Hôm nay,  

Công An Cấm Nhà Báo Ghi Âm?

08/04/201700:00:00(Xem: 4117)
HANOI -- Nếu siết chặt các thiết bị nghe lén, quay phim, thu âm... có nghĩa là nhà nước CSVN cũng sẽ siết chặt nghề báo và truyền thông... Nghĩa là, siết chặt việc hành nghề của các nhà báo.

Báo Dân Trí kể chuyện: Bộ Công an cho biết đã xác định ít nhất 24 cá nhân, tổ chức có hành vi công khai quảng cáo, buôn bán thiết bị và cung cấp phần mềm thực hiện giám sát tài khoản điện thoại di động, cho phép đối tượng thuê dịch vụ phần mềm để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại trái pháp luật.

Đó là thông tin vừa được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo tờ trình Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang để ghi âm, ghi hình, định vị nhằm lấy ý kiến rộng rãi của dư luận.

Theo Bộ Công an, trong những năm qua, tình hình kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị diễn ra rất phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa quốc phòng, an ninh, trật tự của đất nước.

Dân Trí ghi rằng qua công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, Bộ Công an đã phát hiện nhiều vụ, việc đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị. Điển hình là vụ Công ty Việt Hồng công khai quảng cáo sản phẩm phần mềm Ptracker và đã thực hiện giám sát hơn 14.000 tài khoản điện thoại di động, cho phép đối tượng thuê dịch vụ phần mềm Ptracker của Công ty Việt Hồng để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại trái pháp luật…

Ngoài ra, Bộ Công an đã xác định có ít nhất 24 cá nhân, tổ chức có hành vi công khai quảng cáo, buôn bán thiết bị và cung cấp các dịch vụ tương tự như Công ty Việt Hồng.

“Những người sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị được ngụy trang dưới vỏ bọc đồ vật bình thường hoặc phần mềm theo dõi được cài đặt trái phép trên các thiết bị điện tử, máy tính xâm phạm quyền bí mật riêng tư của cá nhân, hoạt động của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong xã hội”- Bộ Công an cho hay.

Chính vì thế, trong dự thảo nghị định vừa công bố lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Công an cho rằng kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình bắt buộc phải có giấy phép.

Theo đó, các hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là hoạt động kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan thẩm quyền thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng cấp.

Dân Trí viết:

“Dự thảo đề xuất 3 nhóm đối được được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an; Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân; Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.”

Trong khi đó, báo Người Lao Động báo nguy về quyền hành nghề của phóng viên sẽ bị siết:

“Một vấn đề đặt ra từ dự thảo này là việc sử dụng thiết bị ghi âm, chụp hình để tác nghiệp của nhà báo có thể sẽ bị hạn chế. Trong thực tế, nhiều phóng viên điều tra phải “nhập vai”, sử dụng camera, máy ghi âm giấu kín hoặc ngụy trang nhằm thu thập thông tin để phục vụ cho bài viết.

Bình luận về dự thảo nghị định trên, ngày 7-4, nhà báo Phan Hữu Minh - Trưởng Ban Kiểm tra, Ủy viên Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam - cho rằng Luật Báo chí 2016 (sửa đổi, bổ sung) mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 cho nên những nghị định, văn bản dưới luật không được có những quy định trái tinh thần của luật.

“Đối với phóng viên, nhà báo, hoạt động tác nghiệp trong thể loại báo chí điều tra buộc phải sử dụng các thiết bị ghi âm, chụp hình. Không ít trường hợp phải bí mật nên cần ngụy trang cho các thiết bị này. Nếu quy định chỉ có cơ quan chuyên trách mới được sử dụng thì vô hình trung đã hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí” - ông Hữu Minh nhận định.”

Báo Người Lao Động cũng ghi nhận định của luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội, về một số quy định tại dự thảo này.

