Hôm nay,  

Hà Nội Bị Nhiều Áp Lực Đòi Mở Rộng Việc Dùng Internet

10/7/199900:00:00(View: 6628)
HANOI (SCMP) — Chính phủ CSVN đang bị các áp lực quốc tế và quốc nội để cải tiến việc sử dụng Internet, theo các chuyên gia điện toán địa phương và quốc tế. Tin này được ký giả Huw Watkin tường trình trên báo South China Morning Post hôm Thứ Tư.
Việc sử dụng Internet bị hạn chế bởi “bức tường lửa” của nhà nước, ngăn chận lối vào ít nhất 300 trang Web — trong đó 240 trang bị gọi là “tế nhị văn hóa” và 60 trang khác của người Việt hải ngoại mà nhà nước gọi là kích động nổi dậy.
Công an năm nay đã yêu cầu chính phủ trung ương ở Hà Nội cho phép các giới chức địa phương kiểm soát việc dùng Internet, cho là “các lực lượng thù nghịch” đã phóng đủ thứ thông tin “phản động” lên Internet, và rằng bí mật quốc gia đã bị tiết lộ xuyên qua đường email.
Nhưng việc nhà nước xiết chặt Internet lại có tính thương mại hơn là quan tâm chính trị, theo các quan sát viên địa phương và quốc tế.
“Bất chấp bức tường lửa, người ta vẫn có thể vào xem các trang Web dâm đãng, các báo quốc tế và ngay cả các trang chống đối CSVN,” theo lời một nhà ngoại giao quốc tế.

“Để chính đáng theo dõi và hạn chế thông tin trên Internet đòi phải có nhiều người khả năng cao và nhu liệu phức tạp - điều mà hệ thống an ninh nơi đây không có.”
Hầu hết những người dùng Internet hoặc là các cá nhân hay tổ chức nước ngoài, và bất kể sự xuất hiện của các quán cà phê Internet tại các thành phố lớn ở VN, đại đa số dân Việt vẫn chưa móc được tới đường dây điện thoại hay đầu máy điện toán.
Một quản đốc hệ thống điện toán của một tổ chức cứu trợ quốc tế nói rằng nhu liệu mà nhà nước CSVN sử dụng để ngăn chận lối vào các trang Web nguyên được dùng bởi các hãng tư để ngăn chận lạm dụng hệ thống bởi các nhân viên.
“Hãng Quốc Doanh Vietnamese Data Corporation là nơi kiểm soát duy naht mạng Internet và muốn dùng vị trí độc quyền của họ để tăng thu nhập cho Bộ Viễn Thông Bưu Chính,” theo lời ông.
Kỹ nghệ tin học VN trước giờ vẫn than phiền với nhà nước rằng cứ ngăn chận lối vào Internet thì là làm suy yếu sức phát triển.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính quyền CSVN vẫn còn rất sợ vụ Đồng Tâm sẽ bùng nổ lớn vì sự bất mãn của người dân đối với cách hành xử bạo tợn của công an nên đã ra lệnh phong tỏa tài khoản phúng điếu dịp tang lễ ông Lê Đình Kình, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 18 tháng 1.
Vụ Đồng Tâm tiếp tục được quốc tế và người dân Việt Nam trong ngoài nước đặc biệt quan tâm mà cụ thể nhất là Liên Âu đòi gặp Bộ Công An VN để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện và nhiều nhà đấu tranh tại VN đã lập “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” để tiếp tục cung cấp thông tin về việc này, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 15 và 16 tháng 1.
Vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, trong lúc gần đến ngày Tết Âm Lịch truyền thống của Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã huy động hàng ngàn quân đội, cảnh sát dã chiến, công an, dùng xe bọc thép, vũ khí sát thương tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội Việt Nam về: “vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”.
Vụ khủng hoảng ở xã Đồng Tâm chưa yên khi một Facebooker ở Cần Thơ đã bị bắt vì cho là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…,” hôm 12 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 13 tháng 1.
Bà Trần Thị Nga là nhà đấu tranh trong nước được phóng thích sang Hoa Kỳ hôm 10 tháng 1 trong lúc đang ngồi tù 9 năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay hôm Thứ Sáu.
Vụ xung đột giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền CSVN tiếp tục sôi động khi có tin mới nhất hôm 10 tháng 1 cho biết người thủ lãnh tinh thần của dân Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình đã chết trong vụ đối đầu với công an hôm 9 tháng 1, theo bản tin cập nhật của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho hay hôm 10 tháng 1.
8 người Việt Nam đã bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn tại một trang trại ở ngoại ô thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 7 tháng 1, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 9 tháng 1.
Chính quyền CSVN đang cầm tù 239 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam, theo bải tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích thuật báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hôm 6 tháng 1.
Đầu năm 2020 Việt Nam được luân phiên làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cũng giữ chức chủ tịch Khối ASEAN trong năm 2020, nhưng CSVN sẽ không dùng cơ hội này để đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 3 tháng 1.
Nhân mùa Giáng Sinh 2019, Đoàn Công tác Xã hội Nghĩa Sinh đã đến huyện Sa Thầy thuộc tỉnh Kontum để chia sẻ với bà con người dân tộc làng K’Leng và làng K’Đừ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.