Hôm nay,  

Dân Mất Đất Dựng Lều Biểu Tình

4/4/201900:00:00(View: 2379)
HANOI -- Dân mất đất, thế là dựng lều biểu tình...

Báo Nông Nghiệp gọi tình hình đo 1là cát loạn Phú Thọ: Nông dân mất đất dựng lều, nấu cơm trước cổng trụ sở xã...

Những quyết định cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi liên tiếp của UBND tỉnh Phú Thọ cho các doanh nghiệp đang đẩy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đến bước đường cùng…

Cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở công quyền...  

Bản tin ghi rằng những băng rôn, khẩu hiệu, những tiếng trống, tiếng chiêng, những gương mặt thất thần, bức xúc vì mất đất, những bữa cơm được nấu ngay tại cổng UBND xã để đấu tranh, những tiếng nói yêu cầu đối thoại với lãnh đạo địa phương nhưng không được giải quyết... Tất cả những vấn đề này xuất hiện ở Đông Khê, một vùng quê nghèo, thuần nông kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ khai thác cát sỏi trên sông Chảy.

Đây là đợt tụ tập đông người để đấu tranh lần thứ 2 của người dân thôn 2 xã Đông Khê trước cổng UBND xã. Trước đó, từ ngày 7/2/2019, người dân mất đất cũng đã nhiều ngày dựng lều lán, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất của họ. Chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Hơn 20 người dân đại diện cho khoảng 140 hộ dân cho biết, đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng những khiếu nại, kiến nghị của họ từ nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. “Cùng bất đắc dĩ người dân chúng tôi mới phải làm thế này”, ông Phùng Văn Thiệp, người đứng đơn đại diện nhân dân trao đổi với PV NNVN về việc dựng lều, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê.

Báo Nông Nghiệp ghi rằng cánh đồng Cây Vải và Đồng Mã là một vùng bãi bồi trù phú ven sông Chảy, tự bao đời nay được ví như nồi cơm của hàng nghìn nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào những vụ trồng ngô, lúa và cây ăn quả. Kể từ khi tàu khai thác cát hoạt động, “nồi cơm” của họ liên tục bị đào múc, sạt lở, hoa màu, cây cối lần lượt bị cuốn xuống dòng sông. Những người dân xã Đông Khê dẫn chúng tôi ra đồng để chứng kiến thực trạng mà họ nói “trừ đám lợi ích đang đục khoét khúc sông này thì bất cứ ai nhìn cũng phải xót xa”.


Vụ này nhân dân trồng ngô và cây ăn quả. Một màu xanh mướt chạy dài dọc theo bãi sông, minh chứng rõ nhất về sự trù phú của cánh đồng. Nhưng thành quả người dân tạo dựng hiện đã bị mất mát khoảng gần 10ha do tình trạng sạt lở, cuốn trôi. Vết sạt lở kéo dài cả cây số, cao từ 3 - 4m và dấu tích của cây cối, hoa màu bị đổ xuống sông cứ sau mỗi ngày, mỗi giờ lại càng thêm lan rộng. Chỉ trong vòng một năm, cánh đồng này đã bị lòng sông lấn vào hàng trăm mét. Tốc độ sạt lở nhanh đến mức nhiều diện tích cây ăn quả không kịp di dời, nhiều mồ mả của người thân không kịp sơ tán. Gần 20 ngôi mộ bị đất cát vùi xuống sông, người dân huy động tìm kiếm nhiều ngày trời mới mò lại được.

Báo Nông Nghiệp ghi lời ông Đinh Công Trường (70 tuổi) lo lắng:

“Nhiều gia đình đã mất đất canh tác, cứ đà này, chỉ một thời gian ngắn nữa, đất đai, hoa màu, mồ mả cha ông chúng tôi sẽ đổ hết xuống sông. Chúng tôi đã phản ánh lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương hết lần này đến lần khác nhưng không có kết quả. Dân chúng tôi nghèo lắm, bỏ công bỏ việc để đi đấu tranh thế này không ai muốn cả, nhưng vì con cháu nên chúng tôi phải bảo vệ đất đai của mình.”