Luật sư Toàn cho biết theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự, băng ghi âm, hình ảnh chỉ trở thành chứng cứ nếu nó được các tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận bằng văn bản về việc ghi âm, chụp hình. Tất cả các băng ghi âm, hình ảnh thực hiện lén đều không được sử dụng làm chứng cứ, không có giá trị trước pháp luật. Do đó, việc quy định này là không cần thiết. Đối với các cơ quan chức năng, việc sử dụng các thiết bị ngụy trang trên có tác dụng làm cơ sở để đấu tranh với tội phạm vì trở thành nguồn tin để điều tra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời đại tin học hiện đại giúp con người nhiều phương tiện truyền thông tiện lợi, đồng thời cũng tạo ra những cuộc chiến trên thế giới ảo mà có khả năng tác hại kinh hoàng trong đời thực, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có đủ sức để đương đầu với cuộc chiến ảo này, mà cụ thể là trong năm 2021 nước này đã có tới 30 vụ bí mật nhà nước bị lộ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 12 năm 2021.
Trong khi người dân khắp nơi lo sợ Covid-19 lây lan đã vội tìm kiếm các cách để đề phòng đại dịch, thì cơ quan có trách nhiệm giám sát về mặt khoa học các thuốc chích ngừa, các dụng cụ thử nghiệm Covid-19 đã gian dối và lợi dụng ngay cả tên tuổi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để trục lợi bất kể sự nguy hiểm có thể dẫn tới cái chết cho nhiều người dân vô tội, cho thấy Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản chỉ tạo ra sự phá sản nền đạo đức truyền thống của dân tộc, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021.
Hoa Kỳ đã có tân đại sứ tại Việt Nam là ông Marc Evans Knapper, người đã được Thượng Viện Mỹ chính thức chuẩn thuận là đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 18 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021.
Cơn bão rất lớn có tên Rai, hay cơn bão số 9, từ Phi Luật Tân đang tiến vào các tỉnh ven biển Miền Trung Việt Nam nhắm tới các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, mà sức gió mạnh nhất ở cấp 17 khiến cho chính quyền nhiều tỉnh Miền Trung đang dự định di tản khoảng 240,000 người để tránh bão, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 17 tháng 12 năm 2021.
Có tới hơn 10,000 người bị đường dây của Công ty Tân Tín Đạt cho vay ăn lời cắt cổ có 51 chi nhánh tại 30 tỉnh ở Việt Nam lấy tiền lên tới 1,000 tỉ đồng vn, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Nhà hoạt động ‘chống các trạm thu phí BOT đặt không đúng vị trí’ Đỗ Nam Trung đã bị tòa án tỉnh Nam Định, Miền Bắc VN kết án tù 10 năm vì tội danh “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Qua những phản ảnh về tính cách vô trách nhiệm của chính quyền đối với các công ty và cá nhân đưa người đi lao động nước ngoài mà thực chết không khác việc buôn người trong vụ 39 bộ nhân VN chết trong thùng đá lạnh của chiếc xe tải tại Anh và nhiều vụ khác, chính quyền CSVN đã bị buộc phải đưa ra các quy định mới được ban hành hôm 13 tháng 12 nhằm siết chặt lãnh vực tư đưa người đi lao động nước ngoài, chẳng hạn, bắt các công ty phải ký quỹ 2 tỉ đông tại một ngân hàng hợp pháp ở VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Nhà tù dưới chế độ CSVN đối với các tù nhân lương tâm thật là tàn nhẫn khi để cho tù nhân bị bệnh tới chết trong tù như trường hợp ông Huỳnh Hữu Đạt, 52 tuổi, đã chết trong lúc đang ở tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan đi hôm Thứ Tư, 15 tháng 12 năm 2021.
Ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm đã bị một tòa sơ thẩm kết án tổng cộng 16 năm tù giam về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” hôm 15 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Một sự kiện rất bất ngờ làm cho nhiều người VN phân vân không biết có phải Đảng CSVN muốn gửi đi một thông điệp nào đó cho TQ khi Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phút đột nhiên đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến VN và TQ vào ngăm 1979 tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên hôm 8 tháng 12 năm 2021, và ông Phúc là vị lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN đến tưởng niệm tại nghĩa trang này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.