Hôm nay,  

Mì Gói Gốc Ngoại Sản Xuất Trong Nước Chiếm Ưu Thế Lớn

19/05/201300:00:00(Xem: 8457)
SAIGON -- Xưa nay, mì ăn liền vốn là món ăn rất phổ biến đối với đại đa số người Việt. Ngày trước thì chỉ một dạng mì gói, ngày nay có thêm dạng mì ly, mì tô…, mì ăn liền không chỉ phổ biến ở quán vỉa hè, quán điểm tâm, mà còn len lỏi vào thực đơn nhà hàng, thậm chí nhiều đại lý internet cũng bán thêm “mì gói nước sôi”. Nhiều người còn có thói quen tích trữ mì gói để phòng khi cần kíp.

Theo một bài viết trên báo Thanh Niên, Hiệp hội Mì ăn liền thế giới đã công bố trong năm 2012 VN xếp thứ 4 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với sản lượng gần 5,1 tỉ gói/ly. Tính bình quân thì mỗi người VN ăn 57 gói/ly trong một năm.

Thống kê trên phản ánh khá đúng thị trường mì ăn liền trong nước. Chỉ ghi nhận tại các siêu thị, cũng luôn bày bán đến hàng trăm chủng loại, từ mì gói đến mì ly, mì tô, giá cả cũng đa dạng, từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn đồng/gói hoặc ly… Đại diện hệ thống siêu thị BigC cho biết có tổng cộng khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền đang có mặt tại siêu thị, giá thấp nhất 2,900 đồng/gói và cao nhất 30,300 đồng/tô. Ngoài các loại mì sản xuất tại VN, thị trường còn kinh doanh nhiều loại mì nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc.
vb_instant_noodle_mi_goi
Trên thị trường có khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền vừa nội vừa ngoại, chia thành hàng trăm chủng loại khác nhau. (Photo VB)

Báo Thanh Niên cho biết theo thống kê Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, dù thị trường có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất nhưng chủ yếu tập trung vào các "ông lớn": đang dẫn đầu là các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản, mặt hàng chủ lực là mì Hảo Hảo và mì Kim Chi heo/tôm) với khoảng 50% thị phần; thứ hai là Asia Foods (nổi tiếng với mì Gấu Đỏ) chiếm hơn 20% thị phần và thứ ba là Masan (nổi tiếng có nhãn mì Omachi). Thị phần rất nhỏ còn lại chia đều cho các doanh nghiệp cả mới lẫn cũ, trong nước và nước ngoài. Trong số đó, nổi trội và có tiềm năng là các doanh nghiệp: Saigon VeWon (gốc Đài Loan, sản xuất tại VN có mì A One khá nổi tiếng) và 2 doanh nghiệp nội là Miliket và Vifon (nổi tiếng từ khá lâu với nhãn mì Gà Tím).

Báo Thanh Niên ghi nhận là sức hút của thị trường mì ăn liền là điều tất yếu khi doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này liên tục tăng 10-30% mỗi năm. Cụ thể, năm 2011, doanh thu của Acecook tăng 30%. Thương hiệu mì Shin Ramyun của Công ty Nong Shim (Hàn Quốc) tăng từ 27-35% mỗi năm, kể từ năm 2005 đến nay. Đó là lý do mặc dù trong nước đã có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền nhưng mỗi năm đều xuất hiện thêm nhà đầu tư mới, trong số đó có cả giới chủ VN.

Như báo Thanh Niên đưa tin, nếu không có gì thay đổi, vào tháng 6 tới, mì ăn liền Kinh Đô sẽ có mặt trên thị trường. Ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Kinh Đô, phân tích: “Do ra sau nên Kinh Đô sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ tầm cỡ, mà sẽ nhắm vào những phân khúc nhỏ hơn. Hiện nay, thị trường mì gói tại miền Nam trị giá khoảng 2 tỉ USD/năm, do vậy Kinh Đô vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.