Không chỉ mất đất sản xuất, mất mồ mả, đã có người mất mạng kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Đông Khê. Bà Lý Thị Bích Ngọc có đứa con trai tên Nguyễn Văn Chiến ra bờ sông Chảy để bơi nhưng do đất ven sông bị các tàu cát hút lở, thằng bé vừa bước xuống thì đất sụt và bị rơi vào đúng hố sâu nơi tàu cát đang hút dẫn đến tử vong.

“Kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra suốt ngày đêm, chúng tôi đấu tranh, khiếu nại quá nhiều rồi, nhưng kết quả là bị chính quyền bác bỏ, xã hội đen đe dọa”, ông Phùng Văn Thiệp nói.  

Báo Nông Nghiệp kể thêm rằng trong đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng, người dân Đông Khê khẳng định, họ đã khiếu nại nhiều lần về quyết định cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ để doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn gây ra hàng loạt những hệ lụy mất đất, mất mồ mả tổ tiên và yêu cầu làm rõ “thủ phạm”, tuy nhiên, cả phía chính quyền lẫn doanh nghiệp đều có những động thái bất chấp nguyện vọng chính đáng của dân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SAIGON -- Một cặp nam nữ, có lẽ là một cặp vợ chồng, ngừng xe giữa Sài Gòn, gây lộn nhau, tạt xăng vào nhau, tự đốt cháy thê thảm... theo nhiều bản tin trong nước.
Hai chính phủ Hoa Kỳ và CSVN đã cam kết hợp tác và hỗ trợ nhau trong lãnh vực năng lượng, gồm năng lượng tái chế, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 17 tháng 4.
BÌNH DƯƠNG -- Một phụ nữ chủ tiệm tóc tại phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương đã may mắn thoát chết trong gang tấc khi bị một tên cướp trói trong nhà vệ sinh và dùng dao đâm vào bụng
HANOI/KIEN GIANG -- Có phải Chủ Tịch Nước kiêm Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã tắt thở? Hay ông Trọng đã rơi vào hôn mê? Tại sao lại chọn vào đất Kiên Giang, hang ổ của gia đình cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người nổi tiếng về tham nhũng, để rồi bệnh đột qụy
HANOI -- Chỉ có cán bộ nhà nước xã hội chủ nghĩa VN mới nghĩ ra những quy định kỳ lạ... Báo Dân Trí kể: Chính phủ đã yêu cầu bãi bỏ quy định "lợn không được ăn cây chuối"... Bản tin DT kể rằng tại buổi làm việc với các bộ
Gần đây, một số người Khmer từ tỉnh Trà Vinh đã sang xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) dựng một làng nuôi cá trê để phóng sinh. Làng có khoảng chục hộ, nuôi tổng cộng gần 30 ao cá trê, tạo lợi nhuận cho
Dọc theo nhiều con đường ở Sài Gòn, trái mận hậu miền Bắc (hay được gọi là mận Hà Nội) hiện được nhiều chủ xe đẩy rao bán khá rầm rộ. Khác với mọi năm, giá loại trái này gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo VnExpress.
HANOI -- Một thống kê báo động: Kinh tế VN tăng chậm lại trong quý 1/2019 là 6,79% trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 7,45%... và đặc biệt là số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất trong 10 năm qua...
HANOI -- Trong khi thương lái Trung Quốc ra độc chiêu mạo hóa, VN phải nghĩ kế tự vệ: Dán tem cho khoai tây Đà Lạt để tránh hàng Trung Quốc nhập nhèm. Báo Dân Trí kể rằng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng
Xưa nay, ở nhiều địa điểm khác nhau, cảnh quan thành phố Sài Gòn luôn cống hiến cho những người thích chụp ảnh, nhất là giới trẻ, những pô ảnh đẹp. Vừa qua, trang web Diadiemanuong.com đã tuyển lọc trong vùng nội thành Sài Gòn, chọn riêng ra cho các bạn trẻ một số địa điểm chụp ảnh rất thú vị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.