Hôm nay,  

VN Nhập Hơn 40% Thép TQ: Thép VN Bán Vô Cam Bốt, Indo

21/04/201900:00:00(Xem: 2586)
HANOI -- Nói chuyện thoát khỏi gọng kềm Trung Quốc luôn luôn là khó... Vì không chỉ là chuyện quân sự Biển Đông, mà còn là các gọng kềm kinh tế...

Đặc biệt, Trung Quốc hiện đang cung cấp hơn 40% lượng sắt thép nhập vào Việt Nam... theo bản tin Báo Thanh Niên.

Bản tin ghi rằng Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xuất cảng sắt thép các loại 3 tháng từ đầu năm 2019 đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 1,13 tỉ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Sắt thép Việt Nam xuất cảng chủ yếu sang các thị trường trong khu vực như Campuchia là 448.000 tấn, tăng 57,6%; Indonesia là 221.000 tấn, tăng 10,9%; Malaysia đạt 172.000 tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước…

Ở chiều ngược lại, cả nước đã nhập cảng nhóm hàng này 3,37 triệu tấn, trị giá 2,26 tỉ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 1,38 triệu tấn, trị giá đạt 867 triệu USD, tăng 23% về lượng, tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 438.000 tấn, trị giá 356 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và tăng 0,3% về trị giá; đứng thứ ba là Nhật Bản với 439.000 tấn, trị giá đạt 304 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 17,9% về trị giá…


Như vậy, lượng sắt thép từ Trung Quốc vẫn liên tục gia tăng và chiếm hơn 40% hàng nhập cảng vào Việt Nam.

Trong hai tháng đầu năm, giá nguyên liệu này trên thế giới đi lên không ngừng khiến các sản phẩm bán ra trong nước cũng nhiều lần lên giá. Nhưng báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam cho biết thị trường thép toàn cầu trong quý 1 vừa qua được đánh giá là tạm ổn định. Ví dụ giá quặng sắt ngày 8.4 giao dịch ở mức 92-93 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), tăng khoảng 10 USD/tấn so với đầu tháng 3.2019. Ngược lại than mỡ luyện cốc xuất cảng tại cảng Úc còn 174 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn; giá thép phế liệu nhập cảng cảng Đông Á ở mức 330-335 USD/tấn, tương đối ổn định. Hay giá phôi thép đầu tháng 4 cũng giảm khoảng 7 USD/tấn so với đầu tháng 3 vừa qua…

Như thế, các biến động từ Trung Quốc về nguồn thép, sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới kinh tế Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.