Hôm nay,  

Sài Gòn: Truân Chuyên Nghề Bán Vé Số Dạo

31/03/201919:26:00(Xem: 4229)
z Ban ve so 1
Gian nan bán vé số.


Bán vé số dạo không chỉ là công việc kiếm sống nhọc nhằn của người nghèo, cơ nhỡ, bởi nơi “đội quân” bán vé số, phía sau những bước chân lang thang sớm hôm là cả những câu chuyện vui buồn, rủi may và đôi khi rất kỳ thú, theo Thanh Niên online (TNO).

Bà Phương (58 tuổi, quê Phú Yên), đã hơn chục năm bán vé số cho một đại lý ở Quận 3 Sài Gòn và được ăn ở luôn tại đại lý cùng gần 20 người khác, cho biết ưu đãi về cư trú này chỉ có đối với những ai cùng quê Phú Yên với bà chủ đại lý và phải bán được nhiều vé số.

TNO dẫn thêm lời bà Phương, cho hay đại lý đã không nhận thêm ai vào ở nữa, vì đêm ai nấy phải nằm xếp lớp như cá mòi. “Chỗ nằm được chia theo lượng vé số bán ra. Người nào bán giỏi tức khoảng 250 vé trở lên/ngày thì thường được chủ đại lý ưu tiên xếp chỗ ở những vị trí thoáng mát. Người bán ít hơn tức dưới 150 vé/ngày thì bị xếp nằm gần lối đi, nhà vệ sinh hay những chỗ bức bí. Còn bán dưới 100 vé, phải đóng vô 10,000 đồng/ngày”, bà Phương kể.

Hơn thế, tại đây có quy định bất thành văn ai cũng phải tuân thủ, đó là khi ế ẩm, mỗi người chỉ được trả lại tối đa 10% tổng số vé đã nhận (nếu ngày nắng) và khoảng 20 - 30% (ngày mưa). Thời gian trả vé thường trước 2 giờ chiều.

TNO cho biết ở một đại lý vé số khác nằm cuối một con hẻm trên đường Nguyễn Trãi (Q.1), bà Hai, chủ đại lý cũng là chủ nhà, vào mùa cận Tết vừa qua, đã từ chối nhiều người xin đến “đầu quân”, bởi: “Tháng này bán rất khó. Một là thiếu vé, hai là rất đông người bán do ai cũng vô Sài Gòn kiếm tiền ăn tết. Giờ có tiền mà không có vé cũng ngồi đó ngó. Hay là bây ra khu chung cư, xin bưng bê quán ăn hoặc giúp việc nhà đi?”.

Một người đã bán vé số cho đại lý bà Hai cho biết nhà bà này được ngăn từng ô nhỏ xíu, thấp tè dành cho hơn 20 người trú ngụ, trong đó có 6 cặp vợ chồng thì được quây màn sinh hoạt trên những căn gác kín đáo. Hằng đêm, chủ đại lý trải ghế bố ngủ giữa nhà. Cách này vừa tiết kiệm diện tích ngủ nghỉ cho gia đình bà Hai, vừa giúp bà dễ quan sát người ra kẻ vô, nhất là những người bán về khuya.


z Ban ve so
Gian nan bán vé số.

TNO mô tả là từ chiều tối tới khuya, nhà bà Hai chộn rộn hẳn lên bởi những người bán vé số lục tục trở về sau một ngày rạc cẳng lang thang ngoài đường phố. Giờ cao điểm ấy thì phòng tắm kẹt cứng, một số người không kịp tắm rửa bèn sà vào bếp bưng những phần cơm được chủ nhà chia sẵn.

Thường thì khoảng 4 giờ sáng, hầu hết dân ngụ cư nhà bà Hai đều thức giấc để vội vã túa ra đường… Bán vé dạo giỏi nhất tại đây có lẽ là gia đình một người khuyết tật. Mỗi ngày, hai cha con bán miệt mài từ sáng tới khuya thường được khoảng 500 tờ vé.

TNO cho biết, với những đại lý không cho lưu trú, mỗi tờ vé số (giá 10,000 đồng) bán ra, người bán dạo hưởng 1,200 đồng. Còn ở bà Hai, người bán chỉ lời 1,000 đồng/vé. Ví dụ được bà giao 100 vé thì người bán  lời 100,000 đồng, nhưng cả ngày ngoài đường, ăn uống tiện tặn cũng hết 40,000 – 50,000 đồng.  

Hơn thế, tiếng là các đại lý như chỗ bà Hai cho ăn, ở miễn phí nhưng thực chất họ đã khấu trừ 200 đồng/vé để bù đắp các chi phí. Trung bình mỗi ngày, đại lý này phân phối khoảng 5,000 – 6,000 vé, coi như họ thu hồi được hơn 30 triệu đồng/tháng. Riêng những người đã ở đây lâu được bán trước/ trả tiền sau, còn người lạ mới vô thì chưa được ưu đãi này.

Theo TNO, còn có vài cách hợp tác “làm ăn” khác nữa trong nghề bán vé số dạo. Như có một số đầu mối (người lành lặn) hợp tác với người già, người khuyết tật bằng cách dắt hoặc đẩy xe lăn đưa họ đi bán vé số. Hai bên thỏa thuận chia chác theo ngày hoặc trả “lương” cho người già, tàn tật (khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng). Bù lại, người được dẫn dắt hầu như bị mất tự do, không được tự ý sử dụng số tiền khách cho...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.