Hôm nay,  

Công An Bạo Lực Với Cả Trẻ Em

09/10/201500:00:00(Xem: 2563)

HANOI -- Công an luôn luôn dùng bạo lưc quá độ: Một câu 17 tuổi đang nguy kịch tính mạng sau 2 tháng bị công an tạm giam.

Bản tin VOA kể rằng một thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau 2 tháng bị tạm giam, thêm một lời kêu cứu về tình trạng công an bạo hành vốn đã cướp đi sinh mạng của nhiều người trong thời gian gần đây.

Bản tin nói rằng em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị công an huyện bắt giam hôm 5/8 với cáo buộc trộm 2 triệu đồng của hàng xóm.

Con số 2 triệu đồng VN tương đương 9 đôla Mỹ.

Người nhà em cho hay trong suốt 2 tháng em bị giam ở trại Xa La, công an không cho phép gia đình thăm gặp mà không giải thích nguyên do.

Đến ngày 4/10, gia đình được công an gọi điện báo em đã nhập viện và hiện đang trong tình trạng hôn mê nguy kịch.

Bản tin viết rằng khi trao đổi với VOA Việt ngữ, bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của em Dư, thuật lại sự việc:

“Em cứ nằm thế, không động tĩnh gì cả. Mắt vạch ra không còn cử động gì nữa. Mắt và người đã chảy nước vàng ra, kiến bu đầy. Mấy ông ấy cứ tranh chấp nói một đằng một nẻo thôi. Họ chả chấp nhận gì cả. Hỏi như thế nào, họ toàn trốn tránh. Công an đông lắm. Họ bố trí lực lượng công an đến 4, 5 chục người. Công an họ cản trở ghê lắm. Bảo vệ với công an cứ đuổi chúng tôi. Không cho vào chăm sóc, chỉ đến giờ cho mỗi người vào một tí thăm thôi, thăm xong lại ra, chả cho chăm sóc gì cả. Không cho một người ở kế bên nuôi bệnh như các bệnh nhân khác. Bây giờ thức ăn đưa vào ống thông nhưng nó lại trào ra, mạch thì có lúc cứ đứng yên 90. Chết là chết rồi nhưng bọn này cứ tạo hiện trường giả. Hôm đầu tiên, công an ở trại Xa La đưa ra bệnh viện quận Hà Đông, gọi mẹ cháu ra. Mẹ cháu nhìn thấy cháu nằm hôn mê, họ lại bảo Cháu ngủ, chị cứ về đi, có khi mai cháu lại về trại. 2 giờ chiều hôm sau, họ lại điện nói cháu hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi ra, cháu cứ bất tỉnh, công an ngồi cạnh giường bệnh gác. Một ông bác sĩ bảo nội tạng cháu đã hỏng hết, phù nề não. Mặt thì tím thâm, bầm hết cả, hai bên đùi sưng to lắm. Từ đầu gối trở xuống thì teo lại rồi.”


Nhà hoạt động Trương Văn Dũng, người đã tìm cách vào bệnh viện tìm hiểu vụ việc của Dư, cho VOA Việt ngữ biết ông cũng bị công an ngăn trở không cho vào thăm:

“Họ ngăn cản chúng tôi đôi khi hết sức thô bạo, đấy là lực lượng sắc phục, còn lực lượng bảo vệ bệnh viện cũng đồng lõa với công an. Ngoài ra còn có lực lượng của an ninh thành phố.”

Gia đình Dư cho biết có lẽ em khó qua khỏi cơn nguy kịch này và họ cũng đã được hỏi ý về việc mổ giám định pháp y.

Gia đình nói Dư có thể là là nạn nhân mới nhất của nạn công an bạo hành, lạm quyền tại Việt Nam, vốn là một vết đen bị lên án lâu nay của thành tích nhân quyền Việt Nam.

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng nói trừ phi có áp lực mạnh mẽ từ quốc tế buộc Việt Nam phải cải thiện luật lệ nghiêm minh, sẽ tiếp tục còn nhiều người bị chết oan dưới bàn tay công an, lực lượng được mệnh danh là bảo vệ an ninh cho dân:

“Không riêng gì vụ của cháu Dư, từ trước nay có rất nhiều vụ bị công an đánh chết trong đồn. Hiện người dân không còn tin tưởng vào cơ quan công quyền nữa. Mỗi người nên góp một tiếng nói để tố cáo tội ác của họ. Cần đánh động tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế để họ có biện pháp đối với chính phủ Việt Nam hầu ngăn chặn những sự độc ác của họ đối với người dân.”

VOA cũng kể lại:

“Mới hôm 25/9, trong cuộc phỏng vấn của Vietnamnet, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, tuyên bố tuyển nhân sự vào công an để bảo vệ đảng, nhà nước, chính quyền. Phát biểu gây tranh cãi này không hề nhắc tới nhiệm vụ bảo vệ nhân dân của lực lượng mà nhà nước gọi là công an nhân dân giữa lúc nạn bạo lực trong ngành công an đang leo thang.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.