân trồng lạc tại xã Hưng Nhân, với tổng diện tích 20 hecta. Cả vùng lạc đang xanh tốt, bỗng chuyển màu nâu, lá xoăn lại. Nếu được mùa, mỗi sào lạc sẽ cho bình quân hai tạ củ, bán được 3 triệu đồng, trừ chi phí nông dân lời được khoảng 2 triệu đồng.

Tương tự, bản tin ghi là: Cách vùng trồng lạc vài trăm mét là vựa ngô 15 hecta nằm ở bãi đất pha cát ven sông Lam của anh Phạm Văn Oanh (xã Hưng Nhân). Anh Oanh chung vốn với một người bạn trồng ngô bán cho công ty kinh doanh bò sữa tại địa phương. Một tuần trước, khi hạt ngô đã căng sữa thì lá bắt đầu khô, thân gãy gập.

Bản tin cho biết, toàn tỉnh Nghệ An có trên 100 hecta lạc và ngô, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương bị chết khô (ảnh hưởng năng suất trên 70%). Gần một nghìn hecta hoa màu khác nằm trong diện bị hạn, nếu nắng nóng tiếp tục thêm một tuần thì số diện tích này cũng bị mất trắng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết.

Tương tự tại Hà Tĩnh: Cam rụng, lạc chết khô vì nắng.

Tại huyện miền núi Hương Khê, nơi nóng tới 43 độ C - cao nhất từ trước đến nay, nhiều hecta cam Khe Mây và bưởi Phúc Trạch bị héo lá, rụng quả. "Cam đang trong giai đoạn sinh trưởng, nắng nóng và thiếu nước khiến hàng trăm cây rụng quả. Nếu nắng gắt kéo dài, nguy cơ mất mùa hiện hữu", một chủ vườn nói.


Nắng nóng cũng khiến người dân huyện Hương Khê khan hiếm nước sinh hoạt, hàng chục hecta hoa màu thiếu nước tưới. Toàn xã Phúc Trạch có gần 200 ha lạc và ngô đang thời kỳ thu hoạch, hiện nhiều cây đã bị chết.

Tương tự ở tỉnh Quảng Trị: 6.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Mấy ngày nay nhiệt độ tại TP Đông Hà đã giảm phần nào, nhưng vẫn ở mức 39-40 độ C. Cùng chồng làm nghề đóng cốp pha ở các công trình xây dựng, chị Lê Thị Huyền (40 tuổi, trú TP Đông Hà) bắt đầu ngày làm việc sớm hơn một tiếng vào buổi sáng và nghỉ muộn hơn vào buổi chiều để tránh nắng gắt giữa trưa. "Ở dưới đất đã khó chịu, lên tầng cao càng ngột ngạt hơn. Ngồi một chút giữa trời đã thấy xây xẩm mặt mày", chị Huyền nói.

Tại huyện miền núi Hướng Hóa, trong cái nắng bỏng rát giữa trưa, anh Hồ Văn Ta (xã A Xing) cùng đám trẻ con tắm dưới dòng suối đục ngầu để giải nhiệt. "Vừa nắng vừa thiếu nước nên bà con phải tắm và giặt ở vùng nước thiếu vệ sinh như này", anh Ta giải thích. Trong khi người đàn ông này tắm gội thì bên cạnh, đám trẻ liên tục nhảy xuống nước, phụ nữ giặt quần áo.

Bản tin nói: Suốt 4 tháng qua, huyện Hướng Hóa không có mưa, nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Tại xã A Xing, trước kia người dân dùng nước ở các bể tự chảy. Nhưng hạn nặng, nước đầu nguồn không có khiến bể khô khốc. Dòng suối Ka Đắp nơi bà con lấy nước xưa vốn đầy ắp, nay chỉ còn lại ít ỏi giữa lòng suối. Người dân phải đào những hố bên dòng suối để lấy nước về sinh hoạt.

Tương tự  Huế: Người dân đến sông Hương giải nhiệt.

Nhiệt độ ngoài trời ở Thừa Thiên Huế một tuần nay thường xuyên trên 40 độ C, cuộc sống người dân đảo lộn. Sau bữa cơm trưa, nhiều người dân ở TP Huế ra công viên hai bờ sông Hương ngồi dưới gốc cây, bắc võng nghỉ. Một số người ngồi dưới gầm cầu Phú Xuân, cầu Trường Tiền, Dã Viên sát mặt nước sông. Đến chiều, đàn ông, trẻ con xuống sông Hương tắm giải nhiệt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, nắng nóng một tuần qua đã làm 61 hecta lúa bị khô cháy, mất trắng; 128 hecta lúa đang thiếu nước tưới. Hơn 1.000 hecta lạc ở thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền bị khô hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.