Hôm nay,  

Sài Gòn: Chợ Trời Có Chợ và Không Cần Chợ

22/04/201900:00:00(Xem: 3027)
z CHO TROI NgKiem
Một góc chợ trời trên đường Nguyễn Kiệm (Gò Vấp).

Trước 1975, chợ trời Sài Gòn gồm khu chợ Dân Sinh (Q.1) và một số chợ rải rác trên hè phố, còn chợ trời Sài Gòn ngày nay thì đa tạp vô cùng. Tuy nhiên, cũng có thể tạm chia chợ trời ra hai loại: chợ trời có chợ và chợ trời không cần chợ, theo trang web Kontumquetoi.com.

Trước tiên, phải nói mang đậm bản sắc truyền thống chợ trời Sài Gòn chính là loại chợ trời có chợ, tức chợ họp, bày bán hàng hóa ở một nơi cố định, như: khu phố, lề đường, lòng cầu, bến xe…  Đây là loại chợ có sức sống mãnh liệt, “bình an vô sự”trước sự tém dẹp, săn đuổi triền miên của công an.

Theo Kontumquetoi, nổi tiếng hàng đầu trong “trường kỳ chợ trời” là chợ trời Nhật Tảo-Lý Nam Đế, chuyên bán đồ điện tử và hàng công nghệ. Khu chợ trời này bao bọc bởi các con đường 3/2, Lý Thường Kiệt, Tân Phước, Lý Nam Đế, Lê Đại Hành và lòng chợ chính là đường Nguyễn Kim, Nhật Tảo và Vĩnh Viễn.

Khu chợ này không khác một bãi rác công nghệ toàn cầu, có thề phục vụ tất tần tật mọi nhu cầu của khách vào chợ, kể cả sửa chữa, phục hồi đồ hư hõng. Đầu chợ này thì mua bán đồ cũ và phế phẩm công nghệ, như cellphone, laptop, desktop, Ipad, màn hình tivi (kể cả mảnh thủy tinh màn hình vỡ), moteur các loại… Đầu kia lại chuyên buôn bán đồng hồ, mắt kính, máy hát, loa…

Kontumquetoi cho biết, tuy không rạch ròi nhưng chợ trời Nhật Tảo-Lý Nam Đế chia làm hai khu chính, phía Nhật Tảo-Nguyễn Kim thì chuyên bán đồ mới phi mậu dịch, chủ yếu là hàng Trung Quốc, phía Nhật Tảo-Lý Nam Đế thì chuyên đồ cũ, rác công nghệ. Trong hai khu này, tất cả các loại đều được dân chuyên nghiệp bán ra với phương châm “hàng bán đều là thứ xịn, hàng mua vô là đồ lạc-xon”.


Còn về loại chợ trời không cần chợ, thì chính phong trào mua bán qua mạng -tập trung nơi giới trẻ Sài Gòn – đã dẫn tới sự ra đời của loại này. Tất nhiên không thể gọi những web, blog thương mại… là chợ trời, nhưng do nhu cầu giới thiệu, coi hàng, thanh toán tiền mặt… mà giới mua bán qua mạng sau trao đổi qua điện thoại là đôi bên sẽ hẹn gặp nhau ngoài đường phố.

Theo Kontumquetoi , khu vực quận 1, quận 3 vốn có nhiều quán, nhà hàng dành cho dân bán hàng xách tay Mỹ, Nhật, Hàn… hoặc hàng đặt mua qua các công ty xuất nhập cảng, tiếp khách mua thuộc giới trung lưu trẻ. Dân bán chợ trời kiểu này lúc nào ăn mặc sang trọng, chưng diện toàn ‘hàng hiệu’ từ quần áo, điện thoại, xe cho đến đồ chơi công nghệ mang theo, có khi có cả đồ chơi tình dục.

Kontumquetoi  dẫn lời Q., một tay chuyên mua bán máy ảnh số, cho biết: “Tôi chỉ là thằng bán ‘len’ tức ống kính máy ảnh, nhưng lúc nào cũng phải sang trọng. Còn bạn tôi là M., nếu hắn không bận đi Thái, Hàn, Trung Quốc săn nguồn mỹ phẩm thì lúc nào hắn cũng bắt đầu ngày làm việc trong quán cà phê hạng sang và kết thúc ở nhà hàng đặc sản”.

Hiện nay, ngoài 2 loại chợ trời nêu trên, người Sài Gòn có nhu cầu thỉ có thể đến với các điểm chợ trời họp phiên vào hai ngày cuối tuần. Nổi tiếng nhất là chợ trời ‘ve chai’ của ca sĩ Cao Minh ở gần cầu Băng Ky, Q. Bình Thạnh hay chợ trời ở đường Phạm Thế Hiển, Quận 8,… Dân đi chợ trời loại này cũng thường là giới trung lưu. Còn giới bán chợ trời cứ vô chợ, bàn nào trống thì ngồi bày hàng ra, sẽ có người của chủ đến thu tiền chỗ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.