Hôm nay,  

VC Áp Lực Uyên & Kha

15/08/201300:00:00(Xem: 5957)
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư bảo vệ trong phiên phúc thẩm vào thứ sáu tuần này 16/8, theo tin từ luật sư và người nhà của bị can.

Bản tin VOA nhắc rằng, tại phiên sơ thẩm hôm 16/5 ở Long An, hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì rải truyền đơn kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPSG, bị 6 năm tù. Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An bị 8 năm tù.

Cả hai bị cáo buộc xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng-nhà nước.

Tuy nhiên, VOA ghi nhận, chỉ ba ngày trước khi phiên phúc thẩm của Uyên và Kha dự kiến diễn ra, hôm 13/8, đại diện pháp lý của cả Uyên và Kha đã chính thức nhận được thư từ chối của bị can Đinh Nguyên Kha.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, cho biết:

“Tôi không nhận được trọn vẹn đơn của em Kha, nhưng tòa phúc thẩm có trích đoạn. Trong đó nội dung em Kha nói tại phiên sơ thẩm, quan điểm của luật sư có thể làm ảnh hưởng xấu đến Kha, do đó em Kha có đơn xin thôi, không nhờ luật sư. Có một đoạn ngắn gọn vậy thôi.”

Luật sư Lương nói trong cuộc thăm gặp với Phương Uyên tại trại giam hôm 6/8 vừa qua, Uyên cho biết cô cũng nhận được đề nghị tương tự từ giới hữu trách, nhưng cô chưa hồi đáp.

“Uyên có nói với tôi rằng Uyên biết là Kha đã từ chối luật sư. Riêng phần Uyên, Uyên nói đã trả lời với cán bộ là để em suy nghĩ và sẽ trả lời sau.”

Luật sư Lương nói ông không ngạc nhiên trước quyết định giờ chót của Nguyên Kha và ông hy vọng quyết định này sẽ giúp thay đổi bản án của Kha trong phiên phúc thẩm tới đây. Còn với bản án của Phương Uyên, ông cho rằng:

“Đối với trường hợp em Uyên, nếu như vậy thì tôi không có kỳ vọng hay phấn khởi về vấn đề sẽ có thay đổi án. Đó là nhận xét bằng kinh nghiệm của tôi.”

Luật sư Lương đồng ý với nhận xét của giới quan sát rằng các vụ án chính trị tại Việt Nam kết quả thường phụ thuộc vào thái độ “nhận tội” và “hợp tác” của bị can, chứ không phải dựa trên cơ sở khoa học pháp lý hay chứng cứ hành vi phạm tội.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương:

“Án về xâm phạm an ninh quốc gia hay nói một cách phổ thông là án chính trị đương nhiên sẽ không bình thường với những vụ án khác. Cách hành xử của nhà nước và số phận pháp lý của bị cáo có nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nó tương quan với nhau và phụ thuộc nhiều tình huống.”

Thân nhân Đinh Nguyên Kha cho rằng quyết định từ chối luật sư vào giờ chót của Kha xuất phát từ nhiều áp lực.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Nguyên Kha:

“Mình cũng không biết nó có bị áp lực gì không. Áp lực từ gia đình, áp lực từ việc anh Uy của nó (đã bị bắt). Đủ thứ hết. Tôi thấy thương nó quá. Sáng giờ tôi khóc đến lên cơn hạ áp huyết luôn. Nó một thân một mình ở trong đó, không được gặp gia đình. Lần trước nó nghe mướn luật sư, chắc nó cũng sợ gia đình tốn tiền. Trước phiên sơ thẩm 1 ngày, có gặp nó, nó biết ba mẹ ở nhà bệnh hoạn, chị thì mới ly dị không có tiền bạc.”

Về kỳ vọng trong phiên phúc thẩm sắp tới, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên nói:

“Hiện tại Uyên đang chịu một áp lực khá lớn, phải nói là rất lớn, ở bên trong. Cho nên, đối với phiên phúc thẩm này, thật sự không có kỳ vọng gì hết. Vì qua phiên sơ thẩm, tôi đã chứng kiến một phiên tòa hết sức là gây sốc. Họ nói đó là phiên tòa công khai, nhưng thực chất là kể cả bố đẻ của Uyên cũng không được vào phòng xử án, và tất cả những tình tiết diễn ra trước tòa sơ thẩm, thật sự gia đình không có hy vọng và kỳ vọng gì hết trong phiên phúc thẩm tới.”

VOA cũng ghi nhận:

“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói: “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam. Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”

Tại phiên sơ thẩm, Kha và Uyên thừa nhận hành vi của mình, nhưng không nhìn nhận vi phạm điều 88. Cả hai đều khẳng định không có mục đích chống nhà nước Việt Nam mà chỉ nhằm xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.